K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2022

Tham khảo

Lễ hội diễn ra từ ngày 8 - 10 tháng 3 (Âm lịch), gồm những nghi thức chính sau: ... Khi đoàn rước về tới đền, một phần nước được đưa vào nội cung để làm lễ mộc dục, phần còn lại được dâng lên ban thờ vua và để đến lễ hội năm sau. - Lễ mộc dục: tức lễ tắm thần vị, bao sái tượng vua Đinhvua Lê.

17 tháng 1 2022

Tham khảo

Lễ hội diễn ra từ ngày 8 - 10 tháng 3 (Âm lịch), gồm những nghi thức chính sau: ... Khi đoàn rước về tới đền, một phần nước được đưa vào nội cung để làm lễ mộc dục, phần còn lại được dâng lên ban thờ vua và để đến lễ hội năm sau. - Lễ mộc dục: tức lễ tắm thần vị, bao sái tượng vua Đinhvua Lê.

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy...
Đọc tiếp

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương - một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hàng năm và trở thành một sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

[...] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khởi quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng. Sau phần hành lễ là phần dâng hương của đại diện các ban ngành và người dân về dự lễ. Cũng trong tối 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vị hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tế được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội, tạp chí điện tử Văn hoá Nghệ An, ngày 29/3/2012)

 

1/ Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

2/ Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Sự kiện diễn ra ở đâu?Vào thời điểm nào trong năm?

3/ Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

4/ Nêu công dụng của dấu chấm phảy trong câu văn: “Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại…; Ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại,.. .”

5/ Sự kiện có ý nghãi như thế nào với đời sống hôm nay? Từ đó, em có suy nghĩ gì về giá trị của các lễ hội dân gian Việt Nam (viết ngắn khoảng 5-7 câu văn)

 

1
1 tháng 3 2022

1. văn bản thuộc loại văn bản thuyết minh

2. sự kiện được thuật lại trong đoạn trích là lễ hội đền Cuông. Sự kiện đó diễn ra tại Nghệ An. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng hai âm lịch hàng năm.

3. Tác giả đã thuật lại sự kiện theo trình tự thời gian vì tác giả liệt kê các sự kiện từ ngày 12 tháng 2, ngày 14 tháng 2, chiều tối ngày 14 tháng 2, tối ngày 14 tháng 2, sáng ngày 15 tháng 2, ngày 16 tháng 2 ....

4. Công dụng của dấu chấm phẩy trong câu văn là để tách 2 vế trong một câu ghép.

5. Học sinh viết đoạn văn trình bày ý nghĩa của sự kiện và giá trị của các lễ hội dân gian, chú ý hình thức từ 5-7 câu. Gợi ý:

- Ý nghĩa của sự kiện: thể hiện lòng biết ơn đối với người anh hùng có công lao to lớn với dân tộc, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- Giá trị của các lễ hội dân gian: giữ gìn và lưu truyền những phong tục văn hóa tốt đẹp; mang dấu ấn của những truyền thống dân tộc tốt đẹp....

17 tháng 2 2022

refer

Đền Đinh Tiên Hoàng là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đền nằm trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích. Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, quay về hướng Đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có lăng mộ vua Đinh.

 

 Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính điện.
 Hồ bán nguyệt là một hồ nước xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa. Trong hồ thả hoa súng. Sau Minh Đường - Hồ Bán Nguyệt là bức bình phong.
Cổng ngoài dẫn vào đền- Ngọ môn quan là ba gian lợp ngói, Trên vòm cửa cong có hai con lân vờn mây. Phía trên cổng là hai tầng mái che tám mái. Mặt trong cổng ghi bốn chữ "Tiền triều phụng khuyết".
Toà thứ hai là Nghi môn (cổng trong) với 3 gian dựng bằng gỗ lim. Qua Nghi môn ngoại, dọc theo đường thần đạo đến Nghi môn nội. Các họa tiết trang trí của Nghi môn nội giống như Nghi môn ngoại.
 Đền thờ có hai lớp cửa vào đền cũng tương tự như hai vòng thành Hoa Lư xưa. Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi. Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối.
Phía sau long sàng là điện thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, gồm Bái đường, Thiêu hương và Chính điện.
Tòa bái đường để bàn thờ cộng đồng. Thiêu hương có kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh: Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ.
 Chính điện có 5 gian. Ngai thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được đặt ở chính giữa, sơn son thếp vàng. Ngai được đặt trên bệ với tượng rồng tạc giống như rồng nơi long sàng. Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu, tạc theo kiểu yên ngựa. Trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (Nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nước Tống - Kinh đô Hoa Lư bề thế như kinh đô Tràng An ). Gian bên phải thờ tượng thái tử Hạng Lang  Đinh Toàn, là hai con thứ của Vua. Gian bên trái thờ tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn, là con trưởng của vua.
 Đền Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian thế kỷ 17; là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký…
 

