K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2020

Đối với bài này bạn có thể trả lời theo 2 cách:

Cách 1:

- Tháng 7-1935, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII, đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

⟹ Có ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng, giai đoạn 1936-1939:

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 đã xác định:

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến;

+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

+ Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

+ Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Cách 2:

1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.

2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh..

25 tháng 2 2020

-Tháng 7-1935, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII, đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.

⟹ Có ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng Công sản Đông Dương giai đoạn 1936-1939:

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 đã xác định:

+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.

+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

+ Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

+ Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

5 tháng 4 2021

Bạn tham khảo nha! Nguồn là của Wikipedia1945

- Năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số 23 triệu).

- 9 tháng 3: Nhật Bản nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kỳ Pháp thuộc kết thúc. Bảo Đại tuyên bố hủy hiệp định của nhà Nguyễn với Pháp. Nhật Bản hỗ trợ Bảo Đại thành lập Đế quốc Việt Nam, nhưng chính phủ này bị Nhật Bản khống chế chặt chẽ.

- 11 tháng 3: Khởi nghĩa Ba Tơ tại Quảng Ngãi.

- 12 tháng 3: Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" phát động cao trào kháng Nhật.

- 11 tháng 3 - 23 tháng 8: Sự tồn tại ngắn ngủi của chính phủ Đế quốc Việt Nam do Nhật lập nên.

- 8 tháng 5: Kết thúc Thế chiến lần thứ 2. Theo thỏa thuận, quân Quốc dân Đảng Trung Quốc sẽ vào miền Bắc Việt Nam, quân Anh sẽ vào miền Nam Việt Nam (ranh giới là vĩ tuyến 17) để tước vũ khí quân Nhật.

- 16 tháng 8: Đại hội quốc dân tại Tân Trào thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ Cách mạng lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- 19 tháng 8: Việt Minh tổ chức Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội và lan ra cả nước.

- 22 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Huế, gửi công điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.

- 30 tháng 8: Bảo Đại chấp nhận thoái vị.

- 25 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn.

- 2 tháng 9: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

- 8 tháng 9: Phòng trào Bình dân học vụ được phát động. 1 năm sau đã có 2,5 triệu người Việt Nam được xóa nạn mù chữ.

- 23 tháng 9: Quân Pháp quay trở lại miền Nam, xung đột vũ trang với Việt Minh và các lực lượng bản xứ khác, chiếm quyền kiểm soát nhờ sự giúp đỡ của quân Anh. Ngày Nam Bộ kháng chiến.

1946

- tháng 1: Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam thành lập trên cơ sở cải tổ từ Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

6 tháng 1: Bầu cử Quốc hội khóa 1 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2 tháng 3: Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập dựa trên kết quả của kỳ họp thứ I Quốc hội khóa I Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

26 tháng 3: Pháp thành lập Nam Kỳ quốc, tách miền Nam Việt Nam thành quốc gia riêng thuộc Liên hiệp Pháp.

6 tháng 3: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp ký Hiệp định sơ bộ cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho quân của Tưởng Giới Thạch. Việt Nam loại trừ được nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng.

12 tháng 7: Vụ án Ôn Như Hầu, âm mưu của Việt Nam Quốc dân Đảng nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị phá vỡ.

14 tháng 9: Hồ Chí Minh và đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp J. Sainteny ký Tạm ước (Modus Vivendi).

23 tháng 11: Pháp đánh phá và chiếm đóng Hải Phòng làm 6000 thường dân thiệt mạng. Hồ Chí Minh kêu gọi lần cuối sự ủng hộ của Mỹ.

19 tháng 12: Hồ Chủ tịch phát động Toàn quốc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp bắt đầu.

19 tháng 12 - 18 tháng 2 năm 1947: Trận đánh tại Hà Nội mở màn chiến tranh Đông Dương, Việt Minh cầm chân Pháp tại Hà Nội tạo thời gian để lực lượng lớn rút ra ngoài và chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

1947 

tháng 10 - 22 tháng 12: Chiến dịch Léa - Pháp vây Chiến khu Việt Bắc của Việt Minh.

19 tháng 12: cuộc chiến đấu giữa Việt Minh và quân Pháp đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc.

1948

- tháng 6: Hiệp định Vịnh Hạ Long, Pháp đồng ý thành lập Quốc gia Việt Nam gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp.

1949

- tháng 3, Hiệp ước Elysée, Pháp công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam.

- 22 tháng 5: Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trao Nam Bộ cho chính phủ Quốc gia Việt Nam.

- Tháng 7: Pháp thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam

1950

- Tháng 1: Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Tháng 2: Mỹ và Anh công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam

- 8 tháng 5: Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự vào Việt Nam khi tổng thống Harry Truman duyệt 15 triệu đô-la viện trợ quân sự cho Pháp. Cố vấn quân sự Mỹ sẽ đi theo dòng xe tăng, máy bay, pháo, và các hàng hóa khác vào Việt Nam. Trong 4 năm sau, Mỹ sẽ tiêu 3 tỷ đô-la cho cuộc chiến của người Pháp và đến năm 1954 sẽ cung cấp 80% hàng hóa chiến tranh mà quân Pháp sử dụng.

