K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2022

Kkkkk

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? Câu 3: Tác giả đã dẫn sử sách của Trung quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô để nhằm mục đích gì? Câu 4:...
Đọc tiếp

“ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô..................dời đổi.” 

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính? 

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? 

Câu 3: Tác giả đã dẫn sử sách của Trung quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô để nhằm mục đích gì? 

Câu 4: Câu “Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời?” thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng? 

Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nghĩ của em về tác giả, người được nhận định là “Một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân”.

cứu mình với mn ơiiii :<<

2
27 tháng 2 2022

Câu 1 :

`-` Đoạn văn trên trích trong tác phẩm : Chiếu Dời Đô

`-` Của : Lý Công Uẩn

`-` Thể loại : chiếu

`-` PTBĐ : nghị luận 

Câu 2 : Nội dung chính : dẫn chứng việc dời đô của nhà Chu, nhà Thương khiến cho vận mệnh nước lâu dài, thịnh vượng.

Câu 3 : Mục đích : dẫn chứng cho việc dời đô khỏi Hoa Lư là cần thiết để phát triển đất nước lâu dài.

Câu 4 : 

`-` Kiểu câu : hành động nói

`-` Tác dụng :  khẳng định sự đúng đắn về quyết định dời đô của Lí Công Uẩn, đồng thời là lời thuyết phục nhân dân tin vào quyết định của mình.

Câu 5 : Tham khảo:

Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

27 tháng 2 2022

1. Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn. Thể loại của văn bản là thể chiếu. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận.

2. Nội dung chính của đoạn trích là lí do cần phải dời đô.

3. Tác giả dẫn sử sách của TQ nói về việc các vua đời xưa bên TQ cũng từng có những cuộc dời đô để cho thấy dời đô là điều cần thiết. Đây không phải lần đầu tiên có việc dời đô, việc dời đô là noi theo gương các triều đại trước, tạo điều kiện để đất nước phát triển hơn. Đây là điều tất yếu, phù hợp đạo lí.

4. Câu văn thuộc kiểu câu nghi vấn. Tác giả sử dụng câu nghi vấn đề khẳng định việc dời đô của các triều đại không phải tự theo ý mình tự tiện chuyển dời mà là dựa trên những điều kiện thực tế của đất nước, việc dời đô là cần thiết, hợp đạo lí.

16 tháng 5 2022

?

Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào các em đã được học? Tình hưống của truyện đặc biệt ở điểm nào?Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì?“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”Câu 4: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử...
Đọc tiếp

Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào các em đã được học? Tình hưống của truyện đặc biệt ở điểm nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau và cho biết đó là kiểu câu gì?

“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp”

Câu 4: Chỉ ra biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích? Viết đoạn văn phân tích hình ảnh so sánh đó?

Câu 5: Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích từ 7-10 câu có sử dụng mộ từ láy và chỉ rõ.

Câu 6: Hãy chỉ ra một văn bản có cùng chủ đề trong chương trình Ngữ văn lớp 7, ghi rõ tên tác giả?

Câu 7: Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ, ghi lại những suy nghĩ của em về vai trò của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người.

1
19 tháng 9 2021

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp: Cảm thấy mình chơ vơ là lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.”

( Ngữ văn 8- tập 1)