Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thực dân Pháp đã đưa ông ra Bắc đi đày và quản thúc tại Bản Giẳng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, nơi “ngã ba biên giới” Việt Nam - Lào - Trung Quốc, nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”. Sau đó, khi quân đội ta tiến lên giải phóng Tây Bắc thì chúng đưa ông về giam ở Sơn Tây.
- Sai thì choii
* Chọn phương án trả lời đúng nhất - (mỗi ý đúng 0,25 điểm).
Câu 1. Công trình kiến trúc nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII là
A. tượng Phật Bà Quan Âm (Bắc Ninh).B. chùa Tây Phương (Hà Nội).C. chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế).D. Khuê văn các (Hà Nội).
Câu 2. Kinh đô nước ta dưới triều Nguyễn đặt ở
A. Hà Nội.B. Sài Gòn.C. Phú Xuân (Huế).D. Đà Nẵng.
Câu 3. Tên một làng tranh dân gian nổi tiếng thế kỉ XIX là:
A. Bát Tràng B. Đông Hồ C. Đình Bảng D. Thăng Long
Câu 4. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn là
A. lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
B. bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
C. nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm.
D. sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.
Câu 5. Sau khi chiến thắng ngoại xâm, Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở đâu?
A. Phú Xuân. B. Thăng Long.C. Bình Định.D. Thanh Hóa
.Câu 6. Việc làm nào không phải của nhà Nguyễn sau khi được thành lập?
A. Ban hành bộ luật Hồng Đức.
B. Ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).
C. Xây dựng thành trì ở kinh đô, nhà vua trực tiếp điều hành công việc.
D. Xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế thống nhất
Câu 7. Thời kì nào nước ta bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ?
A. Thời kì nhà Đinh.B. Thời kì nhà Ngô.C. Thời kì nhà Lý.D. Thời kì nhà Trần.
Câu 8. Thời Lê sơ là thời kì nào trong lịch sử nước ta?
A. Thời kì Lê Hoàn và Lê Long Đỉnh lên làm vua (980 - 1009).
B. Thời kì Lê Lợi lên ngôi vua (1428 - 1527).
C. Thời kì Mạc Đăng Dung lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
D. Thời kì Trịnh Tùng giúp nhà Lê diệt nhà Mạc, khôi phục vương triều Lê.
Câu 9: Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?
A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Câu 10: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?
A. Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.
B. Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
C. Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.
D. Được nhà Tống giúp đỡ.
Câu 1. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định chủ quyền dân tộc
.B. Phô trương thanh thế.
C. Muốn lên ngôi từ lâu
.D. Uy hiếp địch.
Câu 12. Cách đánh giặc của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến có điểm gì giống nhau
?A. Tổng tiến công ngay từ đầu.
B. Dụ địch ra hàng.
C. "vườn không nhà trống” đẩy giặc vào thế bị động
.D. Phòng thủ biên giới vững chắc.
-Bộ máy nhà nước thời Trần giống bộ máy nhà nước thời Lý nhưng được tổ chức chặc chẻ hơn, thực hiện chế độ Thái thượng hoàng
- Pháp luật thời Trần giống pháp luật thời lý:bảo vệ vua, vương triều, bảo vệ tài sản của công và nhân dân. Cấm giết mổ trâu bò, cấm buôn bán nộ lệ, hoàng nam.
Pháp luật thời trần có thêm nét mới: Xác nhận việc tư hữu tài sản, quy định việc mua bán ruộng đất.
- Giáo dục ở thời này chưa phát triển.
- Nhà sư được học tập nên biết chữ Hán.
- Nhiều nhà sư có tài giúp vua ngoại giao với nhà Tống.
- Đạo Phật ở thời này rất phát triển.
Tham khảo:
Bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ có những điểm gì mới và tiến bộ hơn so với thời Lý - Trần ?
