Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Bài học đường đời đầu tiên'' của Dế Mèn là không nên ỷ thế có thân hình to khoẻ mà đi bắt nạt những kể yếu thế. Không nên ngông cuồng, xốc nổi, kiêu ngạo mà làm những việc ''ngu dại'' không biết suy nghĩ vì những việc làm ấy thì thế nào kết cuộc cũng sẽ là mang hoạ vào thân.
“Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vả lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay cũng may là thoát nạn nhưng không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn tôi sẽ cũng tự rước họa vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc sẽ đến mãi sau này tôi cũng không thể nò quên”.
Dế Choắt là láng giềng của Dế Mèn. Cái tên Dế Choắt là do Dế Mèn đặt ra với thái độ mỉa mai, chế giễu. Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng. Nhìn Dế Choắt với con mắt khinh thường, chê bai mỉa mai châm biếm. Cho Dế Choắt là một kẻ xấu xí : Cái chàng Dế Choắt người gầy gò, và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã là thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng…Đôi càng bè bè, nặng nề. Râu ria cụt có một mẩu và mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ….Dế Mèn nói năng với Dế Choắt luôn bằng giọng bề trên, khinh khỉnh, dạy dỗ:
Gọi Dế Choắt là chú. Tùy bằng tuổi với Dế Choắt: “Ôi chú mày ơi! chú mày có lớn mà không có khôn”.
Dế Mèn còn là một kẻ ích kỉ không cho Dế Choắt đào ngách thông nhà mình lại còn mắng : ” Hứt thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! chú mày hôi như cú mèo như thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điều hút mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết.”
Đúng như Dế Mèn tự nhân: Ngẫm ra thì tôi chỉ nói cho sướng miệng thôi. Dế Mèn là một kẻ không bao giờ nghe ai và cũng không quan tâm là có ai nghe mình không. Qua cái thái độ và lời nói của Dế Mèn đối với Dế Choắt ta thấy Dế Mèn là một kẻ kiêu ngạo, coi nhẹ tình hàng xóm láng giềng và không có tình thương yêu đồng loại.
Tuổi trẻ đôi khi chúng ta thật bồn bột và suy nghĩ chưa chín chắn đôi khi ta gây ra những chuyện mà làm ta ân hận cả đời. Dế Mèn cũng vậy. Dế Mèn hay nghĩ ra những trò nghịch ngợm ranh mãnh và gây ra những chuyện đáng tiếc.
Lúc thấy bóng chị Cốc đậu trước cửa hang, Dế Mèn rủ Dế Choắt chêu trọc chị. Dế Choắt tỏ ra nhát gan không dám thì Dế Mèn quắc mắt mắng:
“Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!”. Thẩm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tư đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ ta đâu!”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thíp”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát.
Thấy Dế Choắt nằm im thoi thóp thì hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt thật sự hối hận về hành đọng dại dột của mình! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Để chuộc lại lỗi lầm Dế Mèn đã chôn chất Dế Choắt chu đáo. Sau cái chết của Choắt Dế Mèn đau xót ân hận lắm. Chú tự trách mình ngôn cuồng và dại dột. Cũng từ đấy, chú cố gắng sửa đổi tính nết để trở thành người tốt.
Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người.
- Thái độ của Dế Mèn đối với chị Cốc diễn biến như sau: Khi thấy chị Cốc thì Dế Mèn kiêu căng, hung hăng bày trò trêu chọc, không biết sợ là gì nhưng khi nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì khiếp vía, nằm im thin thít.
- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là: thương xót, hối hận vì đã gây họa cho Dế Choắt
- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:
- Lúc bắt đầu trêu:
- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.
- Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
- Lúc trêu xong: sợ hãi, hèn nhát
- Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang
- Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít.
- Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: Thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận.
- Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này.
- Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.
- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.
-
-
-
-
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!!!
Đầu tiên chỉ vì tính tinh nghịch của mình là thích trêu chọc và cà khịa với người khác, tiếp đó là muốn ra oai với Dế Choắt, tỏ rõ mình là người mạnh mẽ, không sợ bất cứ một ai, khoác loác, huênh hoang. Nhưng sau khi mụ cốc lên tiếng thì lại chui tọt vào hang. trước cái chết của bạn thì ân hận, nhận lỗi về mình và thấm thía bài học đường đời đầu tiên. Bài học này được thể hiện qua lời khuyên của Dế Choắt: " ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân"
Sau khi Dế Choắt chết do lỗi nghịch ngợm chọc phá trêu đùa chị cốc của Dế Mèn. Chú ta vô cùng ân hận“Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình.
Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay cũng may là thoát nạn nhưng không cố gắng mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn tôi sẽ cũng tự rước họa vào mình.
