K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2020

1Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

2

Đoạn thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc khung cảnh của  con thuyền trở về sau 1 ngày lênh đênh trên biển. Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.  Món quà của biển cả mới thật đẹp làm sao!Người ra biển và người đón thuyền đều chỉ có một ước mong: "nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe" .Còn gì vui hơn biển êm, sóng lặng không có phong ba bão tố, không có hiểm nguy giữa trùng dương. Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ. Nổi bật lên giữa khung cảnh người người, nhà nhà đang tấp nập, nhộn nhịp thu hoạch cá là hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của những thân hình vạm vỡ, cường tráng quanh năm bôn ba vật lộn với đại dương bao la. Những thân hình ấy thấm đẫm những hơi thở, nhịp sóng và vị mặn nồng của muối biển.Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã khiến hình ảnh con thuyền đã trở nên có hồn hơn bao giờ hết.   Phải chăng con thuyền cũng như con người, tuy mệt mỏi nhưng lại ngập tràn niềm vui sau một ngày bội thu? Với một giọng điệu khỏe khoắn, với những hình ảnh sinh động cùng với sự kết hợp hài hòa, độc đáo những biện pháp nghệ thuật như: , ẩn dụ, nhân hóa,  Tế Hanh đã tạo nên một bức tranh quê hương rất mới mẻ và tươi tắn.

chúc bạn học tốt

24 tháng 3 2020

cảm ơn bạn r nhiều

16 tháng 3 2022

hình như lỗi câu hỏi rồi bn ơi

18 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh 

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 +4) 

TB: 

''Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ'' 

+ Sau một đêm dài các tàu cá ra khơi và là một đêm thấm mệt của ngư dân thì họ trở về bến đỗ, cảnh thuyền về tạo nên một khung cảnh náo nhiệt, vui vẻ. 

''Khắp dân làng tấp nập đón ghe về'' 

+ Những người ở lại vui mừng đón những người ra khơi trở về nhà với sự vui mừng sau một đêm đánh bắt được nhiều cá. 

''Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe'' 

+ Câu nói thầm cảm ơn của ngư dân với trời đã cho thời tiết mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân yên tâm ra khơi, cho mẻ cá bội thu. 

''Những con cá tươi ngon thân bạc trắng'' 

+ Rất nhiều loài cá được đánh bắt với vẻ ngoài tươi ngon, mang hương vị đặc trưng của biển cả. 

''Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng'' 

+ Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn của những người dân chài. Họ vất vả sóng gió nên làn da cũng bị nắng gió làm cho thấm đẫm hương vị biển khơi. 

''Cả thân hình nồng thở vị xa xăm'' 

+ Thân hình của người dân làng chài từ tay, chân, ánh mắt... đều mang hương vị của biển khơi thấm nhuần. ''Vị xa xăm'' cho thấy sự xa xôi của ánh mắt người dân khi hướng ra biển khơi.  

''Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm'' 

+ Bptt nhân hóa được sử dụng để nhấn mạnh vào việc chiếc thuyền cũng cảm thấy mệt mỏi sau một đêm dài làm việc vất vả. 

''Nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ'' 

+ Tác giả đã khéo léo sử dụng bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy chiếc thuyền cũng đang cảm nhận rõ từng hành động đang chuyển động trong mình. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Tế Hanh 

Đánh giá của em về 2 khổ thơ? 

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_ 

Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Những tính từ "ồn ào", "tấp nập" toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy "những con cá tươi ngon thân bạc trắng". Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.
Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh "làn da ngắm rám nắng" hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn "Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" - Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông "nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như "mảnh hồn làng" trên "cánh buồm giương"... Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến..."

HOK TỐT

16 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Nhà thơ Tế Hanh có tên thật là Trần Tế Hanh, quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ tháng 8-1945 và trải qua các công tác văn hoá, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng. Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông để lại nhiều tập thơ có giá trị như: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948). Phong cách thơ Tế hanh là một tâm hồn thơ thuần hậu, mộc mạc với những người dân quê chân thật, chất phác. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng quê Việt Nam. Bài thơ Quê hương là tiếng nói, tiếng lòng của một người con xa quê đối với quê hương làng chài của mình. Trong bức tranh ấy, làng chài ven biển hiện lên tươi sáng, đẹp đẽ, sống động với những người dân lao động khỏe khoắn và vui tươi trong việc của mình cũng như tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương mình. Trong đó, khổ thơ thứ ba là khung cảnh đông vui, tấp nập mà người dân trở về sau ngày đánh cá trên biển

Hai câu thơ đầu "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ /Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" chính là hình ảnh của đoàn thuyền trở về sau ngày dài đánh cá trên biển. Ta có thấy được không khí vui tươi, tấp nập, và những thanh âm của sự trù phú, ấm no của một làng chài ven biển. Những từ láy "ồn ào, tấp nập" được tác giả sử dụng tài tình để diễn tả không khí ấm no, trù phú đó của làng chài. Trong không khí chung đó, chúng ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng thầm cảm ơn của những ngư dân về một buổi đánh cá thuận lợi "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe". Họ biết ơn biển cả, họ biết ơn mẹ thiên nhiên đã cho họ một ngày đi đánh lưới thuận lợi, đem về những mẻ cá nặng trĩu tay với những con cá tươi ngon.

Trên nền cảnh, hình ảnh những người dân lao động hiện lên vô cùng đẹp và chân thực "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đó là những người lao động với làn da rám nắng khỏe mạnh. Đặc biệt là hình ảnh "nồng thở vị xa xăm" là hình ảnh đẹp. Phải chăng đó là hơi thở của biển cả, của những vất vả thăng trầm mà họ đã trải qua cũng như tình yêu của họ để họ bám biển và lao động hàng ngày. Đặc sắc hơn, hình ảnh con thuyền cũng trở nên vô cùng sinh động như một con người nhờ biện pháp nhân hóa "im, mỏi, nằm". Nó như một thực thể sống, đang nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi dài. Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Nghe chất muối". Đây là chi tiết đặc sắc vì bình thường muối được cảm nhận bằng vị giác nhưng ở đây tác giả cảm nhận bằng thính giác. Điều này làm cho bài thơ càng trở nên sinh động và thú vị hơn

Đoạn thơ cho thấy tình yêu của tác giả đối với quê hương, đối với làng quê của mình. Khung cảnh tấp nập đó đã cho thấy một tình yêu và niềm tin của tác giả về sự ấm no, trù phú đến muôn đời của làng quê mình, nơi sinh ra những con người yêu lao động

16 tháng 4 2021

Là khung cảnh ồn ào nhộn nhịp, những con cá tươi ngon chứa đầy ghe, đó là thành quả sau 1 ngày làm việc vất vả

Hình ảnh người dân chài lưới với làn da ngăm rám nắng vô cùng sáng tạo, thú zị, gợi cảm ahihi

8 tháng 3 2022

giúp mình vs ạ

 

21 tháng 9 2017

Đáp án

Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”

(Quê hương – Tế Hanh)

a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (1đ)

b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)

HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau:

   - Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ)

   - Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ)

   - Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ)

   - Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ)

→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.