Thời Lý - Trần | Thời Lê sơ |
- Bảo vệ quyền lợi tư hữu, giai cấp thống trị - Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ | - Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế. - Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ. - Hạn chế phát triển nô tì. - Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn bộ luật trước đó. |
Ngày 01 tháng 12 năm 1947, Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến chính thức phát sóng tại kênh Quận vùng Đồng Tháp Mười, nay thuộc xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Đài được xem là công cụ sắc bén của Đảng để lãnh đạo, tuyên truyền cổ vũ đồng bào Nam bộ đứng lên chống quân xâm lược. Trong mưa bom bão đạn, dù phải di dời 10 lần, đổi tên 2 lần, đài vẫn chiến đấu ngoan cường, liên tục hoàn thành nhiệm vụ lịch sử trong 7 năm phát sóng.
Trong những năm từ 1947 đến 1950, Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến đã đóng cơ quan tại kênh 7 và kênh 9 xã Biển Bạch, nay là xã Tân Bằng, huyện Thới Bình. Tuy phải di chuyển liên tục, nhưng nhờ sự đùm bọc, cưu mang của chính quyền địa phương và nhân dân, đài vẫn đảm bảo an toàn phát sóng khi bị địch ném bom bắn phá.
Tiếng nói của chính nghĩa
Ngay sau khi Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, Đài Phát thanh Giải phóng cũng chính thức ra đời và ban đầu định đặt trụ sở tại vùng Lò Gò - Bến Tà Nốt, đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông (Tây Ninh). Tuy nhiên, do địch sử dụng con đường sát căn cứ với âm mưu chia cắt vùng giải phóng, Mặt trận Trung ương đã quyết định chuyển trụ sở đài vào vùng Mã Đà, chiến khu Đ (Đồng Nai).
Ông Ba Nhi (tên thật là Huỳnh Minh Lý), nguyên Phó Giám đốc Đài Phát thanh Giải phóng, là một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên của Đài. Những ngày đầu tháng 4-1975, ông được chỉ thị tổ chức một đoàn gồm biên tập và kỹ thuật, đi trên hai xe gắn máy xuống T4 (khu Sài Gòn - Gia Định) tới phục ở Dầu Tiếng, chờ lệnh vào tiếp quản Sài Gòn. Đoàn đã chạy suốt ngày đêm, vượt qua các rừng cao su nhưng ra đến lộ lớn, xe phải chạy chậm lại vì từng đoạn, địch lại đắp mô đất làm chướng ngại vật, chỉ chừa cho đủ một chiếc xe qua… "Khi vào đến Sài Gòn, đoàn chúng tôi được lệnh tiếp quản Đài Phát thanh Quán Tre. Đến nơi, tôi thấy máy móc còn nguyên vẹn, chỉ có ăng-ten bị mảnh pháo làm hư hỏng… Đài đã phát sóng bản tin thắng trận đầu tiên truyền đi từ Sài Gòn, với cả ba lực lượng, gồm: Đài Giải phóng, Đài CP.90, công nhân chế độ cũ trở về với cách mạng".
Về sự kiện này, trong hồi ký, bà Hoàng Hà, nguyên Phó Giám đốc Đài Phát thanh Giải phóng thuật lại: "Lúc 12 giờ 7 phút ngày 30-4-1975, Đài Giải phóng tuyên bố: Sài Gòn đang chứng kiến những giờ phút vinh quang. Người đọc là cô phát thanh viên Thanh Liêm, có thâm niên 13 năm xướng ngôn, đánh máy, tải gạo; tên thật là Vương Thị Hải, nữ sinh Sài Gòn, đi kháng chiến". Còn ông Nguyễn Thành, nguyên Giám đốc Đài A đã ghi lại cảm xúc thật khó tả của mình lúc đó: "Ai ai cũng biểu lộ quyết tâm góp phần xứng đáng của mình vào trận cuối cùng này… Tin chiến thắng bay về tới tấp, kèm theo là những phóng sự nóng hổi của các phóng viên chiến trường gửi về".
