K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2018

Về kinh tế: Từ năm 1994, kinh tế Tây Âu bắt đầu có sự phục hồi và phát triển. Tây Âu vẫn trở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

Về chính trị-đối ngoại: Tình hình các nước Tây Âu tương đối ổn định. Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có sự thay đổi sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.

3 tháng 2 2017

Từ thập kỉ 90, Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kì suy thoái, tuy nhiên Nhật Bản vẫn duy trì là một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.

Về khoa học-kĩ thuật: Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô.

Văn hóa: Nhật Bản vẫn luôn giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của mình.

Chính trị: Từ năm 1993-2000, chính quyền Nhật Bản thuộc về các Đảng đối lập hoặc liên minh các Đảng phái khác nhau.

Đối ngoại: Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.

29 tháng 2 2016

-Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950

Sau chiến tranh Tây Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhiều thành phố, nhà máy, khu công nghiệp đường giao thông bị tàn phá.

Về kinh tế : đến năm 1950, nền kinh tế đã được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh, trong đó viện trợ Mĩ (kế hoạch Macsan) đóng vai trò quan trọng.

Về đ ối ngoại:

 Nhiều nước Tây Âu tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ cầm đầu.

Nhiều nước trở lại xâm lược thuộc địa cũ (Pháp quay lại xâm lược Đông Dương)

-Tây Âu từ năm 1950 đến năm 1973

Về kinh tế : nền kinh tế các nước Tây Âu có sự phát triển nhanh (Đức thư 3, Anh thứ 4, Phap thứ 5 TG) Tây Âu trở thành một TRONG 3 trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Về đối ngoại: các nước Tây Âu vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ, đồng thời đa dạng hoá quan hệ ngoại giao. Nhiều nước đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ như Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan.

-Tây Âu từ năm 1973 đến năm 1991

 Về kinh tế : do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, Tây Âu đã diễn ra  sự xen kẽ tăng trưởng và suy thoái, khủng hoảng và ngày càng vấp phải sự cạnh tranh của Mĩ, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.

       Về đối ngoại: Tây Âu ngả dần theo xu thế hòa hoãn như Hiệp định 11-1972 giữa hai Nhà nước Tây Đức và Đông Đức, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975), tháng 11-989, bức tường Béclin bị phá bỏ, sau đó nước Đức tái thống nhất (10-1990).

     - Tây Âu từ sau 1991 đến năm 2000

        Về kinh tế : Bước vào đầu thập kỉ 90, nền kinh tế nhiều nước Tây Âu đã trải qua một đợt suy thoái ngắn, từ khoảng năm 1994 trở đi, kinh tế Tây Âu có sự phục hồi và phát triển. Tây Âu vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới (giữa thập kỉ 90)

        Về đối ngoại : Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu có điều chỉnh quan trọng, chú ý đến cả với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh cũng như với các nước Đông Âu và SNG.

 

5 tháng 2 2016

- Tình hình kinh tế : 

  + Từ thập kỉ 50 đến đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế các nước tư bản Tây Âu có sự ổn định và phát triển nhanh.

  + Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu ngày càng diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC -1957), sau trở thành Công đồng Châu Âu (EC -1967)

   + Từ đầu thập kỉ 70 trở đi, Tây Âu đã trở thàng 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

- Tình hình chính trị :

   + Nền dân chủ tư sản ở Tây Âu tiếp tục phát triển.

   + Trên chính trường nhiều nước trong khu vực này có những biến động đáng chú ý

- Chính sách đối ngoại : Nhiều nước tư bản Tây Âu một mặt tiếp tục chính sách liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.

   

 

5 tháng 5 2018

Chọn đáp án B

Theo SGK Lịch sử 12 trang 49, về kinh tế, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, cũng như Mĩ và Nhật Bản, từ năm 1973 nhiều nước tư bản chủ yếu ở Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định, kéo dài đến đầu thập kỉ 90.

13 tháng 7 2017

Đáp án D
Đặc điểm chung của nền kinh tế các nước tư bản đó là sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa có điểm hạn chế là tình trạng không ổn định, thường xuyên trải qua những cuộc khủng hoảng, suy thoái; sự phân hóa giàu nghèo ở mức độ cao. Các nước tư bản Tây Âu cũng không phải ngoại lệ.

27 tháng 12 2019

Về kinh tế: Nhiều nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế, phát triển không ổn định.

Chính tri-xã hội: Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều

3 tháng 7 2017

Đáp án D

(3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh (1945 – 1950)

(1) Tây Âu trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới (những năm 70)

(4) Tây Âu lầm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài (1973 đến đầu thập kỉ 1991)

(2) Sau hơn 1 thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã được phục hồi và phát triển trở lại (1991 – 2000)

20 tháng 8 2018

Đáp án A

1) Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. (1950 - 1973)

2) Sau hơn một thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển trở lại. (1991 – 2000)

3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh. (1945 – 1950)

4) Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kéo dài. (1973 – 1991).

Chọn đáp án: A (3,1,4,2).

6 tháng 10 2018

* Về kinh tế: Trong những năm 1990-1995, tốc độ tăng trưởng luôn là con số âm. Tuwg năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có tín hiệu phục hồi, và tăng dần vào các năm sau đó. Tốc độ tăng trưởng tăng 0,5% (1997), 9% (2000).

* Về chính trị: Ban hành hiến pháp Liên bang Nga (12/1993).

* Về đối ngoại: một mặt ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và giúp đỡ về kinh tế. Mặt khác, Nga khôi phục quan hệ với một số nước châu Á.

Từ năm 2000: Kinh tế và chính trị dần được khôi phục, tuy vậy nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức mới.