K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2022

Tham khảo để triển khai ý rộng hơn: Lời ru ở đây được nhân hóa một cách tài tình, gắn với hình ảnh người mẹ lam lũ, khó nhọc sau lũy tre xanh. Nhờ đó, người mẹ hiện lên vừa giàu lòng yêu thương, nhân hậu, vừa mang vẻ đẹp chất phác của người lao động nghèo khổ: “Khi con vừa tỉnh giấc/ Thì lời ru đi chơi/ Lời ru xuống ruộng khoai/ Ra bờ ao rau muống

14 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, hò vè trong trẻo. Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này. Trẻ thơ ngây dại sẽ không bao giờ quên tiếng hát về con cò lộn cổ xuống ao cũng như lời thị rơi bị bà. Ở đó, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia cho số phận luôn được gửi gắm để mọi lứa tuổi luôn dễ cảm, dễ yêu tiếng ru ấy. Xã hội hiện đại với ồn ã phố phường làm tiếng ru mờ nhòa dần đi nhưng không bao giờ có thể tan biến. Những câu chuyện về đạo đức, về lòng thương yêu, chỉ có hòa điệu trong tiếng ru mới có thể trở thành nơi chắp cánh cho những yêu thương và đạo đức của con người. Mọi thứ âm nhạc trong cuộc đời này đều có thể bị vùi lấp hoặc lãng quên, nhưng tiếng ru kia, mộc mạc giản dị mà thấm đẫm yêu thương thì vẫn đang ngày ngày bồi đắp những tâm hồn, trái tim và đưa con người về miền cổ tích. Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành bên ta.

Viết đoạn văn cảm nhận của em về lời ru của mẹ trong bài thơ trên. [1…] Từ trong lá cỏ tươi nonVượt lên mặt đất vẫn còn mảnh bomTừ ngôi nhà mới vừa làmNghe trong cái ngủ nồng nàn mùi vôi    […2]À ơi... ngọn lửa ngày xưaMẹ nuôi dưới đất bây giờ về đâu?Nhìn lên rực rỡ trên đầuLửa hôm qua đã trong màu cờ bayĐất chung sống với ban ngày       Người chung sống với hàng cây người trồngLại thương con...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn cảm nhận của em về lời ru của mẹ trong bài thơ trên.

 

[1…] Từ trong lá cỏ tươi non

Vượt lên mặt đất vẫn còn mảnh bom

Từ ngôi nhà mới vừa làm

Nghe trong cái ngủ nồng nàn mùi vôi

    […2]

À ơi... ngọn lửa ngày xưa

Mẹ nuôi dưới đất bây giờ về đâu?

Nhìn lên rực rỡ trên đầu

Lửa hôm qua đã trong màu cờ bay

Đất chung sống với ban ngày

       Người chung sống với hàng cây người trồng

Lại thương con dế dưới hầm

Những năm bom đạn sống cùng lời ru

        Đã tan những đám mây mù

Ông trăng tròn giữa đêm thu mát lành

       Cái nôi thôi mắc cửa hầm

Trắng tinh cái tã, xanh trong bầu trời

    "Ba tháng lẫy, bảy tháng ngồi"

Con đường xa tắp đất thời mênh mông

     Gió lên từ những khu rừng

Mùi hương thơm tự trong lòng của hoa

     Bốn phương đâu cũng quê nhà

Như con tàu với những ga dọc đường

     Đất qua rồi những đau thương

 Có chăng lời hát vẫn còn mà thôi

        À ơi... con ngủ... à ơi…

 

mình đg cần gấn nên csc bạn giúp nha

 

0
12 tháng 2 2022

Tham Khảo 
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ. Lời ru thân thương ấy có vai trò vô cùng quan trọng với việc hình thành nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Lời ru chính là những câu hát của bà, của mẹ. Lời ru ấy phần lớn là cải biên rất mộc mạc từ những câu chuyện cổ tích, những bài ca dao, hò vè trong trẻo. Sở dĩ lời ru ấy có thể tác động và hình thành nhân cách con người vì những bài học đạo lí trong những câu hát giản đơn. Tiếng ru ầu ơ không chỉ đưa ta vào giấc ngủ mà từ khi ta bé thơ, tiếng ru ấy là những âm thanh đầu tiên ta được nghe và nó thấm sâu trong tâm hồn ta lúc nào chẳng hay. Nhưng có lẽ sau mỗi lời ru đó còn là hi vọng của mẹ cha mong con lớn lên khỏe mạnh, trở thành người tốt trong cuộc đời này. Trẻ thơ ngây dại sẽ không bao giờ quên tiếng hát về con cò lộn cổ xuống ao cũng như lời thị rơi bị bà. Ở đó, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như yêu thương con người, đồng cảm, sẻ chia cho số phận luôn được gửi gắm để mọi lứa tuổi luôn dễ cảm, dễ yêu tiếng ru ấy. Xã hội hiện đại với ồn ã phố phường làm tiếng ru mờ nhòa dần đi nhưng không bao giờ có thể tan biến. Những câu chuyện về đạo đức, về lòng thương yêu, chỉ có hòa điệu trong tiếng ru mới có thể trở thành nơi chắp cánh cho những yêu thương và đạo đức của con người. Mọi thứ âm nhạc trong cuộc đời này đều có thể bị vùi lấp hoặc lãng quên, nhưng tiếng ru kia, mộc mạc giản dị mà thấm đẫm yêu thương thì vẫn đang ngày ngày bồi đắp những tâm hồn, trái tim và đưa con người về miền cổ tích. Tiếng ru đong đầy của xúc cảm và chuyên chở con người đến với thế giới diệu kì của bài học nhân cách, bài học lẽ sống ở đời mãi dõi theo và đồng hành bên ta.