Đại tá Nguyễn Viết Tá, phụ trách Ban biên tập phát thanh Quân Giải phóng miền Nam, không thể quên vinh dự lớn của ông khi tham gia viết "Thông cáo cuối cùng" mang danh của Bộ Chỉ huy Mặt trận Sài Gòn vào ngày 26-4-1975. "Tôi viết đến đâu, anh Nguyễn Văn Tòng, lúc đó là Cục phó Cục Chính trị Miền, sửa đến đó ngay trong đêm để sáng hôm sau thông qua Bộ Chỉ huy chiến dịch, kịp phát trên Đài Phát thanh Giải phóng, động viên kịp thời toàn dân ta xốc tới giành toàn thắng trên mặt trận Sài Gòn".
Đêm cuối của ngụy quyền Sài Gòn
Theo kế hoạch, sáng sớm ngày 26-4-1975, tại một địa điểm chỉ cách Sài Gòn chưa đầy 100km, một đoàn tiền phương của Đài Phát thanh Giải phóng, gồm 36 người, được Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam giao khẩn trương tiến vào Sài Gòn. Ban chỉ huy đoàn do ông Thanh Nho (Phó Giám đốc Đài) làm trưởng đoàn, cùng với ông Ba Nhi phụ trách kỹ thuật và lực lượng hậu cần, nội chính.
Theo ông Nguyễn Hữu Phước, việc tiếp quản diễn ra thần tốc. Theo chân mũi tiến công thần tốc vào Sài Gòn, một binh chủng đặc biệt, được phân công nhiệm vụ dập tắt tiếng nói của ngụy quyền Sài Gòn... Không nằm ngoài kế hoạch, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên tiếng từ chức thì Đài Phát thanh Giải phóng đã phát đi bản tin đanh thép đặt thời hạn bắt buộc các nhân viên tình báo và cố vấn quân sự Mỹ phải lập tức rời khỏi Sài Gòn. Ngày 28-4, Đài Phát thanh Giải phóng tiếp tục phát đi tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, buộc chính quyền Sài Gòn phải chấp nhận yêu sách của ta đề ra. Cũng buổi chiều hôm ấy, trong một phát biểu ngắn gọn tại lễ nhậm chức, Tổng thống Dương Văn Minh đã đưa ra đề nghị ngừng bắn tức khắc và mở lại hội nghị hòa bình trong khuôn khổ Hiệp định Paris. Đây là thời điểm không có nguồn thông tin nào kịp thời, nhạy bén hơn làn sóng phát thanh.
Đến sáng 30-4, Quân Giải phóng bắt đầu vượt qua cầu Sài Gòn vào đến Tân Cảng, trước đó không lâu người Mỹ cuối cùng lao vào khoang trực thăng cất cánh từ nóc Tòa Đại sứ Mỹ rút khỏi Việt Nam. Đến 9h30 sáng hôm ấy, người ta nghe thấy trên Đài Phát thanh Giải phóng phát đi liên tục tuyên bố đơn phương của Tổng thống Dương Văn Minh đề nghị ngừng bắn và chờ cách mạng vào để bàn giao chính quyền. Trong khoảng thời gian này, Đoàn tiền phương tiếp quản đài phát thanh chỉ cách Sài Gòn không bao xa nhưng phải di chuyển rất chậm, nhích từng bước từ Trảng Bàng, Củ Chi, Hóc Môn đến Ngã tư Bảy Hiền vì những dòng người đổ ra đường hết đợt này đến đợt khác vẫy tay, vẫy cờ chào mừng. "Mấy tiếng đồng hồ sau, chúng tôi mới về đến được Đài Phát thanh Sài Gòn" - ông Nguyễn Hữu Phước thuật lại.
10h45 ngày 30-4, xe tăng mang số hiệu 843 húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập và bị kẹt tại đó. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận, chỉ huy xe 843 - nhảy xuống xe, cầm cờ chạy bộ vào. Xe tăng 390 dưới quyền chỉ huy của Vũ Đăng Toàn húc tung cánh cửa chính của dinh. 11h30, Trung úy Quân đội nhân dân Việt Nam Bùi Quang Thận đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cùng lúc này, Đại úy, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Phạm Xuân Thệ cùng lực lượng đột kích thọc sâu của Quân đoàn 2 và biệt động thành Sài Gòn tiến vào Dinh Độc Lập bắt Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là ông Dương Văn Minh cùng toàn bộ những nhân vật chủ chốt của nội các chính quyền Sài Gòn. Khoảng 12h, tại Đài Phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đã đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Thay mặt các đơn vị Quân giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập, Trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời tiếp nhận đầu hàng.