17 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Đền vua Đinh Tiên Hoàng

Đền Đinh Tiên Hoàng là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đền nằm trên khuôn viên rộng 5ha, thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của khu di tích. Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, quay về hướng Đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dáng giống cái yên ngựa. Trên núi có lăng mộ vua Đinh.

 Đền vua Đinh được xây dựng theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Bắt đầu từ hồ bán nguyệt và kết thúc ở Chính điện.
 Hồ bán nguyệt là một hồ nước xây dựng theo kiểu kiến trúc cung đình xưa. Trong hồ thả hoa súng. Sau Minh Đường - Hồ Bán Nguyệt là bức bình phong.
Cổng ngoài dẫn vào đền- Ngọ môn quan là ba gian lợp ngói, Trên vòm cửa cong có hai con lân vờn mây. Phía trên cổng là hai tầng mái che tám mái. Mặt trong cổng ghi bốn chữ "Tiền triều phụng khuyết".
Toà thứ hai là Nghi môn (cổng trong) với 3 gian dựng bằng gỗ lim. Qua Nghi môn ngoại, dọc theo đường thần đạo đến Nghi môn nội. Các họa tiết trang trí của Nghi môn nội giống như Nghi môn ngoại.
 Đền thờ có hai lớp cửa vào đền cũng tương tự như hai vòng thành Hoa Lư xưa. Đi hết chính đạo, qua hai trụ cột lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá chung quanh chạm nổi. Hai bên sập rồng có hai con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối.
Phía sau long sàng là điện thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, gồm Bái đường, Thiêu hương và Chính điện.
Tòa bái đường để bàn thờ cộng đồng. Thiêu hương có kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh: Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ.
 Chính điện có 5 gian. Ngai thờ Vua Đinh Tiên Hoàng được đặt ở chính giữa, sơn son thếp vàng. Ngai được đặt trên bệ với tượng rồng tạc giống như rồng nơi long sàng. Tượng Vua Đinh Tiên Hoàng được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu, tạc theo kiểu yên ngựa. Trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với ý nghĩa ca ngợi Đinh Bộ Lĩnh là người mở nền chính thống. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (Nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nước Tống - Kinh đô Hoa Lư bề thế như kinh đô Tràng An ). Gian bên phải thờ tượng thái tử Hạng Lang và Đinh Toàn, là hai con thứ của Vua. Gian bên trái thờ tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn, là con trưởng của vua.
 Đền Đinh Tiên Hoàng là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian thế kỷ 17; là công trình nghệ thuật đặc sắc với nhiều cổ vật quý hiếm được bảo tồn, như gạch xây cung điện có khắc chữ Đại Việt quốc, cột kinh Phật khắc chữ Phạn, các bài bia ký…
 

Đền vua Lê Đại Hành

 Đền Vua Lê Đại Hành là một di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, thuộc quần thể di tích cố đô Hoa Lư, toạ lạc ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đền nằm cách đền vua Đinh Tiên Hoàng 300 mét.
Đền được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, nhưng có quy mô nhỏ hơn đền Vua Đinh.
Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) 3 gian là đường chính đạo lát gạch. Bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền. Bên phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ "Hổ phục" với gốc cây duối tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái là hòn non bộ có dáng "voi quỳ" được khắc hai chữ Hán "Bất di".
Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, hai bên có hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy Nhà vọng. Ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ "Phượng ấp", bên trái là hòn non bộ "Long Mã". Ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá.

