K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022

Bạn đang lên mạng chép đó bạn

 Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

16 tháng 3 2020

+ Quá khứ: Thời đại Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang  Trung và lòng yêu nước ngày nay của đồng bào. Đó là những dẫn chứng tiêu biểu, theo trình tự thời gian với những tên tuổi gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc ta trong lịch sử chống ngoại xâm. Đồng thời, tác giả cũng đi từ nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

+ Hiện tại: Đồng bào ra ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước…., những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau… yêu nước, Từ các cụ già tóc bạc… ghét giặc. Tác giả đã liệt kê các dẫn chứng theo mô hình liên kết Từ… đến.

=> Dẫn chứng thời quá khứ cụ thể hơn, ngắn gọn hơn. Dẫn chứng hiện tại khái quát hơn nhưng dung lượng dài hơn.

Có sự khác biệt như vậy vì tác giả muốn chứng minh dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Những tên tuổi trong quá khứ ai cũng biết. Những tên tuổi thời hiện tại không được nhắc cụ thể nhưng trải đều ra ở mọi ngành nghề, tuổi tác, giới tính, ... qua đó thức dậy lòng yêu nước của nhân dân tham gia vào sự nghiệp cứu nước.

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu,...
Đọc tiếp

1. Nêu bố cục của văn bản và nhận xét về trình tự lập luận của tác gỉ

2. Phép lập luận chính trong bài văn là gì ? Nêu lí lẽ và các chứng cứ mà tác giả đã đưa ra để làm rõ luận điểm của bài văn

3. Trong bài văn có hai đoạn nêu chứng cứ về tinh thần yêu nước trong lịch sử dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại. Hãy so sánh hai đoạn ấy về: cách dẫn chúng, số lượng câu, dòng. Giải thích vì sao có sự khác nhau ấy

4. Trong đoạn văn từ " Đồng bào ta " đến " nơi lòng nồng nàn yêu nước ", tác giả sử dụng biện pháp gì để đưa ra được nhiều dẫn chứng ? Các dẫn chứng có được sắp xếp theo thứ tự nào không? Các vế trong mô hình liên kết "Từ ... đến..." có mối quan hẹ với nhau như thế nào ?

5. Trong bài văn, tác giả đã sử dạng hình ảnh so sánh nào ? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy

6. Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay ?

0
17 tháng 12 2019

- Ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.

- Nhân dân Thăng Long theo lệnh vua thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, tạm rút hết khỏi kinh thành Thăng Long.

- Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông đã trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

- Khi chiếm đóng kinh thành, quân giặc thiếu thốn lương thực trầm trọng, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo, hoa màu của dân, nhưng nhân dân các làng, xã đã chống trả quyết liệt làm tiêu hao sinh lực địch.



#Châu's ngốc

6 tháng 4 2022

TK

Trong tình hình đại địch Covid 19 hiện nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta trở nên quan trọng, cần thiết hơn bao giờ hết. Tinh thần yêu nước được hiểu là sự yêu quý, sự gắn bó, sự cống hiến của ta dành cho Tổ quốc. Chính nhờ tinh thần yêu nước mà chúng ta đương đầu với khó khăn, gian khổ. Dịch bệnh ngày một tăng, nhưng chính trong hoàn cảnh éo le, trong màn đêm tăm tối, ta càng thấy được sự chung tay của toàn cộng đồng. Nhân dân ta đã tuân thủ cách li y tế, thực hiện 5K, khai báo y tế nhằm giúp chính quyền truy vết ca nhiễm cũng như tham gia tích cực vào hoạt động phòng chống dịch bệnh. Gian khó không làm nhân dân Việt Nam với tinh thần yêu nước sợ hãi hay lo lắng. Chúng ta tuân thủ các yêu cầu chống dịch và từ đó góp phần gìn giữ bình yên cho Tổ quốc. Những đoàn xe nối đuôi nhau về với tâm dịch Bắc Giang rồi hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh, họ là những trái tim rất đẹp hiến dâng cho cộng đồng. Họ thắp lên ý thức, trách nhiệm và để một mai đây, đẩy lùi dịch bệnh. Bên cạnh những con người với tình yêu nước, với khát khao chống dịch thì cũng có không ít người chưa thật sự tuân thủ quy định chống dịch. Họ thật sự chưa ý thức mình, chưa yêu nước và là lí do khiến dịch bệnh ngày một gia tăng. TInh thần yêu nước cần lan tỏa trong mỗi người. Chỉ khi có tinh thần yêu nước, chúng ta mới giúp đẩy lùi dịch bệnh và đất nước ta lại trở về với những ngày tháng yên bình, hạnh phúc.

6 tháng 4 2022

cảm ơn ạ

 

"Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương họ nhưng không thể nào cướp mất quê hương trong trái tim họ". Đó là điều hiển nhiên. Ai ai cũng vậy, kể từ khi sinh ra, trong trái tim họ chắc chắc sẽ luôn luôn có 1 lòng nồng nàn yêu nước.Từ xa xưa,con người đã có biết bao cuộc kháng chiến giành được thắng lợi vẻ vang. Đó chính là  nhờ tinh thần yêu nước cùng với sự đồng lòng vượt khó, hợp tác với nhau để mà giành lấy độc lập ,tự do . Hiện nay,thứ tình cảm ấy vẫn luôn luôn tồn tại và còn mãnh liệt hơn thế nữa, nhất là trong công cuộc xây dựng đất nước. Để xây dựng 1 dất nước giàu mạnh, nhân dân ta luôn có niềm tin vững vàng vào  đường lối nghị quyết và sự lãnh đạo của Đảng, luôn yêu chế độ.Cũng như tuân thủ và làm theo các chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước,...........Và ngay bây giờ trong lúc đại dịch Covid-19 đang bùng phát trên toàn cầu , dưới sự dẫn dắt ,lãnh đạo và tích cực tuyên truyền của Đảng, người dân đã có ý thức phòng chống bệnh dịch.  Điều mà chúng ta nên làm bây giờ dể thể hiện tinh thần yêu nước là kêu gọi bạn bè, người thân nên ở nhà, hạn ché ra đường ( trừ trường hợp thật sự cần thiết),rửa tay thường xuyên bằng cồn rửa tay, xà phòng..... và hạn chế ra nơi đông người,.................................. để cùng cả nước chung tay chống dịch. Để tất cả người dân Việt Nam  tự hào hơn về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Bạn tham khảo nhé

          Chúc bạn học tốt