Khoảng 20h, là giờ phút lịch sử đáng ghi nhớ nhất. Từ đài phát thanh vang lên nhạc hiệu mở đầu "Giải phóng miền Nam" và giọng đọc trang trọng của phát thanh viên gửi đến toàn thể đồng bào, chiến sĩ: "Đây là Đài Phát thanh Sài Gòn, phát từ thành phố Sài Gòn". Sau đó là những thông báo đầu tiên của chính quyền cách mạng về các chính sách đối với vùng giải phóng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cùng các thông tin người dân xuống đường chào đón cách mạng và kỷ niệm ngày trọng đại: Bắc - Nam sum họp một nhà…
Chương trình phát thanh cuối cùng của Đài Giải phóng tạm biệt khán giả diễn ra vào đêm 31-8-1976 và hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình sau 14 năm 7 tháng hoạt động gian khổ. Đài được sáp nhập với Đài Tiếng nói Việt Nam, sau đó một số lại được tách ra thành lập Đài Tiếng nói nhân dân TP Hồ Chí Minh ngày nay.
- Điểm giống nhau về quân đội nhà Trần và nhà Lý
Giống nhau:
Gồm 2 bộ phận :cấm quân và quân địa phương
Tuyển dụng theo chính sách "ngụ binh ư nông"
Khác nhau:
Nhà Lý: khi chiến tranh cơ quan của các vương hầu
Nhà Trần: Tuyển dụng theo chủ trương "quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông"
Đặc điểm "Ngụ binh ư nông": cho binh lính thay phiên nhau về làm ruộng ở làng xã lúc thời bình. lúc có chiến tranh, sẽ huy động tất ca đi chiến đấu
- Em có nhận xét gì về tổ chức hệ thống quan lại thời Trần và thời Lý
* Giống nhau :
- Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (Mọi quyền hành nằm trong tay vua)
- Giúp việc cho vua có các quan, đại thần, quan văn võ
* Khác nhau :
- Thời nhà Trần :
+ Có chức Thái Thượng Hoàng
+ Đặt thêm một số cơ quan như Quốc Sử Viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ
+ Cả nước chia thành 12 lộ
- Thời Lý : Không có những cơ quan đó
Tối ngày 19/3/1950, LS Nguyễn Hữu Thọ bị bắt giam vào khám Lớn. Ngày 27/3/1950, nhà cầm quyền đưa ông ra xét xử. Các luật sư nổi tiếng đã biện hộ cho ông. Tòa tuyên bố trả tự do tạm cho LS Nguyễn Hữu Thọ sau khi đóng 5.000 đồng thế chân. Địch ra lệnh đóng cửa các tờ báo có cảm tình với phái đoàn đại biểu các giới Thần chung, Tâm điểm, Ánh sáng… Phái đoàn đại biểu các giới in truyền đơn vạch rõ thủ đoạn của địch, vì LS Nguyễn Hữu Thọ cùng ký tên vào truyền đơn với những người khác, nên địch vin vào cớ này để bắt ông ngày 13/4/1950 và giam vào Khám Lớn.
Đến năm 1952, khi bộ đội ta tiến lên giải phóng Tây Bắc, chính quyền thực dân đưa Luật sư Nguyễn Hữu Thọ về giam ở Sơn Tây. Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của Đoàn Luật sư Sài Gòn - Chợ Lớn và giới nhân sĩ, trí thức trong cả nước, tháng 11-1952, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được trả tự do.