 Ðền có ba toà: toà ngoài là Bái đường, toà giữa là Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng, người có công với vua Lê Ðại Hành. Gian giữa Chính điện thờ Lê Hoàn, bên phải là tượng Lê Long Đĩnh quay về hướng Bắc, bên trái là tượng hoàng hậu Dương Vân Nga quay hướng Nam, về phía đền vua Đinh. Gian bên trái Chính điện thờ công chúa Lê Thị Phất Ngân, con gái Vua Lê và Dương Vân Nga đồng thời là vợ của Lý Thái Tổ sau này.

 Cũng như Đền vua Đinh Tiên Hoàng. Đền vua Lê Đại Hành là một công trình kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian độc đáo thế kỷ 17.

22 tháng 10 2018

Cả triều thần và dân chúng nghe lời Hùng Vương mới đều thấy là chí lý nên 
đều vỗ tay reo mừng hưởng ứng. Thế là từ ngày có ông tổ của bánh chưng, bánh 
dày, người Việt ta lại có thêm một món ăn dân tộc vừa ngon vừa ý nghĩa. 
Trải qua bao thăng trầm và sóng gió, thế nhưng tục lệ làm bánh trưng vẫn là thói 
quen quen thuộc của quần chúng nhân dân. Và có không ít đồng bào ở nước ngoài 
vẫn nhớ đến chiếc bánh chưng. Đó chính là nét văn hoá độc đáo quý báu của dân 
tộc.
P/s : Không nhận gạch đá !

23 tháng 11 2018

tương ứng với nhà nước Văn Lang

Câu nói này là lời căn dặn của Bác với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp quản thủ đô vào đầu tháng 10/1954. Nó là lời di huấn thiêng liêng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc, giản đơn nhưng lại là một chân lý của các thế hệ người Việt Nam.

23 tháng 11 2018

1. thời kì vua Hùng tương ứng với nhà nước văn lang - âu lạc

2. em thấy câu nói của Bác Hồ là muốn làm cho đất nước tươi đẹp . Bác muốn cho dù có như thế nào chúng ta cũng phải đoàn kết cùng nhau xây đựng và bảo vệ đất nước .

      tìm hiểu thêm

Ngày 18/2/1946, hơn 5 tháng sau ngày đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 22 CNV/CC cho công chức cả nước được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tổ tiên. Ngày 18/9/1954, trước Đền Hạ thuộc Đền Hùng, Phú Thọ, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Lời Bác dạy không chỉ đối với quân đội, mà còn đối với toàn Đảng, toàn dân. Ngày nay, càng suy ngẫm lời Bác, chúng ta càng thấm thía tâm huyết của Người đối với đất nước và dân tộc, càng thấy tầm nhìn xa trông rộng của vị lãnh tụ thiên tài!

Bác Hồ khẳng định và tôn vinh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước”. “Công dựng nước” của các Vua Hùng thật là to lớn! Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, và có tinh thần độc lập, tự chủ. Vì thế, dân ta đã làm nên biết bao chiến công oai hùng, dựng nên đất nước, khẳng định chủ quyền và bồi đắp bản sắc dân tộc.

Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.

Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu. Với Bác Hồ, “giữ nước” trước hết là quyết tâm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất và chủ quyền của đất nước. Trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Bác từng nói: “… Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”.

Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Bác khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Với Bác, “giữ nước” là toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Bởi nhân dân là gốc của đất nước. Đấy chính là “kế sâu dễ bền gốc” mà ông cha ta truyền lại.

Ngày nay, thực hiện lời dạy giữ nước của Bác thì cùng với việc cảnh giác, đề phòng giặc ngoại xâm, kiên quyết đánh trả và chiến thắng mọi kẻ địch đồng thời còn phải ra sức đấu tranh với “giặc nội xâm” là những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất đang gây ra quốc nạn tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng. Đâu phải chỉ trong chiến tranh mới đặt ra yêu cầu “giữ nước”- mà đấy còn là nhiệm vụ cấp thiết và cực kỳ hệ trọng ngay trong xây dựng hòa bình!

