Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quá trình thoát hơi nước làm thất thoát một lượng nước lớn nhưng cây vẫn cần có quá trình này vì:
- Quá trình thoát hơi nước của cây tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất từ rễ lên thân và lá trong mạch gỗ.
- Quá trình thoát hơi nước giúp lá cây không bị đốt nóng dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
- Quá trình thoát hơi nước còn tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật (khí carbon dioxide đi vào trong lá cung cấp cho quá trình quang hợp, khí oxygen được thải ra ngoài môi trường).
- Khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng hoặc lớn hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá thì cơ thể thực vật đủ nước để sinh trưởng, phát triển, thực hiện các phản ứng hóa học trong tế bào nên cây phát triển bình thường.
- Khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá thì cây bị thiếu hụt nước nghiêm trọng dẫn đến các hoạt động sống của cây đều bị ngưng trệ. Kết quả khiến cho cây bị héo và chết.
Ý nghĩa của thoát hơi nước:
- Đối với thực vật:
+ Giúp vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên các bộ phận khác của cây.
+ Tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào trong các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp.
+ Điều hòa nhiệt độ của lá, bảo vệ lá khỏi nắng nóng.
- Đối với môi trường:
+ Cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp, từ đó giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
+ Điều hòa nhiệt độ của môi trường.
1. - Các chất tham gia vào quá trình hô hấp: glucose và oxygen.
- Các sản phẩm được tạo ra nhờ quá trình này: carbon dioxide, nước và năng lượng (ATP).
2. Mô tả quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào: Quá trình hô hấp tế bào với sự tham gia của khí oxygen mà các phân tử chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) được phân giải thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời giải phóng năng lượng ATP cung cấp cho hoạt động của tế bào.
3. Vai trò của quá trình hô hấp tế bào đối với cơ thể: Chuyển hóa năng lượng ở dạng khó sử dụng (năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ) thành năng lượng dễ sử dụng (ATP) để cung cấp nhanh chóng và kịp thời cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.
Hoạt động đóng mở của khí khổng:
- Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.
- Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.
Độ mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước trong cơ thể thực vật.
?