Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 : Trình bày vị trí, đặc điểm của các đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất ? :)
=====> TL: Có 5 đới khí hậu: 2 Ôn đới;2 hàn đới;1 nhiệt đới
2. Nước biển và đại dương có mấy vận động? Đó là những vận động nào? Nêu khái niệm các vận động đó và nguyên nhân sinh ra chúng ? Con người đã lợi dụng thuỷ triều để phát triển ngành , nghề gì ? :3
====> Tl: Có 3 vận động đó là: Sóng biển;thuỷ triều;dòng biển
NGuyên nhân: Gió; sức hút của mặt trăng và 1 phàn của maywsj trời.
Câu 2: Diễn biến:
- Tháng 4/42, Mã Viện chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công và chiếm Hợp Phố, sau đó chia thành 2 đạo thủy bộ tiến vào nước ta.
- Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì- Hà Tây) chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm làng.
- Tháng 3/43 Hai Bà hy sinh trên đất Cấm Khê nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43 mới kết thúc.
chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
- Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. ... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ... kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu ... Đ i h i VIII, chiến lợc phát triển kinh tế xà h i 1991 - 2000, Đ i h i IX ... trong sự nghiệp ...
Để bảo vệ môi trường chúng ta hãy cùng nhau vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon (vì chỉ dùng 1 lần rồi bỏ), đừng liệng chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm điện nước, chuyển sang dùng năng lượng bền vững, đẩy nhanh canh tác hữu cơ, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khí thải, giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, để Địa Cầu chúng ta không còn nóng thêm nữa.
Nuôi gia súc để làm thực phẩm cho con người sẽ càng hoang phí đất, nước, thực phẩm, nhiên liệu... và làm gia tăng khí thải, nhất là khí methane càng làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, đẩy nhanh hiện tượng Trái Đất ấm dần lên, làm tăng nguy cơ lụt lội, hạn hán và cháy rừng...
Có lẽ mỗi người chỉ cần sống nhân ái, mở rộng tấm lòng thương yêu muôn loài, hy sinh một chút khẩu vị (chỉ là do thói quen) áp dụng lối dinh dưỡng chay (trái cây+ rau tươi + ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng một cách khoa học và dùng thêm trái cây - không phải chỉ dùng tương, chao, tàu hủ) vào đời sống hàng ngày và thực hiện lối sống xanh, cùng nhau bảo vệ môi trường cứu Trái Đất khỏi hiểm họa Hâm Nóng Toàn Cầu để những người thân yêu cùng sống an vui trên Trái Đất xinh đẹp này.
Có rất nhiều giải pháp song vấn đề hàng đầu vẫn là giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trước cộng đồng. Trước hết, chúng ta phải giữ gìn môi trường sống xung quanh cho sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra những nơi công cộng. Điều này nhỏ nhưng không dễ, phải luyện thành ý thức tự giác thường xuyên. Các nhà máy, xí nghiệp phải được di dời ra xa khu dân cư. Việc xả khói thải, nước thải, chất thải phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục theo quy định. Nếu nhà máy, xí nghiệp nào cố tình vi phạm thì Nhà nước phải xử phạt thật nặng, thậm chí rút giấy phép hoạt động hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh việc nghiêm cấm chặt phá rừng là việc trồng cây gây rừng phải được làm thường xuyên, liên tục để phủ xanh đất trống đồi trọc, duy trì lá phổi xanh cho Trái Đất, tạo sự cân bằng sinh thái cho môi trường.
Trong trường học, học sinh các cấp phải được giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường sống thông qua các hình thức như tham dự các kì thi tìm hiểu môi trường, tham gia đội tình nguyện bảo vệ môi trường… để có được những hiểu biết cơ bản và từ đó tự giác góp phần tạo ra môi trường sống xanh – sạch – đẹp.
Bảo vệ môi trường sống không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Nhà nước cần tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát thường xuyên ở những nơi công cộng, những khu công nghiệp để nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời các hành vi, hiện tượng phá hoại môi trường. Nếu cá nhân hay tập thể nào cố tình vi phạm thì sẽ có những biện pháp xử phạt thích đáng tùy theo mức độ nặng nhẹ. Môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng đã và đang đưa ra những lời cảnh báo dữ dội đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trường sống như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta !.
a. Khí hậu .
- Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
- Nhờ có Biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển.
- Tạo thành các dạng địa hình đặc trưng của vùng biển nhiệt đới ẩm như vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô … có nhiều giá trị về kinh tế biển như xay dựng cảng biển, khai thác – nuôi trồng thủy hải sản, du lịch biển – đảo.
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta có tới 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ 300nghìn ha, lớn thứ hai trên thế giới sau rừng ngập mặn Amazone ở Nam Mỹ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn … và hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.
nguyên nhân:
_ sóng: chủ yếu là do gió
_thủy triều: do sức hút của mặt trăng mặt trời và trái đất
_dòng biển: Có một số dòng biển (hải lưu) của đại dương được tìm thấy xung quanh Trái đất.
Đại khái thì hiện tại cũng giống như một dòng sông rộng lớn trong đại dương, chảy từ nơi này đến nơi khác. Nguyên nhân tạo ra những dòng này là do sự khác biệt về NHIỆT ĐỘ, sự khác biệt trong ĐỘ MẶN và GIÓ. Dòng hải lưu có trách nhiệm cho một số lượng lớn về các chuyển động của nước được tìm thấy trong các đại dương của Trái đất
_ để bảo vệ biển đông:
.Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
a. Các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta.
- Ngập lụt:
+ Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng khi có mưa bão, lũ lớn do mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ dân cư cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn.
+ Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường.
+ Còn ở Trung Bộ, tại nhiều vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng 9, 10 do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về..
- Lũ quét:
+ Ở miền Bắc nước ta, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI –X, tập trung ở vùng núi phía Bắc, tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu thuộc thượng nguồn sông Đà; Lào Cai, Yên Bái thuộc lưu vực sông Thao; Bắc Cạn, Thái Nguyên thuộc lưu vực sông Cầu, sông Thương và ở các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh.
+ Suốt dải miền Trung, vào các tháng X – XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi từ Hà Tỉnh tới Nam Trung Bộ.
- Hạn hán:
+ Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng.
+ Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn. Thời kỳ khô hạn kéo dài đến 4 – 5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ, và vùng thấp Tây Nguyên, 6 – 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.
- Các thiên tai khác.
Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cũng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
b. Một số biện pháp làm giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai:
- Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng tâm bão, trở về đất liền. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão luôn kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.
- Khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long cần tính đến làm công trình thoát lũ và ngăn thủy triều, vì ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng này.
- Để giảm thiểu tác hại do lũ quét gây ra thiệt hại đến tính mạng, tài sản dân cư, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng vùng lũ quét nguy hiểm và quản lý sử dụng đất đai hợp lý. Đồng thời thực thi các biện pháp kỹ thuật thủy lợi, trồng rừng, kỹ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.
- Hằng năm, hạn hán thường xuyên xảy ra vào mùa khô ở nước ta, gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng hoa màu và thiêu hủy hàng ngàn ha rừng , ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân. Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng những công trình thủy lợi hợp lý.
bạn tìm trên google xem!!!!!!!!!!!