Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồng rất thương mẹ. Hồng hiểu nỗi lòng của mẹ. Do đó em tin thế nào cũng có lúc em cũng sẽ được gặp lại mẹ trở về. Và niềm tin cùa em đã không phải là vô vọng: Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: Mẹ ơi! Mẹ ơi!... Chưa biết chắc là mẹ mình nhưng sự mong mỏi, nỗi nhớ da diết về mẹ đã khiến chú bé Hồng không thể nào cưỡng lại được tiếng gọi đó nữa. Nếu Hồng nhầm thì sao? Hồng bộc bạch chân thành: ... cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Còn gì vui sướng, hạnh phúc khi trước mắt Hồng là hình ảnh: mẹ tôi cầm nón vẫy tôi. Đó là cử chỉ âu yếm, thiết tha, là tình cảm ngọt ngào nhất mẹ dành cho đứa con yêu. Hồng sung sướng chạy về phía mẹ: Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu rít cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Ta như nghe thấy nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của Hồng, hạnh phúc đến một cách đột ngột bất ngờ khiến em cuống quít, vụng về. Dường như bao nhiêu buồn thương, căm giận, vui mừng và hạnh phúc đều vờ òa ra trong tiếng khóc ấy. Dẫu sao Hồng cũng như người đang đi giữa sa mạc đã tìm thấy dòng nước mát lành làm dịu đi một phần những cơn khô khát. Trong cái nhìn vô vàn yêu thương của đứa con, người mẹ hiện lên tuyệt đẹp: gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Người mẹ đẹp như một thiên thần. Bà là một phụ nữ vẫn còn xuân sắc và dồi dào sức sống. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng mẹ vào trong mát của mình cho thỏa thích.
Thế rồi, Hồng ngây ngất, sung sướng tận hưởng tình mẫu tử khi được sà vào lòng mẹ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngã vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bồng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Em đã mong mỏi những giây phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng cùng với bao nhiêu là nước mắt. Em đê mê, sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ kính yêu. Nhà văn đã đưa vào lòng hồi kí của mình một lời bình tự nhiên, nhẹ nhàng và thấm thía: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Lời bình trữ tình như rót thêm mật ngọt vào tâm hồn bạn đọc để bạn đọc càng thấm thía hơn cái tình mầu tử thiêng liêng, sâu nặng.
Không còn cha nhưng giờ đây Hồng đã có mẹ. Mẹ sẽ là niềm an ủi, là chỗ dựa vững chắc cho em trong cuộc đời. Chính niềm tin và tình yêu mãnh liệt đã giúp em chiến thắng tất cả mọi cái ác, giữ được mình, để hôm nay em được thỏa thích trong vòng tay ấm áp cùng tấm lòng nồng nàn tình yêu thương của mẹ.
Qua cuộc hội ngộ đầy cảm động của bé Hồng với mẹ, nhà văn muốn nói với chúng ta một điều: Không một thế lực nào có thể ngăn cản, phá vỡ được tình mẫu tử. Ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc trong những trang hồi kí của Nguyên Hồng là ở đó. Với thành công ấy, tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng sẽ sống mãi trong tâm hồn dân tộc.
Tham khảo!
Đọc lại lần nữa tác phẩm Chiếc lá cuối cùng em đã hiểu rõ hơn về nhân vật Xiu, càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý của cô với Giôn-xi, về tình người ấm áp hiếm hoi trong xã hội ấy. Chính vì chung sở thích, cùng với sự yêu nghề đã gắn hai cô thành một đôi bạn thân thiết. Họ thuê chung phòng và làm bạn với nhau. Nhưng trở ngại lớn nhất đã xảy ra, Giôn-xi bị ốm, cô mắc căn bệnh viêm phổi mãn tính, căn bệnh mà lúc đó chưa có thuốc chữa trị. Giôn-xi đã không còn hy vọng về sự sống, cô còn gắn cuộc đời còn lại của mình cùng chiếc lá thường xuân cuối cùng ngoài cửa sổ rụng xuống. Trước tình trạng bệnh nặng, bế tắc cả về thể chất cũng như tinh thần của Giôn xi, Xiu vẫn tận tình chăm sóc, khuyên bảo bạn, và sau đó còn trách cứ Giôn-xi về cái ý nghĩ bi quan đó. Xiu ân cần nói: "Em thân yêu, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì hãy nghĩ đến chị, chị sẽ làm gì đây?” Cuối cùng chính lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Cô đã thắng nhưng cô chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. Cô phải cho Giôn-xi ý thức rõ hơn nữa cái giá của sự chiến thắng này. Thật vậy, Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là cụ Bơ-men. Chị kể toàn bộ sự việc xảy ra về chiếc lá cuối cùng, đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men: “Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”. Cùng với kiệt tác của cụ Bơ - men, không thể phủ nhận được tình thương và sự chăm sóc của Xiu đã giúp Giôn – xi thắng được bệnh tật, thắng được những yếu mềm.
