Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Các cánh cung núi: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
-Địa hình vùng núi Đông Bắc có đặc điểm là có hướng nghiêng chung thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam, vùng chủ yếu là đồi núi thấp với 4 cánh cung nổi bật là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều. Vùng có địa hình các-xtơ đá vôi độc đáo có mặt ở nhiều nơi.
-Hướng vòng cung của các cánh cung vùng Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta và làm cho Đông Bắc có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn, nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp.
Hướng vòng cung của các cánh cung vùng Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta và làm cho Đông Bắc có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn, nhiều tháng nhiệt độ xuống thấp.
Khí hậu có sự phân hóa theo dộ cao địa hình (trung bình cứ lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0,6 ° C). Do địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng nên chỉ hình thành các vành đai nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới trên núi.
Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:
- Khu vực đồi núi gồm vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
- Khu vực đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Bờ biển và thềm lục địa.
Sự ảnh hưởng của địa hình vùng núi Tây Bắc đến phát triển kinh tế- xã hội:
* Về kinh tế:
- Tích cực:
+ Có địa hình cao nhất nước ta nên những dãy núi (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) trở thành địa điểm du lịch lí tưởng cho những người thích leo núi cao khi đến Việt Nam. Còn có địa hình thung lũng các-xtơ, các cánh đồng nên cũng sẽ có khách du lịch tới đây ngắm cảnh thiên nhiên. Ngoài ra còn có địa hình vùng núi đá vôi với sản lượng đá vôi dồi dào.
+ Khoáng sản phong phú có thể khai thác như đồng, than đá, a-pa-lít,...
+ Khí hậu mát mẻ, đa dạng là nơi phát triển lâm nghiệp như các cây công nhiệp (keo, cà phê,...), cây ăn quả (dâu tây, cam,...), chăn nuôi,...
- Tiêu cực:
+ Địa hình cao nguyên hiểm trở chạy song song, chia cắt mạnh làm cho việc di chuyển khó khăn.
+ Khi tới cuối mùa đông hoặc đầu mùa hè thì khí hậu từ mát mẻ trở nên khô, lạnh nên nhiều thực vật, động vật mà con người trồng, nuôi có thể héo, ốm, chết.
+ Nằm ở mảng địa chất nên rất có khả năng xảy ra động đất.
+ Rất dễ bị sạt lở đất khi mưa, lũ làm thiệt hại đến kinh tế con người.
* Về xã hội:
- Tích cực: Những vùng núi hiểm trở, các cánh rừng và triền ruộng bậc thang đã tạo nên văn hóa lâu đời cho con người ở vùng Tây Bắc.
- Tiêu cực: Vì ở vùng núi nên con người vùng Tây Bắc chưa phát triển hoàn thiện các công nghệ hiện đại như ở khu vực đồng bằng.
Ảnh hưởng tích cực
- Có nhiều địa danh nổi tiếng thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú \(\rightarrow\) Phù hợp cho các ngành công nghiệp khai khoáng.
- Chủ yếu là địa hình đồi núi cao phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp và thuốc.
Tiêu cực
- Địa hình hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, khai khoáng.
- Mùa đông lạnh có sương muối ảnh hưởn tới cây trồng.
- Vào mỗi mùa mưa lũ thường có lũ và sạt lở ảnh hưởng đến người và vật nuôi.
Đặc điểm chính của địa hình vùng Tây Bắc
Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải chạy cùng hướng Tây Bắc - Đông Nam:
+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt - Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).
+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào từ Khoan La San đến sông cả. Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.
Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như : Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ,...
Ánh hưởng của địa hình vùng Tây Bắc đến sự phân hóa khí hậu của vùng
Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao.
Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.