Trở về Sài Gòn, mở lại văn phòng luật và tiếp tục đấu tranh với kẻ thù, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ tham gia tổ chức nhiều hoạt động đấu tranh cách mạng đòi dân sinh, dân chủ. Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng to lớn của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, ngày 15-11-1954, chính quyền Sài Gòn lại bắt giam và lưu đày ông ra miền núi Củng Sơn, Tuy Hòa, Phú Yên. Ông bị giam lỏng ở đây gần 7 năm, cho đến khi được lực lượng vũ trang của Khu ủy Khu V giải thoát. Tại Đại hội lần thứ nhất (tháng 2-1962) Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 3-1964, Đại hội lần thứ hai Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã bầu Luật sư làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Đến tháng 6-1969, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ được cử làm Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Bằng uy tín và tài năng, Luật sư, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã lãnh đạo quân và dân miền Nam giành nhiều thắng lợi to lớn, góp phần hoàn thành sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Sau khi thống nhất đất nước, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ được nhân dân bầu làm đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII và được Quốc hội tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 6-1976), Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 4-1980), Chủ tịch Quốc hội và Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tháng 7-1981). Tại Đại hội thống nhất các tổ chức Mặt trận (họp từ ngày 31-1 đến ngày 4-2-1977), Luật sư được bầu làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tháng 11-1988, Luật sư được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tháng 8-1994, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã suy tôn Luật sư làm Chủ tịch danh dự Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Với các cương vị của mình, Luật sư, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết tìm hiểu thực trạng, tháo gỡ khó khăn trong công tác Mặt trận, đề xuất với Đảng và Nhà nước những cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm vun đắp, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, mở rộng và phát huy vai trò Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nhưng không lâu sau đó, ngày 13-4-1950, Pháp lại bắt giam ông vì tội “phát tán truyền đơn bất hợp pháp”. Đồng bào cả nước một lần nữa lại đứng lên đấu tranh đòi trả tự do cho ông (lúc này, ông đã được bí mật kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương).
Thực dân Pháp đã đưa ông ra Bắc đi đày và quản thúc tại Bản Giẳng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, nơi “ngã ba biên giới” Việt Nam - Lào - Trung Quốc, nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”. Sau đó, khi quân đội ta tiến lên giải phóng Tây Bắc thì chúng đưa ông về giam ở Sơn Tây.
Trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của Đoàn luật sư và nhân sỹ, trí thức yêu nước ở Sài Gòn- Gia Định, tháng 11-1952, ông được trả tự do và trở về Sài Gòn, mở lại văn phòng luật sư, tiếp tục đấu tranh với kẻ thù ngay tại sào huyệt của chúng.
Để ngăn chặn ảnh hưởng to lớn của ông, ngày 15-11-1954, chính quyền bù nhìn Sài Gòn đã bắt giam và lưu đày ông gần 7 năm ở Tuy Hòa và miền núi Củng Sơn, tỉnh Phú Yên.
Nguyễn Hữu Thọ là một trí thức yêu nước tiêu biểu, nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng trong nước và trên thế giới, một luật sư tài năng, đầy uy tín, một nhân cách lớn, một ngọn cờ tập hợp các tầng lớp nhân dân, có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước như: Chủ tịch Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 2-1962), Chủ tịch Hội đồng cố vấn của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam (tháng 6-1969), Phó chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1976). Sau khi Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng qua đời, ông giữ chức vụ Quyền Chủ tịch nước (từ tháng 4-1980 đến tháng 7-1981). Sau đó ông giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội (1981-1987), Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ tháng 11-1988 đến tháng 8-1994), Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa VII và VIII (từ 1981 đến 1992), Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (từ tháng 8-1994 đến tháng 12-1996).
Với những công lao đóng góp to lớn như vậy, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng - huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Ông cũng được Nhà nước Liên xô (trước đây) tặng Giải thưởng Lê-nin và Huân chương Hữu nghị “Vì sự nghiệp củng cố hòa bình giữa các dân tộc”, Nhà nước Cu ba tặng Huân chương “Đoàn kết - Chiến đấu”, Nhà nước Bungari tặng Giải thưởng Đimitrốp, Hội đồng Hòa bình thế giới tặng Huân chương Giô-li-ô Qui-ri (Joliot Cuire).
Đánh giá về cuộc đời hoạt động, công lao và sự cống hiến của ông - nhà trí thức yêu nước tiêu biểu, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đã đúc kết: “Nguyễn Hữu Thọ - người con tận trung với nước, tận hiếu với dân”.