Tham Khảo:
Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, trong tình yêu thương của mọi người. Tình yêu thương con người vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con người.Lòng yêu thương con người được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau. Nhưng đều có một điểm chung đó là thứ tình cảm ấy xuất phát từ tận sâu trái tim, từ tấm lòng chân thành của mỗi người. Người có lòng yêu thương con người là những người biết giúp đỡ, chia sẻ với những khó khăn của người khác, thấy người khác gặp hoạn nạn là tìm cách cùng họ vượt qua. Hơn thế nữa, họ không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, cộng đồng, họ còn khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Lòng yêu thương con người thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm láng giềng luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.Hiểu được rõ ý nghĩ, giá trị của lòng thương người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi đức tính ấy, hãy yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình yêu thương bao nhiêu thì chính bản thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức được mở ra vì con người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người với nhau.
Tham khảo:
Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn O’Hen-ri. Cậu chuyện là hiện thực cuộc sống đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những cuộc đời nghèo khổ. Tuy vậy, nhà văn lại tìm thấy và khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn những con người ấy qua những tình huống truyện bất ngờ, cảm động.
Câu chuyện kể về cuộc sống nghèo của ba người hoạ sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi, Bơ-men. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Xiu vẫn mòn mỏi với những bức vẽ. Giôn-xi bị sưng phổi, dần mất niềm tin vào cuộc sống: cô đếm từng chiếc lá rơi, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi…
Mỗi ngày trôi đi với mưa gió lạnh lẽo và khắc nghiệt, cây thường xuân cứ thế trút dần những chiếc lá trên cành để rồi còn một chếc duy nhất. Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Sự sống của cỗ bỗng trỏe nên mong manh hơn bao giờ hết. Cô bất lực và buông xuôi, càng khiến cho cụ Bơ-men và Xiu lo lắng: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì” cam nhan cua em ve truyen ngan chiec la cuoi cung. Đặc biệt là Xiu. Cô âu lo thổn thức, bồn chồn “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”.
Đêm mưa gió dữ dội, chiếc lá kia chắc cũng đã bị vùi dập. Cái khoảnh khắc Giôn-xi nhìn tấm mành kéo xuống thật đáng sợ. Không một ai có thể khiến cho cô từ bỏ suy nghĩ sẽ lấy số lá còn sót lại trên cành thường xuân làm thước đo mạng sống của mình. Bản thân Xiu có lẽ cũng không thể chịu nổi cái ý nghĩ rằng đã đến lúc phải chia tay người bạn đồng nghiệp của mình trong mãi mãi. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Niềm vui trong Xiu như vỡ òa. Còn đối với Giôn-xi, cô cũng có chút ngạc nhiên, miễn cưỡng chấp nhận sự thật để rồi lại chìm đắm trong suy nghĩ từ bỏ cuộc đời : “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Ta thấy Giôn-xi vừa đáng trách mà lại đáng thương.
Mùa đông khắc nghiệt vẫn kéo dài. Thế nhưng chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Rồi một ngày kia, mưa gió tràn về trong đêm. Vậy mà “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chống chọi với thiên nhiên khắc nhiệt, chiếc lá vượt qua mọi khó khăn, bám vững trên cành cây khẳng khiu. Giôn-xi cảm thấy khó hiểu, và cũng như bừng tỉnh. Cô mơ ước: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Điều đó chứng tỏ cô đã có niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá thường xuân kia đã tiếp thêm cho cô sức mạnh vô hình để chống chọi bệnh tật.
