K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2021

Tham khảo:

Từ năm học lớp ba thì em cũng đã được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Và không phải nói gì thêm em cũng rất rất sung sướng và tự hào về điều đó. Và không chỉ thế thôi đâu, một trong những điều em yêu thích chính là được khoác trên vai chiếc khăn quàng đỏ. Chiếc khăn quàng chính là biểu tượng cho người thiếu niên.

Có thể nhận thấy được chiếc khăn quàng khá to, nó có hình tam giác cân đối dài và rộng. Chiếc khăn quàng đỏ này thông thường được làm bằng loại vải thun mềm khi cầm lên rất nhẹ và mịn màng. Khăn quàng có màu đỏ tươi như máu, mà cô giáo em nói khi chúng ta đeo chiếc khăn quàng này chúng ta phải học tập tốt để xứng đáng với thế hệ đi trước. Và khi mà vào Đội em đã hiểu rõ ý nghĩa của nó, đó cũng chính là màu cờ của Tổ quốc Việt Nam ta. Chiếc khăn quàng dường như cũng đã tượng trưng cho màu máu của những anh hùng dân tộc, các anh cũng đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nó dường như cũng đã thật là khéo léo nhắc nhở chúng em phải luôn luôn ghi nhớ đến công lao to lớn ấy và để cho chính em cũng phải biết và như hiểu rõ trách nhiệm của người đội viên.

 

Qủa thật cứ mỗi khi em quàng khăn đỏ, chiếc khăn nằm ngay ngắn và nổi bật dưới cổ áo màu trắng tinh nhìn thật đẹp mắt biết bao nhiêu. Có lẽ rằng, đối với em chính chiếc khăn quàng đỏ cũng chính là đồng phục của bất kì người Đội viên Thiếu niên nào cũng vậy, nên mình cần phải làm những việc tốt, học tốt.

Chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai như chính là người bạn thân thiết của em, em luôn đeo nó khi đến trường. Và em như thấy được rằng để mà được đeo khăn quàng đỏ, em thấy mình như lớn hẳn lên và là người phải có trách nhiệm hơn nữa. Em như thấy được chiếc khăn quàng như nhắc nhở em luôn phải chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với danh hiệu đó chính là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

"Em đeo trên vai màu khăn tươi thắm

bao niềm mơ ước khát vọng ngày nay"

 Rộn ràng trong câu hát là hình ảnh màu khăn tươi thắm của chiếc khăn quàng đỏ theo bước những học sinh tới trường. Nó là chiếc khăn duy nhất gắn bó lâu dài với học sinh dưới mái trường thân yêu. Chiếc khăn quàng đỏ hình thù thật đặc biệt. Tuy chỉ là một miếng vải hình tam giác cân. Đỉnh góc của nó được gọi là "đuôi", còn hai cạnh cắt nhọn dài trông rất hợp lý. Nhớ lại hồi học lớp ba, em được kết nạp vào đội và bắt đầu được quàng khăn đỏ trên vai, trong lúc dạy thắt khăn quàng đỏ em thấy rất phấn khởi, hạnh phúc và tự tin. Có vẻ đơn giản nhưng cũng thật khó hiểu quá.Sau rồi em lại thấy rất thành thạo và thấy thích. Chiếc khăn theo thời gian đã gắn bó với em cho tới ngày hôm nay. Khi quàng nó trên vai em thấy niềm hạnh phúc nảy nở vô bờ bến. Em thấy mình biết nhiều hơn, và rất tự hào khi hiểu ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ đến chừng nào. Tuy rằng em chưa hiểu hết ý nghĩa sâu sắc, nhưng điều cơ bản mà mỗi học sinh chúng em đều biết: Màu đỏ khăn quàng chính là hình tượng, tượng trưng máu đào của các chiến sỹ, những người con đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt nam. Còn gì thiêng liêng hơn thế nữa, khi chúng em, những người học sinh dưới mái trường này được quàng nó trên vai để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ như câu nói: "Ăn quả nhớ người trồng cây" sâu sắc với lớp cha anh đi trước đã đổ máu hy sinh anh dũng.

Chúng em còn tự hào bởi nó còn tượng trưng cho Đảng cho một phần lá cờ tổ quốc, đồng thời nó cũng là hình ảnh người học sinh tuổi thanh thiếu niên mà ai ai cũng từng trải qua.

Chiếc khăn quàng đỏ như một người bạn thân luôn luôn tiến bước cùng chúng ta, luôn học tập, vui chơi cùng chúng ta. Em nhớ mỗi khi gặp bài khó, nhìn thấy nó là em lại cố gắng không chịu khuất phục, khăn quàng đỏ làm em can đảm và tự tin hơn trong học tập. Nó luôn khích kệ trong từng bước đi của em. Nó giản dị bé nhỏ nhưng lại thể hiện một vai trò to lớn. Nó là món quà mà lớp cha anh đi trước để lại cho chúng ta. Nó cũng chính là nhiệm vụ mà đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh giao cho mỗi đội viên chúng ta phải nâng niu, giữ gìn đó là trách nhiệm của chúng em. Em nguyện sẽ giữ gìn nó. Dù sau này em lên cấp 3. Trở thành một người đoàn viên thanh niên em sẽ phải rời xa nó để đeo trên ngực chiếc huy hiệu đoàn viên.

Song em sẽ vẫn nâng niu, vẫn cảm ơn và nhớ về chiếc khăn quàng đỏ xinh xắn, nó đã cho em niềm vinh dự. Cái khăn mà em cảm thấy mình lớn lên hiểu được ý nghĩa của lá cờ tổ quốc, hiểu được trách nhiệm của chính bản thân mình với mái trường, tổ quốc hình chữ S thân yêu.

1 tháng 5 2021

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.