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)"Vua và đình thần chụi thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vấn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẽ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

"Vua và đình thần chụi thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vấn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẽ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

 Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn."

 (Trích " Em bé thông minh"- Ngữ Văn 6- Tập 1- Theo Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1: ( 0,5 đ). Đoạn ăn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2: ( 0,5 đ ). Các từ: nhà vua, em bé, chim sẻ, con dao thuộc từ loại gì?

Câu 3: ( 1,0 đ ). Tìm số từ và chỉ từ.

Câu 4: ( 1,0 đ). Khái quát nội dung chính.

PHẦN II. LÀM VĂN ( 7,0 đ)

Câu 1: ( 2,0 đ) Em hãy viết một đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu ) chỉ ra cái hay về thử thách của vua và cách giải đố của em bé trong đoạn văn phần đọc hiểu.

Câu 2: Đóng vai nhân vật tráng sĩ Gióng kễ lại truyền thuyết Thánh Gióng (Ngữ văn 6-Tập một)

                                              ..........................HẾT.........................

1
6 tháng 1 2020

Trả lời phần đọc hiểu

1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ ba.

2. Các từ trên thuộc từ loại danh từ.

3. Số từ: hai, một, ba.

Chỉ từ: này.

4. Nội dung chính: Em bé vượt qua thử thách của nhà vua để chứng tỏ trí thông minh của mình.

14 tháng 10 2019

Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp “ Em bé Thông Minh” này.

Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.

Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: “một ngày cày được mấy đường” có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: “Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường”.

Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng đểthử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: “Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội”

Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: “Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà “đánh chén” cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết.” Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.

Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!

Quả nhiên khi vào đến cung đình, em dùng lời kể ngay thẳng, thật thà có dụng ý dẫn vua vào một sự giải tỏa thách đố. Em khóc, nhà vua hỏi tại sao khóc, thì em trả lời: “Mẹ em chết sớm, em muốn có em mà cha em không chịu đẻđể anh em chơi với nhau. Mong được nhà vua phán bảo.

Vua và các quan cười ồ lên nói: “Mày muốn có em thì phải kiếm vợ hai cho bố mày, bố mày giống đực làm sao mà đẻ được”.

Biết nhà vua và triều thần đã mắc lừa lời nói để lộ ra mình mưu mô bắt bí, em liền tấn công:

“Tâu đức vua, thế sao làng con lại có lệnh trên nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con để nộp nhà vua?”

Vua cười vui, thích thú vì đã gặp một bé thông minh, liền nói: “Ta thử đấy thôi, thế làng không đem trâu ấy ra thịt mà ăn à?”

Em bé vội đáp: “Làng chúng con sau khi đã nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của vua ban đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.”

Đến đây em muốn nói thêm rằng: “Thật ra sau khi nấu xôi, mổ trâu nhiều người còn sợ không dám ăn. Tình thếlúc ấy diễn ra có hai tình trạng: một là cả làng thiếu sự đồng tâm nhất trí, vì người ăn người không ăn và như thế để xôi, thịt thừa thãi ôi thối. Em thấy thế liền nói với cha đi báo cho mọi người: “Con trâu còn sống bỗng nhiên nói em bé lập cho bản làm giao kèo, cam đoan sẽ chịu hết tội lỗi nếu nhà vua quở phạt. ”

Thế là ai cũng vội vàng ra đình nhận phần của mình, cho nên đến khi vua hỏi, em bé đã nói: “Cả làng con từ già đến trẻđều được hưởng lộc vua ban, nên reo mừng chúc nhà vua sống lâu trăm tuổi”.

Câu chuyện về em bé thông minh vẫn còn được nối tiếp bằng hai sự việc nữa:

Nhà vua mang tới con chim sẻ, yêu cầu làm thành ba cỗ thức ăn. Em bé xin cha một cây kim đưa cho sứ giả yêu cầuvua rèn kim thành ba con dao để xẻ thịt chim làm cỗ.

