Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những năm 1933-1939, Hít-le thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, kinh tế, đối ngoại
- Chính trị:
+ Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật
+ Thủ tiêu nền cộng hoà Vai-ma, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hít-le lãnh đạo
- Kinh tế:
+ Tổ chức theo hướng tập trung mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự
+ 7.1933, Hít-le thành lập Tổng hội đồng kinh tế điều hành hoạt động của các ngành kinh tế.
- Thoát khỏi khủng hoảng, phát triển nhanh chóng. 1938 Công nghiệp Đức đã vượt qua các nước Châu Âu
- Đối ngoại
+ 10.1933, Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động
+ 1935, Ra lệnh tổng động viên quân dịch, biến nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ
+ Kí với Nhật Bản: “ Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” Hình thành khối phát xít Đức - Ý - Nhật Bản
→Nhằm tiến tới phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới
Trong những năm 1933 - 1939, Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại:
- Về kinh tế : thực hiện quân sự hoá nền kinh tế.
- Về chính trị: thiết lập chế độ phát xít.
- Về đối ngoại : ráo riết triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới (lấy thêm dẫn chứng trong SGK).
Trong những năm 1933 - 1939, Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại:
- Về kinh tế : thực hiện quân sự hoá nền kinh tế.
- Về chính trị: thiết lập chế độ phát xít.
- Về đối ngoại : ráo riết triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới (lấy thêm dẫn chứng trong SGK).
Tham khảo
a) Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933
Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bắt nguồn từ các nước tư bản với sự chạy đua sản xuất hàng loạt hàng hóa số lượng lớn, mong đạt lợi luận khổng lồ. Từ đó, người dân không tiêu thụ hết dẫn tới thừa ế hàng hóa tràn lan. Tạo nên sự mất cân bằng về cung cầu, tiền mất giá, kinh tế đi xuống trầm trọng. Đồng thời làm các mối quan hệ giữa các nước xấu đi, nhiều mâu thuẫn và tranh chấp quyền lợi.
Về bản chất, cuộc khủng hoảng này xảy ra bởi các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, vì thế sản xuất hàng hóa một cách ồ ạt. Tuy nhiên, sức mua của người dân lại giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. Đây được xem là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa. Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919 – 1924 được xem là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng này đã phản ánh chính xác những mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là những điều mà hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi.
b) - Chính sách đối nội đối ngoại của nước Đức trong những năm 1933-1939: tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh. Tháng 10/1933, Đức rút khỏi Hội quốc liên để tự do hành động. Năm 1935, Hít le ban hành lệnh Tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu. Đến năm 1938, nước Đức trở thành trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.
c)
+ Quá trình quân phiệt hóa diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.
+ Do có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng nên quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ nền dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Quá trình này kéo dài trong suốt thập kỉ 30.
- Cùng với việc quân phiệt hóa nhà nước là việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á.
+ Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.
d)
Chính sách mới của Tổng thống Ru-đơ-ven là một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội.
- Về kinh tế - tài chính:
+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
+ Phục hồi sự phát triển của kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
- Về chính trị - xã hội:
+ Chính phủ thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp như: cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới,…
+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.
=> Kết quả:
- Chính sách mới đã giúp nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, thu nhập quốc dân tăng. Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội, chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì.
Về chính sách đối ngoại, Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh như:
- Rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.
- Năm 1935, ban bố lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập đội quân thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu.
- Đến năm 1938, Đức đã trở thành một trại lính khổng lồ, chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược.
Đáp án cần chọn là: C
Chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939:
- Mĩ: trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
- Nhật Bản: Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Nhật là lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.
Đáp án cần chọn là: D
Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ
Đáp án cần chọn là: A
Tham khảo
https://loigiaihay.com/trong-nhung-nam-1933-1939-chinh-c86a10965.html