Kết thúc câu chuyện đã khiến cho cả người trong cuộc lẫn độc giả phải bất ngờ. Chiếc lá cuối cùng còn sót lại tren cây thường xuân kia, hóa ra là một tác phẩm tài hoa của một người nghệ sĩ lão làng. Đó chính là cụ Bơ-men. Vì sự sống của một cô gái, cụ đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, để mang lại cho cô chút niềm tin vào cuộc sống. Người họa sĩ già với mong ước cả một đời được vẽ nên một kiệt tác, và cuối cùng điều đó cũng trở thành hiện thực. Tác phẩm của ông chân thật và sống động đến không ngờ. Không chỉ vậy, nó đã cứu rỗi tâm hồn của một cô gái trẻ đang đưa tay về Thần Chết. Không một ai biết được sự thật này cho đến khi ra đi. Cụ Bơ-men quả thật không chỉ là một người họa sĩ tài năng, mà còn là một người nghệ sĩ chân chính với tâm hồn cao cả.
“Chiếc lá cuối cùng” mang đậm tình cảm giữa con người với con người trong tình cảnh nghèo khó. Đồng thời, tác phẩm còn mang đến một thông điệp: Nghệ thuật vị nhân sinh.
Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn O’Hen-ri. Cậu chuyện là hiện thực cuộc sống đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những cuộc đời nghèo khổ. Tuy vậy, nhà văn lại tìm thấy và khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn những con người ấy qua những tình huống truyện bất ngờ, cảm động.
Câu chuyện kể về cuộc sống nghèo của ba người hoạ sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi, Bơ-men. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Xiu vẫn mòn mỏi với những bức vẽ. Giôn-xi bị sưng phổi, dần mất niềm tin vào cuộc sống: cô đếm từng chiếc lá rơi, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi…
Mỗi ngày trôi đi với mưa gió lạnh lẽo và khắc nghiệt, cây thường xuân cứ thế trút dần những chiếc lá trên cành để rồi còn một chếc duy nhất. Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Sự sống của cỗ bỗng trỏe nên mong manh hơn bao giờ hết. Cô bất lực và buông xuôi, càng khiến cho cụ Bơ-men và Xiu lo lắng: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì” cam nhan cua em ve truyen ngan chiec la cuoi cung. Đặc biệt là Xiu. Cô âu lo thổn thức, bồn chồn “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”.
Đêm mưa gió dữ dội, chiếc lá kia chắc cũng đã bị vùi dập. Cái khoảnh khắc Giôn-xi nhìn tấm mành kéo xuống thật đáng sợ. Không một ai có thể khiến cho cô từ bỏ suy nghĩ sẽ lấy số lá còn sót lại trên cành thường xuân làm thước đo mạng sống của mình. Bản thân Xiu có lẽ cũng không thể chịu nổi cái ý nghĩ rằng đã đến lúc phải chia tay người bạn đồng nghiệp của mình trong mãi mãi. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Niềm vui trong Xiu như vỡ òa. Còn đối với Giôn-xi, cô cũng có chút ngạc nhiên, miễn cưỡng chấp nhận sự thật để rồi lại chìm đắm trong suy nghĩ từ bỏ cuộc đời : “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Ta thấy Giôn-xi vừa đáng trách mà lại đáng thương.
Mùa đông khắc nghiệt vẫn kéo dài. Thế nhưng chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Rồi một ngày kia, mưa gió tràn về trong đêm. Vậy mà “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chống chọi với thiên nhiên khắc nhiệt, chiếc lá vượt qua mọi khó khăn, bám vững trên cành cây khẳng khiu. Giôn-xi cảm thấy khó hiểu, và cũng như bừng tỉnh. Cô mơ ước: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Điều đó chứng tỏ cô đã có niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá thường xuân kia đã tiếp thêm cho cô sức mạnh vô hình để chống chọi bệnh tật.
Kết thúc câu chuyện đã khiến cho cả người trong cuộc lẫn độc giả phải bất ngờ. Chiếc lá cuối cùng còn sót lại tren cây thường xuân kia, hóa ra là một tác phẩm tài hoa của một người nghệ sĩ lão làng. Đó chính là cụ Bơ-men. Vì sự sống của một cô gái, cụ đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, để mang lại cho cô chút niềm tin vào cuộc sống. Người họa sĩ già với mong ước cả một đời được vẽ nên một kiệt tác, và cuối cùng điều đó cũng trở thành hiện thực. Tác phẩm của ông chân thật và sống động đến không ngờ. Không chỉ vậy, nó đã cứu rỗi tâm hồn của một cô gái trẻ đang đưa tay về Thần Chết. Không một ai biết được sự thật này cho đến khi ra đi. Cụ Bơ-men quả thật không chỉ là một người họa sĩ tài năng, mà còn là một người nghệ sĩ chân chính với tâm hồn cao cả.