Lúc đó vua mới phục tài em thực sự.

Một lần nữa, có sứ nước láng giềng đưa sang một con ốc rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mỏng xuyên qua đường vỏ ốc. Vua và triều đình bó tay, phải cầu đến em bé thông minh. Em đang mãi chơi đùa nên hát mấy câu:

“Tính tình tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang...”

Viên quan trở về tâu với vua làm theo lời bé quả nhiên sợi chỉ sâu qua con ốc một cách dễ dàng. Sứ giả nướcláng giềng phục tài, bỏ ý đồ xâm lược. Nhà vua phong cho em làm Trạng Nguyên. Nhưng Trạng chưa thể mặc được áo, mũ vua ban vì còn bé quá.

Qua câu chuyện này, em rất thích thú vì tuy chỉ là một chú “ bé con” nhưng em bé này đã có những khả năng suy luận và mưu trí thật không thua kém nhiều người lớn tuổi, thậm chí em bé còn có những sáng kiến mà người lớn không nghĩ ra được! Do đó truyện “Em bé thông minh” cho em tự tin và tự hào về tuổi thơ Việt Nam hơn, cho em ao ước sẽ có nhiều dịp may để trao dồi trí tuệ và trở thành người giỏi giang, sau này có thể giúp ích cho nước nhà trong những khi quê hương nguy khôn

Ngày xưa, có một vị vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước. Vua phái một viên quan đi khắp nơi tìm kiếm ngưòi hiển tài. Viên quan này đi mãi, đi rất nhiều nơi mà vẫn không gặp được người nào thật tài giỏi.

Đến đâu quan cũng ra những câu hỏi oái oăm, hóc búa nhằm thử tài mọi người nhưng không ai trả lời được các câu hỏi do quan đưa ra.Một hôm, chợt thấy hai cha con nhà nọ đang làm ruộng, cha cày, con đập đất. Quan dừng ngựa lại hỏi :

  • Này, lão kia ! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường ?

Ngưòi cha đứng ngẩn ra, còn đứa con thì nhanh miệng vặn lại :

  • Xin hỏi ông, nếu ông nói đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc miệng ra không biết đáp lại sao cho ổn. Quan mừng thầm, và đinh ninh rằng nhân tài đây rồi, chẳng còn cần tìm đâu mất công. Quan bèn hỏi tên họ, quê quán cậu bé, rồi về tâu với đức vua. Nghe chuyện, vua lấy làm mừng. Nhưng nhà vua còn muốn thử lại.

Vua sai ban cho làng của cậu bé ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, lệnh cho phải nuôi để năm sau đẻ thành chín con trâu, cả làng lo lắng. Bao nhiêu phiên họp làng tìm phương cách giải quyết. Nhưng rốt cuộc, cả làng từ trên xuống dưới đều chịu, và coi đây là một tai hoạ. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày, em bé liền nói với cha : Cha cứ thưa với làng để lại một thúng gạo, một con trâu để cha con ta làm phí tổn đi đường lên kinh. Còn thì làng cứ đồ xôi, ngả trâu làm cỗ ăn. Mọi việc con sẽ lo liệu.

Người cha ra đình trình bày với làng. Mọi người nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi mới dám mổ trâu đánh chén.

Sau đó, cậu bé cùng cha khăn gói vào kinh. Đến hoàng cung, cậu bé bảo cha cứ đứng đợi ở ngoài, còn mình thì thừa lúc lính canh vô ý liền lẻn vào sân rồng khóc ầm lên. Nhà vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi :

  • Thằng bé kia, có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ?

Em bé vờ vĩnh đáp :

  • Tâu đức vua, mẹ con chết sớm, còn cha thì không chịu sinh em bé để con có bạn nên con khóc.

Nghe nói vua và các triều thần đều bật cưòi. Vua lại phán :

  • Mày muôn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực thì làm sao mà đẻ được !

Em bé bỗng tươi tỉnh

  • Thế sao làng chúng con có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua ? Giống đực thì làm sao mà đẻ được !

