Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Virus khác với vi khuẩn ở những điểm sau:
- Chưa có cấu tạo tế bào.
- Kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm).
- Vật chất di truyền chỉ chứa DNA hoặc RNA.
- Sống kí sinh nội bào bắt buộc, không có khả năng biểu hiện sự sống khi tồn tại độc lập.
- Không có hệ thống sinh năng lượng, không có hiện tượng sinh trưởng và sinh sản (có quá trình nhân lên).
- Không mẫn cảm với kháng sinh
- Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, sống kí sinh nội bào bắt buộc.
- Đặc điểm của virus:
- Có kích thước siêu hiển vi (khoảng 20 – 300 nm).
- Chưa có cấu tạo tế bào; chỉ cấu tạo đơn giản gồm phần lõi là DNA hoặc RNA và lớp vỏ protein, một số virus còn có vỏ ngoài.
- Sống kí sinh nội bào bắt buộc, không thể nhân lên và thực hiện các hoạt động chuyển hóa bên ngoài tế bào chủ.
- Không có hệ thống sinh năng lượng, không có hiện tượng sinh trưởng và không mẫn cảm với các chất kháng sinh.
- Trong điều kiện ngoài cơ thể, chúng có thể tồn tại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học không sống và có khả năng truyền nhiễm.
Nêu khái niệm cấu tạo của virus?
- Cấu tạo của virus : Gồm vỏ protein, có lõi lak ADN hoặc mARN sao chép ngược, trong đó bộ ADN có tới 90% lak có đuôi,...vv
Vì sao virus dễ dàng có nhiều biến thể?
- Vik virus có mang thông tin di truyền lak ADN, khi tạo ra biến thể tức là ADN bị đột biến làm thay đổi, do đó với tốc độ sinh sản, số lượng cá thể thik virus có rất nhiều loại đột biến khác nhau -> nhiều biến thể
Lấy VD trong thực tế : Virus Dengue, virus viêm não nhật bản, virus HIV,...vv
Điểm so sánh | Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus | Sản xuất thuốc trừ sâu từ vi khuẩn |
Nguyên lí | Sử dụng virus để nhiễm vào sâu hại cây trồng. | Sử dụng độc tố do vi khuẩn tổng hợp để tiêu diệt sâu bệnh. |
Quy trình sản xuất | Nhiễm virus vào sâu → Nuôi sâu → Khi sâu chết, nghiền để thu sản phẩm chứa virus hại sâu → Đóng gói/ chai sản phẩm. | Nuôi cấy vi khuẩn → Thu sinh khối → Tách chiết độc tố → Thêm chất phụ gia → Đóng gói/chai sản phẩm. |
Sản phẩm | Chứa virus. | Chứa độc tố do vi khuẩn tạo ra. |
Bảo quản | Khó bảo quản. | Dễ bảo quản hơn. |
tham khảo
I. KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG
1. Khái niệm sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
2. Thời gian thế hệ (g)
Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
VD: VK E.coli 20' phân chia một lần (g=20'); trực khuẩn lao là 12h ( ở nhiệt độ 37oC); nấm men bia ở 30oC là 2h...
Công thức tính thời gian thế hệ: g = t/n
với: t: thời gian
n: số lần phân chia trong thời gian t
3. Công thức tính số lượng tế bào
Sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t:
Nt = N0 x 2n
Với:
Nt : số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t
N0 : số tế bào ban đầu
n : số lần phân chia
II. SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI SINH VẬT
1. Nuôi cấy không liên tục
Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục bao gồm 4 pha cơ bản; pha tiềm phát, pha cấp số, pha cân bằng và pha suy vong.
µ là tốc độ sinh trưởng riêng của VSV, chỉ số lần phân chia trong một đơn vị thời gian.
- Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào.
- Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đai. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất.
- Pha cân bằng: tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật giảm dần. Do chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tăng trong môi trường nuôi cấy, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.
- Pha suy vong: số lượng tế bào trong quần thể giảm do bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tăng
Ý nghĩa: nghiên cứu sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật,
Một số hạn chế của nuôi cấy không liên tục:
+ Chất dinh dưỡng cạn dần
+ Các chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật
2. Nuôi cấy liên tục:
Trong nuôi cấy liên tục không có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới cũng không lấy ra các chất độc hại do đó quá trình nuôi cấy sẽ nhanh chóng dẫn đến suy vong.
Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn.
Nuôi cấy liên tục được dùng để sản xuất sinh khối vi sinh vật như các enzyme, vitamim, etanol…
III. Sinh sản của vi sinh vật.
Ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực đều có 3 hình thức sinh sản là: Phân đôi, nảy chồi và hình thành bào tử.
1. Sinh sản ở sinh vật nhân sơ.
Phân đôi ở vi sinh vật:
Nội bào tử ở vi khuẩn
2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực.
Hình thành bào tử ở nấm mốc:
Bào tử trần và bào tử kín :
So sánh nội bào tử và ngoại bào tử:
Trình bày sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục+ Pha tiềm phát + Pha luỹ thừa + Pha cân bằng + Pha suy vong
Để không xảy ra pha suy vong: luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra lượng dịch nuôi cấy tương đương.
So sánh nuôi cấy liên tục và không liên tục
Để giúp các bạn dễ nhớ và so sánh, Toploigiai xin tổng hợp lại những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục như sau:
Giống nhau:
Cả hai phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục đều bắt đầu với pha tiềm phát. Tiếp đến là pha lũy thừa và pha cân bằng.
Khác nhau:
Nuôi cấy liên tục | Nuôi cấy không liên tục |
Thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng mới | Không bổ sung chất dinh dưỡng mới |
Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối | Không rút bỏ chất thải và sinh khối |
Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật tương đối ổn định, không có pha tiềm phát | Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong |
Vi sinh vật không bị phân hủy ở thời gian suy vong | Vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong |
Bảng so sánh giữa nuôi cấy liên tục và không liên tục
Sự sinh trưởng của vi sinh vật xử lý nước
Quá trình nhân lên của virus cúm và virus HIV có một số điểm khác nhau:
- Vì là virus RNA, cả hai đều dựa vào enzyme RNA polymerase để sao chép genome của mình. Tuy nhiên, virus HIV còn sử dụng enzyme khác là reverse transcriptase, giúp chuyển đổi RNA của nó thành DNA và sau đó nằm trong DNA tế bào chủ để nhân lên. Trong khi đó, virus cúm không cần enzyme này mà sao chép RNA trực tiếp.
- Quá trình nhân nên của virus HIV là chậm hơn so với virus cúm.
- Virus cúm có cấu trúc capsid thành đồng hình, bao quanh bởi lớp vỏ lipid. Trong khi đó, virus HIV có capsid hình nón bị lệch tâm.
quá trình nhân của virus cúm :
+ Khi xâm nhập vào tế bào thích hợp cho nó thì ARN của virus sẽ đc tổng hợp trong nhân của tb vật chủ còn các thành phần khác của virus được tổng hợp trong bào tương của tế bào.(gg)
quá trình nhân lên của HIV(gg)
+ HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của tế bào bạch cầu để nhân lên, sinh sôi và nảy nở, quá trình cứ vậy tiếp diễn
- Khái niệm virus: Virus là dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào sinh vật.
- Virus có các đặc điểm khác với vi khuẩn:
Virus
Vi khuẩn
Có kích thước rất nhỏ
Có kích thước lớn hơn
Không có cấu tạo tế bào
Có cấu tạo tế bào
Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật
Sống kí sinh hoặc sống tự do trong môi trường
Chỉ có DNA hoặc RNA
Có cả DNA và RNA
Không có ribosome
Có ribosome