“Chiếc lá cuối cùng” mang đậm tình cảm giữa con người với con người trong tình cảnh nghèo khó. Đồng thời, tác phẩm còn mang đến một thông điệp: Nghệ thuật vị nhân sinh.
Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn O’Hen-ri. Cậu chuyện là hiện thực cuộc sống đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những cuộc đời nghèo khổ. Tuy vậy, nhà văn lại tìm thấy và khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn những con người ấy qua những tình huống truyện bất ngờ, cảm động.
Câu chuyện kể về cuộc sống nghèo của ba người hoạ sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi, Bơ-men. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Xiu vẫn mòn mỏi với những bức vẽ. Giôn-xi bị sưng phổi, dần mất niềm tin vào cuộc sống: cô đếm từng chiếc lá rơi, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi…
Mỗi ngày trôi đi với mưa gió lạnh lẽo và khắc nghiệt, cây thường xuân cứ thế trút dần những chiếc lá trên cành để rồi còn một chếc duy nhất. Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Sự sống của cỗ bỗng trỏe nên mong manh hơn bao giờ hết. Cô bất lực và buông xuôi, càng khiến cho cụ Bơ-men và Xiu lo lắng: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì” cam nhan cua em ve truyen ngan chiec la cuoi cung. Đặc biệt là Xiu. Cô âu lo thổn thức, bồn chồn “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”.
Đêm mưa gió dữ dội, chiếc lá kia chắc cũng đã bị vùi dập. Cái khoảnh khắc Giôn-xi nhìn tấm mành kéo xuống thật đáng sợ. Không một ai có thể khiến cho cô từ bỏ suy nghĩ sẽ lấy số lá còn sót lại trên cành thường xuân làm thước đo mạng sống của mình. Bản thân Xiu có lẽ cũng không thể chịu nổi cái ý nghĩ rằng đã đến lúc phải chia tay người bạn đồng nghiệp của mình trong mãi mãi. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Niềm vui trong Xiu như vỡ òa. Còn đối với Giôn-xi, cô cũng có chút ngạc nhiên, miễn cưỡng chấp nhận sự thật để rồi lại chìm đắm trong suy nghĩ từ bỏ cuộc đời : “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Ta thấy Giôn-xi vừa đáng trách mà lại đáng thương.Mùa đông khắc nghiệt vẫn kéo dài. Thế nhưng chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Rồi một ngày kia, mưa gió tràn về trong đêm. Vậy mà “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chống chọi với thiên nhiên khắc nhiệt, chiếc lá vượt qua mọi khó khăn, bám vững trên cành cây khẳng khiu. Giôn-xi cảm thấy khó hiểu, và cũng như bừng tỉnh. Cô mơ ước: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Điều đó chứng tỏ cô đã có niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá thường xuân kia đã tiếp thêm cho cô sức mạnh vô hình để chống chọi bệnh tật.
Kết thúc câu chuyện đã khiến cho cả người trong cuộc lẫn độc giả phải bất ngờ. Chiếc lá cuối cùng còn sót lại tren cây thường xuân kia, hóa ra là một tác phẩm tài hoa của một người nghệ sĩ lão làng. Đó chính là cụ Bơ-men. Vì sự sống của một cô gái, cụ đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, để mang lại cho cô chút niềm tin vào cuộc sống. Người họa sĩ già với mong ước cả một đời được vẽ nên một kiệt tác, và cuối cùng điều đó cũng trở thành hiện thực. Tác phẩm của ông chân thật và sống động đến không ngờ. Không chỉ vậy, nó đã cứu rỗi tâm hồn của một cô gái trẻ đang đưa tay về Thần Chết. Không một ai biết được sự thật này cho đến khi ra đi. Cụ Bơ-men quả thật không chỉ là một người họa sĩ tài năng, mà còn là một người nghệ sĩ chân chính với tâm hồn cao cả.
“Chiếc lá cuối cùng” mang đậm tình cảm giữa con người với con người trong tình cảnh nghèo khó. Đồng thời, tác phẩm còn mang đến một thông điệp: Nghệ thuật vị nhân sinh.