K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2022

1. Nội lực:

Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.Nguyên nhân sinh ra nội lực là do sự phân huỷ của các chất phóng xạ, do các phản ứng hoá học toả nhiệt. do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vật chất theo  trọng....

2. Ngoại lực: Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy. sóng biển, băng, sinh vật và con người. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời

14 tháng 12 2022

- Khái niệm: Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

Nội lực được sinh ra do nhiều yếu tố:

+ Trái Đất tự quay quanh trục

+ Sự phân hủy các chất phóng xạ

+ Các phản ứng hóa học tỏa nhiệt

+ Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,…

- Các dạng địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực là: các châu lục, các dãy núi cao,…

7 tháng 11 2023

* Ngoại lực

- Khái niệm: Là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

- Nguyên nhân sinh ra: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời.

* Tác động của quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

- Quá trình phong hóa (3 quá trình):

+ Phong hóa vật lí: làm thay đổi kích thước của đá (không thay đổi về thành phần hóa học) do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.

Ví dụ: Ở hoang mạc, do sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ban ngày và ban đêm (Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ thấp) => Đá bị vỡ vụn tạo thành cát.

+ Phong hóa hóa học: làm biến đổi thành phần và tính chất hóa học của đá và khoáng do tác động của nước, các chất hòa tan trong nước.

Ví dụ: Các dạng địa hình karst trong động Phong Nha – Quảng Bình là kết quả của sự hòa tan đá vôi do nước.

+ Phong hóa sinh học: làm thay đổi cả về kích thước và thành phần hóa học của đá, do tác động của sinh vật.

Ví dụ: Rễ cây bám vào đá khiến cho các lớp đá bị rạn nứt, làm thay đổi thành phần hóa học của đá.

- Quá trình bóc mòn: làm dời chuyển các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác động của nước chảy, sóng biển, gió, băng hà,…

+ Xâm thực (do nước chảy)

Ví dụ: Các dòng chảy tạm thời ở miền núi khiến địa hình bị xâm thực.

+ Mài mòn (do sóng biển và băng hà)

Ví dụ: Sóng vỗ vào vách biển hình thành dạng địa hình hàm ếch.

+ Thổi mòn (do gió)

Ví dụ: Các nấm đá ở sa mạc hình thành do gió thổi.

- Quá trình vận chuyển và bồi tụ: vận chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác (vận chuyển), sau đó tích tụ tạo thành dạng địa hình mới (bồi tụ).

Ví dụ: Khi mưa, các vật liệu dạng hòa tan, lơ lửng (phù sa) từ miền núi theo dòng nước chảy xuống thấp bồi tụ cho các đồng bằng.

3 tháng 2 2023

- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.

- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:

+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.

+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.

CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
6 tháng 10 2023

Áp cao cực được hình thành được hình thành trong điều kiện tại cực, nhiệt độ hạ thấp, không khí co lại, nén xuống bề mặt Trái Đất => hình thành áp cao.

4 tháng 10 2023
Áp cao cực là hiện tượng xảy ra trong hệ thống điện khi áp suất điện tăng lên đột ngột và vượt quá giới hạn cho phép. Đây là một tình huống nguy hiểm có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như hỏa hoạn, hư hỏng thiết bị, thậm chí là mất mạng. Biểu hiện của áp cao cực có thể bao gồm: 1. Tăng áp đột ngột: Áp suất điện tăng lên nhanh chóng và vượt quá giới hạn an toàn. 2. Tiếng nổ: Khi áp suất điện tăng cao, có thể xảy ra các tiếng nổ, nổ mạnh. 3. Tia lửa: Áp suất điện cao có thể tạo ra tia lửa hoặc sự phát ra ánh sáng. Nguyên nhân của áp cao cực có thể bao gồm: 1. Lỗi kỹ thuật: Các lỗi trong thiết kế, lắp đặt hoặc bảo dưỡng hệ thống điện có thể dẫn đến áp cao cực. 2. Sự cố trong hệ thống: Hỏa hoạn, sự cố điện, đứt dây, hư hỏng thiết bị... có thể gây ra áp cao cực. 3. Tác động từ bên ngoài: Sự va đập, sét đánh, tác động từ môi trường có thể gây ra áp cao cực. 4. Quá tải: Sử dụng quá tải hoặc không đúng cách các thiết bị điện có thể dẫn đến áp cao cực. Để ngăn chặn và xử lý áp cao cực, cần tuân thủ các quy định an toàn điện, kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống điện, đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng và vận hành.... ______________HT________________
15 tháng 10 2017

Câu 1:

- Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực: Chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch của các dòng vật theo quy luật của trọng lực, năng lượng các phản ứng hóa học,…

- Những khu vực có hoạt động nội lực mạnh: Trung Quốc, Australia, Mỹ,...

- Hậu quả:

+ Ô nhiễm môi trường

+ Cạn kiệt tài nguyên

+ Ảnh hướng đến sức khỏe con người,...

14 tháng 12 2022

- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của man-ti.

- Giới hạn thạch quyển: độ dày khoảng 100 km.

- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển:

Tiêu chí

Vỏ Trái Đất

Thạch quyển

Độ dày

5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

100 km.

Thành phần

Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti.

3 tháng 2 2023

- Nguồn lực phát triển kinh tế là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.

- Ví dụ: Nguồn lực của Việt Nam là vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất đai,…), kinh tế - xã hội (dân cư, nguồn vốn, chính sách,…),…

15 tháng 12 2019

-Vì nội lực là lực xảy ra bên ở bên trong Trái Đất, làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề còn ngoại lực là lực xảy ra ở bên trên bề mặt Trái Đất có tác dụng làm cho bề mặt Trái Đất thêm bằng phẳng.

Ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:

- Sóng biển vỗ vào bờ tạo nên các hàm ếch ven bờ biển.

- Gió thổi cát bay tạo thành những đụn cát ven biển (duyên hải miền Trung các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị...)

- Nước mưa chảy thành đòng tạm thời ở bề mặt đất tạo nên những khe rãnh do đất bị xói mòn.

- Nước làm hoà tan đá vôi, tạo nên các hang động caxtơ trong các khối núi đá vôi (động Phong Nha, vịnh Hạ Long, hang Sơn Đòong).

- Gió thổi mòn ở phần chân của các tảng đá, tạo ra các “nấm đá”

Ví dụ về tác động của nội lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất:

-Khi cường độ ép tăng mạnh trong toàn bộ khu vực thì sẽ hình thành các dãy núi uốn nếp. Ví dụ như các dãy núi U-ran, Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đet…