Sau cái chết của người bạn ốm yếu đáng thương Dế Mèn đã học được một bài học vô cùng lớn trong cuộc đời của mình. Nó là một bài học dù mãi sau này cũng chẳng thể nào quên
Trước khi xảy ra sự việc Dế Mèn thường coi thường Dế Choắt bởi cậu ta ốm yếu quanh năm, sức khỏe không có. Dế Mèn thường xuyên trịch thượng dạy khôn, nhìn Dế Choắt bằng nửa con mắt, chê bai, châm biếm sự yếu ớt của Dế Choắt và coi mình là người tài giỏi người có sức mạnh lớn lao không sợ gì cả.
Dế Mèn thường tự coi mình là đàn anh của Dế Choắt dù là con này bằng tuổi nhau. Dế Mèn thường nói “Chú mày có lớn mà không có khôn” thể hiện thái độ đàn anh hách dịch, hống hách, giọng kể cả lên lớp cho Dế Choắt.
Khi Dế Choắt tỏ ý muốn đào một cái ngách thông qua hang động của Dế Mèn thì Dế Mèn quát lớn “Hứt! thông ngách sang nhà ta?Dễ nghe nhỉ! chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được”
Sự ích kỷ của Dế Mèn trước một người bạn ốm yếu hơn mình, sự vô tâm của Dế Mèn thật là đáng trách. Dế Mèn tỏ ra là người ích kỷ, chỉ biết nghĩ tới lợi ích của bản thân mình, mà không quan tâm tới đồng loại xung quanh. Dế Mèn cũng là người không biết an phận, khiêm tốn mà luôn cao ngạo trịch thượng coi mình là vô địch trong thiên hạ. Đúng là kẻ “ếch ngồi đáy giếng”
Tuổi trẻ bồng bột Dế Mèn luôn muốn tỏ vẻ hơn người, để tỏ rõ uy lực của mình trước mộ Dế Choắt ốm yếu quanh năm. Dế Mèn nói để ta trêu chị Cốc xem như thế nào nhé.
Mặc dù Dế Choắt đã hết sức khuyên ngăn bảo Dế Mèn không nên đùa với lửa chẳng may chị Cốc nổi điên thì mất mạng. Nhưng những lời nói của Dế Choắt chỉ như đổ thêm dầu vào lửa là cho Dế Mèn điên rồ hơn. Hắn muốn chứng tỏ sự oai phong của mình nên tỏ vẻ hống hách nói lớn.
“Cái Cò cái Vạc cái Nông
Ba cái cùng béo vặt lông con nào
Vặt lông con mẹ Cốc cho tao
Tao nấu tao nướng tao xào tao ăn”
Vừa nghe có người nói động tới mình chị Cốc quắc mắt nhìn xung quanh tìm đối tượng, miệng hỏi lớn “Đứa nào trêu tao đấy?”
Dế Mèn thấy vậy chạy tít vào hang sâu của mình, chỉ có Dế Choắt ốm yếu đang lom khom ẩn mình trong chiếc hang nông bị chị Cốc mổ cho mấy cái xuyên thủng bụng chết.
Khi chị Cốc mổ xuống hang của Dế Choắt, Dế Mèn chỉ biết nằm im thin thít chờ cho chị Cốc đi xa mới dám chạy sang bên hang động nhà Dế Choắt để hỏi thăm.
Nhìn Dế Choắt nằm im thoi thóp Dế Mèn ân hận quỳ xuống nâng đầu Dế Choắt mà nói lời ân hận về hành động ngu dại của mình, vì mình mà Dế Choắt bị hại chết.
Cái chết của Dế Choắt đã thức tỉnh Dế Mèn biến Dế Mèn từ chú dế hung hăng, kiêu ngạo trở thành người hiểu chuyện và chín chắn hơn.
+ Ở đời sống không nên kiêu căng, xốc nổi, bắt nạt kẻ yếu. Tính kiêu ngạo, nóng vội của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời
+ Sống phải đoàn kết thân ái với mọi người
Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:
- Lúc bắt đầu trêu:
- Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !.
- Giương mắt ra mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này.
- Lúc trêu xong: sợ hãi, hèn nhát.
- Chị trợn tròn mắt, giương cánh lên…Tôi chui tọt vào hang
- Nép tận đáy mà tôi cũng chết khiếp, nằm im thin thít.
- Lúc Dế Choắt bị chị Cốc đánh chết: Thì khóc thảm thiết hốt hoảng ăn năn, hối hận.
- Nào tôi biết đâu cơ sự lại ra nông nỗi này.
- Tối hối lắm! tôi hối hận lắm.
- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.
Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt
+ Huênh hoang: “ Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa”
+ Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn
+ Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít.
+ Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi
=> Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ.
- Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình.
- Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”
Diễn biến tâm lí:
- Hung hăng
- Chui tọt và hang
- nằm im thin thít, mon mem
Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt
+ Huênh hoang: “ Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa”
+ Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn
+ Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít.
+ Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi
=> Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ.
- Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình.
- Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”