- 16 tháng 9 - 17 tháng 10: Chiến dịch Biên giới. Việt Minh phá thế cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ từ Trung Quốc, bắt đầu chuyển sang thế chủ động.

- 22 tháng 12: Bom napan được sử dụng lần đầu tại Việt Nam để chống lại quân Việt Minh tại Tiên Yên.

1953

- 20 tháng 11: Quân Pháp bắt đầu xây dựng căn cứ tại Điện Biên Phủ

- 19 tháng 12: "Luật cải cách ruộng đất" được Hồ Chủ tịch phê chuẩn và chính thức ban hành. Chương trình cải cách ruộng đất tại miền Bắc bắt đầu.

1954

- 13 tháng 3: Trận Điện Biên Phủ mở màn.

7 tháng 5: Điện Biên Phủ thất thủ. Hơn 10.000 quân Pháp ra hàng, Pháp mất lợi thế đàm phán tại Geneve.

8 tháng 5: Hiệp định Geneve chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17

7 tháng 7: Ngô Đình Diệm được chọn làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam

21 tháng 7: Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết.

Tháng 8-1954 đến tháng 5-1955: Cuộc di cư Việt Nam

1954

8 tháng 9: Liên minh SEATO được lập ra nhằm mục đích ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản.

10 tháng 10: Pháp rút, Việt Minh tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến.

21 tháng 11 2021

Tham khảo ý thứ 2

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

 Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

  Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

3 tháng 1 2018

Quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam
* Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/9/1973
* Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính trị, giao lưu văn hóa không ngừng được mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.
Về chính trị

Hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao. Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam 4 lần (Tomiichi Murayama 8/1994, Ryutaro Hashimoto 1/1997, Keizo Obuchi 12/1998, Junichiro Koizumi 4/02.) Ngoại trưởng Nhật thăm chính thức 2 lần (1996 và 2004). Thủ tướng Việt Nam thăm Nhật bản 6 lần (1993, 1999, 2001, 2003 - 2 lần - và 6/2004). Từ 1993 đến nay, Tổng Bí thư (2 lần vào 1995 và 2002), Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đã thăm Nhật Bản. Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững".

Hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối thoại ở nhiều cấp. Ngoài đối thoại chính trị định kỳ ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao (từ năm 1993), hai bên cũng đã xây dựng được cơ chế đối thoại kinh tế, an ninh và quốc phòng. Hai bên đã trao đổi tùy viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán ở Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam và Osaka ở Nhật Bản

Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam; hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, ARF, vận động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật...); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ Nhật làm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mở rộng, và vận động Nhật ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Về mậu dịch

Nhật Bản là bạn hàng số 1 của Việt. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.
Đầu tư trực tiếp

Đến tháng 11/2003 có 354 dự án với số vốn đăng ký 4,47 tỷ $. Trong số 62 nước vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật đứng thứ 3 sau Singapore và Đài Loan về số vốn đăng ký nhưng đứng đầu về kim ngạch đầu tư đã đi vào thực hiện (3,7 tỷ $). 11 tháng đầu năm 2003, Nhật đứng thứ 5 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 78 triệu USD, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2002. Hai nước đã ký kết Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng 11/2003. Tháng 12/03 hai bên đã thoả thuận Sáng kiến chung nhằm cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Về ODA

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2003 đạt khoảng 8,7 tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỷ USD. Từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Năm 2003, mặc dù cắt giảm 5,8% ODA cho các nước nói chung, nhưng ODA cho Việt Nam vẫn là 91,7 tỷ yên, giảm khoảng 1.2% so với năm 2002.
Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố chính sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện cơ cấu.
Về hợp tác lao động

Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16 ngàn tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật. Nhật là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt nam trong 5-10 năm tới. Tuy nhiên mấy năm gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật (tỷ lệ bỏ trốn năm 2002 là 24,7%, cao nhất trong các nước cử lao động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động.
Về văn hóa giáo dục

Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người, chương trình thanh niên ASEAN (100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hóa, những người người tình nguyện, chuyên gia. Hàng năm Chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam từ 1 đến 2 dự án viện trợ văn hoá không hoàn lại như thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư liệu Viện Hán-Nôm, Bảo tàng Lịch sử, xưởng phim hoạt hình. Về giáo dục, Chính phủ Nhật Bản nhận khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật Bản đào tạo hàng năm. Ngoài ra còn có nhiều học sinh du học tự túc. Tổng số lưu học sinh Việt Nam ở Nhật hiện nay khoảng hơn 1000 người. Trong 5 năm (1994-1999), Chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và vùng ven biển hay bị thiên tai.
Về du lịch

Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2002 đã có 280 ngàn. Do ảnh hưởng của SARS, du lịch Nhật Bản vào Việt nam trong năm 2003 giảm sút. Tuy nhiên, cơ hội và tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước còn rất lớn. Từ tháng 1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004, Việt Nam đã quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Từ ngày 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song phương miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.

11 tháng 8 2018

Đáp án là D.