12 tháng 2 2022

Em có bài thơ Lời ru trên mặt đất thì gửi chị.-. chị chưa học qua bao giờ?

 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc kĩ bài thơ và thực hiện các yêu cầu:                                               LỜI RU CỦA MẸ                            Xuân Quỳnh Lời ru ẩn nơi nào Giữa mênh mang trời đất Khi con vừa ra đời Lời ru về mẹ hát. Lúc con nằm ấm áp Lời ru là tấm chănTrong giấc ngủ êm đềmLời ru thành giấc mộng. Khi con vừa tỉnh giấc Thì lời ru đi chơiLời ru xuống ruộng khoaiRa bờ ao rau...
Đọc tiếp

 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kĩ bài thơ và thực hiện các yêu cầu:

                                               LỜI RU CỦA MẸ

                            Xuân Quỳnh

 

Lời ru ẩn nơi nào

Giữa mênh mang trời đất

Khi con vừa ra đời

 Lời ru về mẹ hát.

 

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn

Trong giấc ngủ êm đềm

Lời ru thành giấc mộng.

 

Khi con vừa tỉnh giấc

Thì lời ru đi chơi

Lời ru xuống ruộng khoai

Ra bờ ao rau muống.

 

Và khi con đến lớp

Lời ru ở cổng trường

 Lời ru thành ngọn cỏ

 Đón bước bàn chân con.

 

Mai rồi con lớn khôn

 Trên đường xa nắng gắt

 Lời ru là bóng mát

 Lúc con lên núi thẳm

 Lời ru cũng gập ghềnh

 Khi con ra biển rộng

 Lời ru thành mênh mông.

 

(Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ “Lời ru của mẹ” được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.     B. Lục bát.    C. Bốn chữ.          D. Năm chữ.

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ trên?

A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận

C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự

D. Biểu cảm kết hợp nghị luận

Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn.

A. Nhân hoá.        B.So sánh       C. Điệp ngữ                        D. Hoán dụ

Câu 4 (0,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.

A. Đúng                                             B. Sai

Câu 5 (0,5 điểm):Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu thơ: “Trên đường xa nắng gắt”?

Top of Form

A. Trên đường xa nắng gắt                  B. Trên đường xa

C. Nắng gắt                                          D. Đường xa nắng gắt                 

Câu 6 (0,5 điểm): Hình ảnh lời ru gắn liền với các sự vật (tấm chăn, ngọn cỏ, bóng mát…) cho em biết “lời ru” được nhìn dưới con mắt của ai?

          A. Bà nội.

          B. Người mẹ.

          C. Cô giáo.

          D. Người con.

Câu 7 (0,5 điểm): Trong bài thơ, tác giả so sánh “lời ru” với những hình ảnh nào?

          A. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, cánh đồng.

B. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, bóng mát

          C. Biển rộng, giấc mộng, ngọn cỏ, bầu trời

          D. Tấm chăn, giấc mộng, dòng sông, bóng mát

Câu 8 (0,5 điểm):  Xác định chủ đề của bài thơ  Lời ru của mẹ”.

A.   Tình yêu thiên nhiên

B.    Tình yêu đất nước

C.    Tình mẫu tử

D.   Tình cảm gia đình

  Câu 9 (1,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, hãy nêu ý nghĩa lời ru của mẹ (trình bày thành đoạn văn từ 5-7 câu).

Câu 10 (1,0 điểm): Kể ít nhất 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với mẹ của mình.

3
2 tháng 5 2023

miik cần gấp

 

2 tháng 5 2023

mik cần câu 9 à câu 10

 

29 tháng 3 2022

cj tra mạng thấy tên thơ là : Lời ru có phải không

bài thơ này này:

Ru em em ngủ ngoan nè!
Mẹ còn trên rẫy chưa về với em
Ru em em ngủ ngoan hiền
Mẹ còn cuốc cỏ bên triền ngô xanh

Ru em em ngủ ngoan lành
Mẹ còn tưới một luống hành nữa thôi
Ru em em ngủ à ơi!
Mẹ còn ghé chợ mua vôi cho bà

Ru em em ngủ ơi à!
Mẹ còn chọn lựa mua quà cho em
Ru em giấc ngủ êm đềm
Hình như gót mẹ chạm thềm... à ơi!

đúng khôg e

16 tháng 12 2023

ai trả lời mik cho tik

 

16 tháng 12 2023

please!☹☘

3 tháng 10 2021

Tham khảo

Biện pháp nghệ thuật: 

- Điệp ngữ: " bàn tay", " à ơi này cái"," ru cho"

- Biện pháp nhân hóa

- Biện pháp ẩn dụ bàn tay- mẹ

⇒ Tác dụng: Khiến bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chứa chan thắm thiết mẹ con