Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo!!
Hội An khác với các đô thị cổ trong nước ở chỗ, mặc dù trải qua khoảng bốn trăm năm với chức năng của một trung tâm ngoại thương nhưng vẫn duy trì được cho đến tận nay một tổng thể với hàng ngàn di tích lịch sử mang những nét đặc thù của nghệ thuật kiến trúc đô thị Việt Nam. Đô thị cổ Hội An là một bằng chứng sinh động về sự hình thành và phát triển của các đô thị Việt Nam qua các thời đại, mang tính phổ quát của đô thị phương Đông nhiệt đới gió mùa. Đô thị cổ Hội An là một tập hợp các loại hình kiến trúc đô thị cổ với một cơ cấu cư dân còn nguyên vẹn. Sự nguyên vẹn trong kiến trúc đô thị đó vẫn được bảo tồn ở ba bình diện: hình thái đô thị, đơn vị không gian kiến trúc tức khu phố cổ và từng công trình kiến trúc riêng lẻ. Đặc biệt, trong chính các ngôi nhà cổ hình ống đã được xây dựng cách đây hàng trăm năm, các thế hệ con cháu đời sau vẫn tiếp tục sống nối tiếp thế hệ cha ông của họ.
tham khảo nha.
Quá trình phát triển và hoạt động buôn bán của nghề thủ côngỞ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công (dệt vải lụa, gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt chiếu, làm giấy, khắc bản in...). Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huê”) ; các làng làm đường mía ở Quảng Nam...
Gốm Bát Tràng rất được ưa chuộng, nên có câu :
"ước gì anh lấy được nàng,
Đểanh mua gạch Bát Tràng về xâỵ."
Nhiều lái buôn phương Tây khen đường của nước ta "tốt nhất trong khu vực", "là mặt hàng bán rất chạy, đường rất trắng và mịn hạt, đường phèn thì tinh khiết, trong suốt".
Nghề thủ công phát triển thì việc buôn bán cũng được mở rộng. Các huyện vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá. Thời kì này cũng xuất hiện thêm một số đô thị. Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, ở Đàng Ngoài có Phố Hiến (Hưng Yên). Bấy giờ có câu : "Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến", ở Đàng Trong có Thanh Hà (Thừa Thiên Huê), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh).
Trong thế kỉ XVII, nhiều thương nhân châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á) và châu Âu (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp) đến Phố Hiến, Hội An buôn bán tấp nập. Họ mở cửa hàng bán len dạ, đồ pha lê... và mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi...
Chúa Trịnh, chúa Nguyễn cho họ vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Nhưng về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. Do vậy, ở nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
chúc bạn học tốt nha.
Tham khảo :
Câu 1 : Tên Kẻ Chợ ban đầu chỉ để gọi riêng khu buôn bán để phân biệt với khu Hoàng thành của Vua Lê. Dần dần tên Kẻ Chợđược dùng chung cho cả kinh thành Thăng Long. Chợ là nơi bán mua, nhưng dần dần theo cách mà người ta đến với nơi này cũng như những nét riêng tích tụ cùng thời gian, chợ trở thành một không gian văn hóa.
Câu 2:Người phương Tây xưa kia đã gọi Hội An bằng cái tên Faifo có ý nghĩa chỉ đô thị - phố buôn bán có cảng. Nhưng đây chỉ được xem là một cách gọi, không được coi là tên chính thức. Mà Hoài Phố mới là tên gọi chính thức của Hội An lúc bấy giờ.
1. Thăng Long - Kẻ Chợ Thành Lập năm nào ?Suy tàn vào thời gian nào ?
=> Năm 1428 đến thế kỉ 18 thì suy tàn ..
2. Một số hình ảnh bảo vệ di tích và Dấu tích còn lại của Thăng Long - Kẻ Chợ ?
=>>Lầu Ngũ Long.,,.,...