Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2, Bài học mà em nhận ra đó là mẹ chính là người dành tình yêu thương vô điều kiện và vô bến bờ đối với các con của mình. Từ đó, em nhận thấy bản thân luôn cần cố gắng học tập thật tốt, trở thành con ngoan trò giỏi và luôn hiếu thảo với mọi người trong gia đình của mình.
câu 1 Hình ảnh người mẹ được so sánh với biển cả mênh mông- một hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, đã truyền tải thông điệp về sự hy sinh, công lao to lớn của người mẹ dành cho các con. Ta có thể hình dung được ý nghĩa thiêng liêng và vai trò cao cả của mẹ, tình cảm to lớn của mẹ dành cho các con của mình
THAM KHẢO
Biện pháp tu từ " so sánh "
Biện pháp tu từ " điệp ngữ "
Tác dụng : Làm cụ thể , đặc sắc hoá giá trị và công lao của người mẹ . Tăng sức gợi hình , gợi cảm cho ý diễn đạt . Nhấn mạnh tình yêu thương nồng nàn , cháy bỏng của tác giả với người mẹ đáng kính của mình . Nổi bật hoá qua đó là tình mẫu tử hết sức thiêng liêng nhưng vô cùng mộc mạc , giản đơn . Bộc lộ tư tưởng , tình cảm sâu sắc mà tác giả mong muốn truyền tải qua đoạn thơ . Tạo cho câu thơ một nhịp điệu , mạch liên kết với nhau . Khơi lên những cảm xúc khác nhau cho đọc giả - góp phần lôi cuốn họ vào ý nghĩa hấp dẫn của tác phẩm .
1biện pháp tu từ nhân hóa
nhân hoas lòi ru của mẹ rộng như biển , gập ghềnh như đường núi , là bóng mát giữ trời năengs
2 nói về tình cảm yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con qua từng lời ru . Dù sau này con có đi tới đâu thì mẹ vẫn mãi dõi ánh mắt theo con , lờ ru của mẹ cũng sẽ đi theo con không quản đường xa vất vả . đi đến đâu , lòi ru của mẹ sẽ biến hóa theo từng góc độ của chiều dài cuộc sống
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn mới diễn tả hết công lao to lớn ây. Thái Sơn là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn thể hiện tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với các con.
Người xưa đã ví công cha với ngọn núi cao nhất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước sự tinh tế này. Người xưa đã phản ánh rất đúng đặc điểm tâm lí và cách, biểu hiện tình cảm của cha mẹ đối với con cái để từ đó chọn chữ và dùng hình ảnh so sánh cho hợp lí Vì thế chữ công để nói về cha, chữ nghĩa để nói về mẹ. Hai hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn tuy khác xa nhau nhưng đều phù hợp với vai trò và vị trí của mỗi người. Công sinh thành của cha mẹ rất lớn. Không có cha mẹ thì không có các con. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng đều được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã rứt ruột sinh ra các con, đã chia sẻ một phần xương thịt để các con có mặt trên đời. Chính vì vậy, công ơn sinh thành của cha mẹ sánh ngang với núi cao, biển rộng. Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc đàn con mỗi khi trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi các con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, rồi biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu đi. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả tâm huyết và sức lực của mình. Không chỉ nuôi con lớn, cha mẹ còn dạy dỗ cho các con nên người. Cha mẹ dạy con bằng chính những việc làm, những hiểu biết về đời sống, về đạo làm người của mình. Sau này, dù được thầy cô dạy dỗ, được người đời khuyên răn, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên, người thầy gần gũi nhất của các con.Hạnh phúc thay cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào để đáp đền chữ hiếu ? Câu cuối của bài ca dao nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con: Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của con cái là phải bày tỏ lòng biết ơn và thái độ kính mến, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Tình cảm đối với cha mẹ phải chân thành và được thể hiện qua những thái độ, hành động xứng với đạo làm con.
Trong dân gian xưa nay đã lưu truyền những câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ qua Nhị thập tứ hiếu (Gương sáng của hai mươi bốn người con hiếu thảo). Nàng Cúc Hoa dắt mẹ đi ăn mày, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ đó cũng là mội nách nói cường điệu để ca ngợi đức hiếu thảo. Còn trong đời thường, lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể hằng ngày như cốc nước mát ân cần trao tận tay cha mẹ, khi đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của cha mẹ mà không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Điều quan trọng nhất đối với lứa tuổi học sinh là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào cửa cha mẹ.
Năm tháng qua đi, em ngày một trưởng thành. Em tự nhủ phải học tập thật giỏi để sau này trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội và thực sự trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ lúc tuổi già. Câu ca dạo Công cha như núi Thái Sơn… luôn nhắc nhở em giữ trọn đạo làm con.Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...
- Lời ru ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con từ thuở còn nằm nôi cùng với sự ấp ủ, chở che của mẹ hiền. - Lời ru của mẹ theo con suốt cả cuộc đời, từ bé thơ đến khi khôn lớn, lời ru của mẹ ở mọi nơi: Mai rồi con lớn khôn… Hình ảnh so sánh kết hợp với điệp ngữ lời ru góp phần khẳng định: lời ru ấy chính là tình yêu thương tha thiết mẹ dành cho con suốt cả cuộc đời, là khát vọng mong ước con khôn lớn, cùng con vượt qua mọi khó khăn, thăng trầm của cuộc sống để hướng tới một tương lai rộng mở… - Với thể thơ năm chữ, ngôn ngữ mộc mạc bình dị, nhịp điệu thiết tha trìu mến, hai khổ thơ biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ, trái tim người mẹ với con chân thành, tha thiết và đằm thắm. Lời ru ấy làm đẹp thêm tình cảm gia đình, làm đẹp thêm tình mẹ con thân thuộc, gần gũi nhưng cũng thật thiêng liêng, xúc động với mỗi người.
k mình nhá
Tình mẫu tử là thứ tình cảm tưởng đơn giản mà lại đặc biệt thiêng liêng. Nó không ồn ào như tình bạn, không nồng nàn bằng tình yêu, nhưng nó lại vô cùng dạt dào và tha thiết. Mẹ cho ta tất cả những gì quý giá nhất, tốt đẹp nhất, che chở ta khỏi bão tố phong ba, dậy ta đứng lên từ những lần vấp ngã. Thế nhưng ta vẫn phải xa mẹ để tự đôi cánh ta vút bay thật cao, mẹ chỉ buông chứ mẹ không hề bỏ, dõi theo và ủng hộ con từng khoảnh khắc, quay đầu là nhà, vấp ngã có mẹ, con mãi khắc ghi. Tất cả những gì cao quý và thiêng liêng muôn phần của tình mẫu tử đều đã được khắc họa cho chúng ta qua đoạn thơ trên.
đoạn thơ trên viết về tình mẫu tử.hai câu thơ đầu muốn ns lên tình yêu của mẹ được so sánh như biển rộng mênh mông dạt dào,không bao giờ cạn.Mẹ luôn che chở, bao bọc cho con , dành cho con những điều tuyệt vời nhất. Mẹ người luôn mở rộng tấm lòng, sắn sàng dang đôi tay để ôm lấy con vào lòng. Có mẹ con như hạnh phúc hơn bao giờ hết. Hai câu thơ sau muốn nhắc nhở người con dù có phải rời xa người mẹ nhưng không bao bao giờ con được phép quên tình cảm thiêng liêng , bao la ấy. Qua đoạn thơ muôn chúng ta cần phải biết yêu thương trân trọng người mẹ,hãy để mẹ luôn được vui vẻ bình yên khi còn có thể. Hãy yêu thương mẹ bằng cả cuộc đời.