Vua cả cười :

  • Ta thử đấy thôi mà ! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à ?

Cậu bé liền đáp :

  • Làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua ban cho, nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Vua và đình thần đều chịu thằng bé là thông minh. Tuy vậy, vua còn muốn thử một lần nữa. Khi hai cha con cậu bé đang ăn cơm ở công quán, vua sai đem đến cho hai cha con một con chim sẻ, bắt làm ba mâm cỗ. Cậu bé nhờ cha kiếm cho mình một cái kim khâu, rồi đưa cho quan truyền lệnh và bảo :

  • Ông cầm lấy cái này về tâu với đức vua xin rèn cho tôi một con dao để tôi xẻ thịt chim.

Vua nghe nói từ đấy mới phục hẳn.

Bấy giờ có một nước láng giềng lăm le chiếm bò cõi nước ta. Để dò xét xem nưóc ta có nhân tài không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài. rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua ruột con ốc.

Sau khi nghe sứ thần đưa ra câu đố, các đại thần đưa mắt nhìn nhau, vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để luồn cho dễ. Nhưng rốt cuộc đều vô hiệu. Các ông trạng, các nhà thông thái được triệu vào cung cũng đều bó tay. Cuối cùng triều đình đành mòi sứ thần ra công quán nghỉ để đi hỏi cậu bé.

Khi viên quan mang chỉ dụ của nhà vua đến thì cậu bé đang đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên :

Tang tình tang ! Tính tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mõ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…

Rồi bảo :

  • Cứ theo cách đó là xâu được ngay.

Viên quan sung sướng về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói như mở cờ trong bụng. Quả nhiên, con kiến càng xâu được sợi chỉ qua đường ruột ốc, khiến sứ giả nước láng giềng phải kinh sợ.

Vua bèn phong cho em bé làm trạng nguyên, lại còn sai xây một dinh thự cho em bé ở ngay cạnh hoàng cung để tiện hỏi han công việc.

NHẬN XÉT

20 tháng 9 2021
Truyền thuyết Hồ Gươm kể lại chuyện Lê Lợi được Long Quân cho mượn gươm thần để đánh giặc, đất nước được giải phóng, lên làm vua, Lê Lợi đã trả lại gươm thần cho Long Quân.Ngoài việc giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm, nhân dân ta còn ca ngợi, khẳng định một địa danh, một thắng cảnh của Thăng Long ngàn xưa là vô cùng thiêng liêng rất đáng tự hào, ai cũng có nghĩa vụ bảo tồn, làm cho Hồ Gươm ngày một thêm đẹp.Hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên lưỡi gươm báu nghĩa là thuận theo ý trời. Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc Minh để cứu dân, cứu nước. Hành động ấy rất cao cả, chính nghĩa, trên thì hợp ý trời, dưới thì hợp lòng người, được lòng dân.Đức Long Quân không cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần ngay từ lúc đầu. Trước hết chỉ cho mượn lưỡi gươm. Sau một thời gian mới cho mượn chuôi gươm nạm ngọc. Phải chăng Long Quân muôn thử chí khí và tài trí Bình Định Vương như "Bình Ngô đại cáo" đã viết:
"Trời thử lòng trao cho mệnh lớnTa gắng chí khắc phục gian nan
Nhân dân bốn cõi một nhàDựng cần trúc ngọn cờ phấp phới;Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào "
(Nguyễn Trãi)Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi, vị lãnh tụ lỗi lạc của nghĩa quân đã nói lên sức mạnh đoàn kết chiến đấu của toàn dân, của tướng sĩ. Ý trời và lòng dân là một, làm nên sức mạnh nhân nghĩa vô địch của Đại Việt, vì thế Lê Lợi mới đánh đâu thắng đó:"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo".Lam Sơn là nơi Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần. Hồ Tả Vọng là nơi Lê Lợi trả lại gươm báu cho Long Quân. Lam Sơn, Hồ Tả Vọng là linh địa. Có vay có trả là tình nghĩa, ân nghĩa thủy chung. Tâm hồn Việt Nam rất đẹp.