K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2023

 Biện pháp hoán dụ: giọt mồ hôi - chỉ sự vất vả của người lao động

Tác dụng: thể hiện sự chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động để làm ra hạt gạo.

cho mình 1 like nhé

25 tháng 3 2023

Trong bài thơ "Hạt gạo làng ta", các biện pháp tu từ đã được sử dụng để tái hiện hình ảnh đất nước Việt Nam đang chịu đựng nhiều khó khăn, khốn khó. Những biện pháp tiêu biểu như ẩn dụ, so sánh và hình ảnh đối lập đã giúp cho bài thơ trở nên sinh động và tràn đầy cảm xúc.

Qua những hình ảnh về cảnh đời khó khăn và những nơi đất khắc nghiệt, tác giả lồng ghép những từ ngữ đầy sức mạnh để nói lên tâm trạng kiên cường, bền chí và sức sống mãnh liệt của người nông dân Việt Nam. Như trong câu thơ "Hạt gạo làng ta / Nằm trong bàn tay mẹ tròn tròn", tác giả đã sử dụng hình ảnh đối lập để nói lên sự đặc biệt quí giá của hạt gạo và những giọt mồ hôi láng giềng của những bà mẹ Việt Nam. Điều này giúp cho người đọc có thể cảm nhận được sự tinh túy của sự nỗ lực và công sức để sản xuất ra những thực phẩm cần thiết cho đời sống.

Qua bài thơ, tác giả đã giúp cho độc giả cảm nhận được sự đậm chất dân tộc trong cuộc sống của người dân Việt Nam với lòng yêu nước và sự quyết tâm vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Các biện pháp tu từ đã giúp cho tác giả tái hiện lại những hình ảnh đẹp, những giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam.

24 tháng 3 2023

Biện pháp tu từ trong bài Hạt gạo làng ta là:

+ Điệp ngữ: “Hạt gạo làng ta”, “có”,…

+So sánh: “Nước như ai nấu”, “Vàng như lúa đồng”.

+ Hình ảnh đối lập ”Cua ngoi lên bờ” nhưng ”Mẹ em xuống cấy”

25 tháng 3 2023

nêu tác dụng của biện pháp tu từ" điệp ngữ, so sánh, hình ảnh đối lập" 7 - 10 câu của bài hạt gạo làng ta"hạt gạo làng ta ... mẹ em xuống cấy

25 tháng 3 2023

Trong bài thơ "Hạt Gạo Làng Ta", các biện pháp tu từ như điệp ngữ, so sánh và hình ảnh đối lập được sử dụng mang lại tác dụng giúp biểu đạt chân thật và sâu sắc về cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam.

Điệp ngữ được sử dụng như một tình thương cao cả, bộc lộ tình cảm tôn kính đối với các bậc tiền bối nông dân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đổi mới trong đất nước. So sánh giữa tinh hoa của những đứa trẻ ở thành phố và những đứa trẻ ở nông thôn như được minh chứng qua lời thơ "Trăng giăng giăng ngoài đồng / Mẹ em xuống cấy trông con một mình". Đặc biệt hình ảnh đối lập giữa nét đẹp thanh tao của những đứa trẻ ở thành phố với những đứa trẻ tay trần, chân đất ở nông thôn càng gợi lên sự hiểu biết đầy tâm hồn, chiến đấu và kiên cường của dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.

Từ các biện pháp tu từ đó, ta có thể thấy các tác dụng của chúng trong bài thơ, giúp bài thơ lồng ghép những yếu tố nghệ thuật một cách sâu sắc và tạo cảm hứng cho người đọc.Đồng thời, tác dụng của những biện pháp tu từ này còn giúp đi sâu vào chân thực, đầy cảm xúc của cuộc sống của người dân nông thôn Việt Nam và tôn vinh những nét đẹp tinh thần của người Việt Nam.

biện pháp tu từ là ẩn dụ :

Tác dụng :

Giúp cho bài văn thêm sinh động vả hay hơn. Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng naỳ bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tạo sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

#thuyduongni

Chúc bạn học tốt

k hộ mk nha

Hạt gạo làng taHạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi hôm nayHạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi rơiNhững trưa tháng sáuNước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm bom...
Đọc tiếp

Hạt gạo làng ta

Hạt gạo làng ta 
Có vị phù sa 
Của sông Kinh Thầy 
Có hương sen thơm 
Trong hồ nước đầy 
Có lời mẹ hát 
Ngọt bùi hôm nay

Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bảy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi rơi
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy 

Hạt gạo làng ta 
Những năm bom Mỹ 
Trút trên mái nhà 
Những năm cây súng 
Theo người đi xa 
Những năm bom đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt 
Thơm hào giao thông 

Hạt gạo làng ta 
Có công các bạn 
Sớm nào chống hạn 
Vực mẻ miệng gầu 
Trưa nào bắt sâu 
Lúa cao rát mặt 
Chiều nào gánh phân 
Quanh trành quết đất 

Hạt gạo làng ta 
Gửi ra tiền tuyến 
Gửi về phương xa 
Em vui em hát 
Hạt vàng làng ta 

Dựa vào bài thơ ''Hạt gạo làng ta'' của Trần Đăng Khoa, hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Hạt gạo làng ta được tạo nên từ những gì? Ấn tượng của em về những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo.

Câu 2: Tìm những dòng thơ phản ánh hiện thực đế quốc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc? Suy nghĩ của em về hoàn cảnh lao động sản xuất của người nông dân trong hoàn cảnh đó?

câu 3: Để làm ra hạt gạo, ngoài công sức của các bác nông dân còn có sự góp sức của ai, qua những hoạt động nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

Câu 4: Ở khổ thơ cuối, tại sao "Hạt gạo làng ta" lại trở thành "Hạt vàng làng ta"?

Câu 5: Trong bài thơ, dòng thơ "Hạt gạo làng ta" được lặp lại mấy lần? dụng ý của sự lặp lại ấy là gì?

Ngữ văn địa phương lớp 6.

 

 

1
28 tháng 5 2018

Câu 1:

- Hạt gạo được làm từ thiên nhiên và con người: từ vị phù sa bồi đắp cho ruộng đồng màu mờ phì nhiêu, từ nước hồ sen tưới cho lúa tươi tốt, từ tình cảm và công sức của con người (người mẹ) một nắng hai sương đổ ra trên đồng ruộng.

- Giọt mồ hôi sa. - Những trưa tháng sáu. - Nước như ai nấu. - Chết cả cá cờ. - Cua ngoi lên bờ. - Mẹ em xuống cấy.

Câu 2: Câu thơ:

''Những năm bom Mỹ

Trút trên mái nhà ''

=> Để làm ra hạt gạo thời đó, người nông dân đã rất vất vả

Câu 3:

Có sự góp sức của các bạn nhỏ

Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vực mẻ miệng gầu

Trưa nào bắt sâu 

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quanh trành quết đất

Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao.

Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:

Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ khiến e có suy nghĩ : Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc hoạ một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.


 tác giả muốn nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.

21 tháng 6 2019

Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bẩy 
Có mưa tháng ba 
Giọt mồ hôi sa 
Những trưa tháng sáu 
Nước như ai nấu 
Chết cả cá cờ 
Cua ngoi lên bờ 
Mẹ em xuống cấy 
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần. 
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.