Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì ở đây chuyên hỏi về Toán, Anh, Văn thôi nên nếu bn muốn hỏi các câu hỏi khác thì bn nên lên h để đc giải mã tốt hơn nha
Câu 1:
- Sông ngòi ờ châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
ở Bác A, mạng lưới sông dày và các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc.
Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.
Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực có mưa nhiều nên ở đây mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn. Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa, các sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nén sông ngòi kém phát triển. Tuy nhiên, nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp, ở đây vẫn có một số sông lớn. Điển hình là các sông Xưa Đa-ri-a, A-mu Đa-ri-a ở Trung Á, Ti-grơ và Ơ-phrát ở Tây Nam Á.
Lưu lượng nước sông ở các khu vực này càng về hạ lưu càng giảm. Một số sông nhỏ bị "chết" trong các hoang mạc cát.
- Các sông của Bác Á có giá trị chủ yếu vé giao thông và thủy điện, còn sông ở các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thủy điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Câu 2:
* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:
- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
+ Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc.
+ Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.
- Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.
- Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.
* Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :
+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
Câu 3:
*Mùa đông
- Các trung tâm áp thấp: A-lê-út, Ai-xơ-len, Xích đạo, Ôxtrâylia.
- Các trung tâm áp cao: Xi-bia, A-xo, Nam Địa Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương.
- Các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa đông:
Hướng gió theo mùa Khu vực | Hướng gió mùa đông (tháng 1) |
Đông Á | Tây Bắc |
Đông Nam Á | Đông Bắc hoặc hướng Bắc |
Nam Á | Đông Bắc |
*Mùa hạ
- Các trung tấm áp thấp: I-ran.
- Các trung tâm áp cao: Nam Đại Tây Dương, Nam Ấn Độ Dương, Ha-oai, Ô-xtrây-li-a.
- Các hướng gió chính theo từng khu vực về mùa hạ:
Hướng gió theo mùa Khu vực | Hướng gió mùa hạ (tháng 7) |
Đông Á | Đông Nam |
Đông Nam Á | Tây Nam hoặc hướng Nam |
Nam Á | Tây Nam |
Nêu nguyên nhân sự hình thành hoàn lưu gió mùa ở Châu Á?
Trả lời:Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa.
Nêu nguyên nhân sự hình thành hoàn lưu gió mùa ở Châu Á
Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa đại dương và lục địa theo mùa.
(cái này trong sách cũng có mà ạ ? )
Bài làm
* Có hai loại gió chính là gió mùa hạ và gió mùa đông ở Châu Á.
* Đặc điểm của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
- Giống:
+ Gió mùa mùa hạ xuất phát từ nam bán cầu thổi theo hướng Đông Nam. Tính chất : nóng, ẩm, mưa nhiều.
+ Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xi-bia thổi theo hướng Đông Bắc. Tính chất : lạnh, khô, mưa ít.
- Khác:
+ Chúng xuất phát từ 2 nơi khác nhau :
* Gió mùa mùa hạ : thổi vào mùa hạ từ biển vào.
* Gió mùa mùa đông : thổi vào mùa đông từ lục địa.
+ Hướng đi của chúng khác nhau.
# Học tốt #
Khí hậu gió mùa:
- 1 năm có 2 mùa:
+ Mùa đông: khô, lạnh, ít mưa
+ Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều
Khí hậu lục địa:
- Mùa đông: khô, rất lạnh
- Mùa hạ: khô, rất nóng\
Ảnh hưởng:
- Ả
ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, sản xuất nông, lâm, công nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, hải sản