Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
• Biện pháp phòng bệnh đề hạn chế sự lây truyền của HIV:
- Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su.
- Không sử dụng chung kim tiêm hay các dụng cụ có nguy cơ dính máu hay dịch tiết. Thực hiện truyền máu an toàn.
- Giảm số lượng phụ nữ nhiễm HIV có thai ngoài ý muốn. Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn sinh con thì cần được tư vấn và chăm sóc thai nghén, xét nghiệm và dùng thuốc kháng virus vào thời điểm thích hợp, sinh đẻ an toàn, tư vấn cho cả hai vợ chồng lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp.
- Không kì thị người nhiễm HIV, phát hiện sớm và quản lí tốt người nhiễm HIV.
• Biện pháp phòng bệnh để hạn chế sự lây truyền của virus cúm trong cộng đồng:
- Vệ sinh môi trường bằng thuốc khử trùng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tụ tập nơi đông người.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp gần với người bệnh, đeo khẩu trang.
- Giữ ấm cơ thể, rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
- Không ăn thịt gia cầm, thịt động vật chết do dịch bệnh.
- Tiêm định kì vaccine phòng bệnh cúm cho người và vật nuôi.
- Biện pháp chung hạn chế sự lây truyền của virus:
- Chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường sức đề kháng.
- Tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ.
- Biện pháp riêng theo cơ chế lây truyền của mỗi loại virus:
+ Đối với virus lây truyền qua đường hô hấp: Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người,…; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác;…
+ Đối với virus lây truyền qua đường tiêu hóa: Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh; Không dùng chung bát đũa, li uống nước,… với người khác;…
+ Đối với virus lây truyền qua đường tình dục: Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội,…
+ Đối với virus lây truyền từ mẹ sang con: Tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai, nếu mẹ bị nhiễm virus thì cần chữa khỏi trước khi sinh con,…
Để hạn chế sự lây truyền của virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa, người ta thường phun thuốc diệt rầy nâu vì rầy nâu chính là vật chủ trung gian lây truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá; tiêu diệt rầy nâu chính là ngăn chặn con đường lây lan của virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa.
Biện pháp hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người:
- Không ăn thịt gia súc gia cần ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Khu chuồng trại chăn nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát, có hàng rào cách li với những loài hoang dã.
- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
- Tiêm vaccine để phòng bệnh.
Các biện pháp làm tăng sức đề kháng virus cho con người, động vật và thực vật:
- Cho con người:
+ Ăn uống hợp lí.
+ Có lối sống lành mạnh: tập thể dục, giảm bớt căng thẳng, ngủ đủ giấc, chế độ ăn uống lành mạnh, không lạm dụng các chất kích thích,…
+ Sử dụng thuốc hợp lí, đúng cách, đúng bệnh nhằm hạn chế tính kháng thuốc.
+ Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
+ Tiêm vaccine phòng bệnh.
- Cho động vật:
+ Chọn giống vật nuôi có sức chống chịu tốt, tính đề kháng cao.
+ Cung cấp đầy đủ thức ăn, các loại vitamin, khoáng, kháng sinh,…
+ Vệ sinh cơ thể vật nuôi và chuồng trại sạch sẽ.
+ Tiêm vaccine phòng bệnh.
- Cho thực vật:
+ Chọn giống cây trồng có sức chống chịu tốt, tính đề kháng cao.
+ Có biện pháp chăm bón cây trồng hợp lí.
+ Sử dụng vaccine kích kháng cây trồng.
Tiêm vắc xin phòng Cúm chủ động trước lúc giao mùa đông-xuân khoảng 3 tháng (tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết chống lại vi rút gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm.
Tiêm vắc xin COVID-19 các mũi tăng cường (mũi 3, mũi 4) đúng lịch cho các nhóm đối tượng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Hiện nay trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 hai mũi cơ bản đạt thấp, không có khả năng bảo vệ cho trẻ. Đề nghị các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng theo hướng dẫn của cán bộ y tế cơ sở.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng. Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.
Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Không khạc nhổ bừa bãi.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tạo không gian thoáng mát, lưu thông không khí, tránh ở những nơi có độ ẩm cao, vì đây chính là điều kiện thuận lợi để cho mầm bệnh phát triển. Lau chùi các bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Tránh tập trung nơi đông người, đặc biệt tránh tiếp xúc với những người bị bệnh. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.
Đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh như sốt, ho, nhức đầu, đau họng,… Không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị mà cần phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.
Nêu các phương thức lây truyền virus ở người.
- Lây truyền dọc: là sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua quá trình mang thai, sinh nở hoặc chăm sóc (bú, mớm).
- Lây truyền ngang: là sự lây truyền virus từ cơ thể này sang cơ thể khác thông qua các con đường chính (hô hấp, tiêu hóa, vết xước trên cơ thể, đường tình dục, đường máu, vật chủ trung gian).
Giải thích ý nghĩa của thông điệp 5K trong phòng chống dịch COVID-19.
Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.
- Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- Khử khẩu: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế,…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
- Không tụ tập đông người.
- Khai báo y tế: Thực hiện khai báo Y qua các cơ quan y tế địa phương hoặc qua ứng dụng khai báo để sớm nhận biết bệnh.
* Ở người:
Bệnh cúm: virus cúm. Triệu chứng sốt hoặc cảm thấy sốt/ớn lạnh, ho, đau họng, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ hoặc toàn thân, nhức đầu và mệt mỏi. Con đường lây nhiễm : thông qua dịch tiết đường hô hấp.
Đậu mùa: virus đậu mùa. con đường lây truyền: Bệnh lây truyền thường xảy ra qua bộ máy hô hấp bằng những giọt nước bọt hoặc tiêm chích trên da bị nhiễm Variola virus. Đôi khi vi rút đậu mùa vào cơ thể gây bệnh qua kết mạc mắt hoặc rau thai Các dấu hiệu để nhận biết bệnh đậu mùa thường gặp là
+ Sốt cao đột ngột;
+ Cơ thể khó chịu, mệt mỏi;
+ Đau lưng và đau đầu dữ dội, có lúc đau bụng và nôn;
+ 2 - 4 ngày xuất hiện ban ban ngứa;
+ Ban phát triển qua các giai đoạn: dát, sần, mụn nước, mụn mủ và đóng vảy;
+ Tổn thương của bạn khi tróc vảy sẽ để lại sẹo;
Bệnh đậu mùa ở trẻ em có thể xuất hiện các biến chứng liên quan đến phổi
Bệnh quai bị: gây ra bởi virus quai bị (Mumps virus), thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh lây từ người bệnh qua người lành thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ... Các triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị bao gồm: Sốt cao đột ngột;Chán ăn;Đau đầu;Sau khi sốt 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của quai bị gồm:
+ Viêm tinh hoàn và đáng lo nhất chính là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh.
+ Viêm buồng trứng: người bệnh sẽ có dấu hiệu đau bụng, rong kinh.
+ Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
+ Nhồi máu phổi: nguyên nhân do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
+ Viêm tụy cấp tính,viêm cơ tim,viêm não, viêm màng não ngoài ra các em có thể tìm hiểu thêm các chủng virus: viêm gan B, sở, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, bại liệt, hội chứng HIV/AIDS…
* Ở động vật:
Bệnh cúm gia cầm: Virus cúm gia cầm. Con đường lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể lây nhiễm từ thức ăn, nước, dụng cụ. Các dấu hiệu và triệu chứng của cúm gia cầm ở gia cầm
+ Chết đột ngột mà không có bất kỳ dấu hiệu nào.
+ Yếm thịt (phần ức gà), mào, chân chuyển sang màu tím.
+ Đầu, mí mắt, mào, yếm thịt, hông bị sưng.
+ Vỏ trứng mềm hoặc biến dạng.
+ Giảm sản lượng đẻ trứng.
+ Thiếu năng lượng, giảm ăn và không linh hoạt.
+ Bị tiêu chảy.
+ Chảy nước mũi.
Cúm lợn: virus cúm lợn. Lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể lây nhiễm từ thức ăn, nước, dụng cụ.
Lợn bệnh sốt, bỏ ăn, ho, chảy nhiều nước mũi, thở khó, viêm phổi, tổn thương niêm mạc phế quản, dịch nhầy trong phế quản, hạch lympho sưng…, lợn con nằm co cụm một chỗ, da mần đỏ. Ở thể cấp tính, bệnh đột ngột bùng phát và lây lan nhanh ra toàn đàn, sốt cao 41,5 – 420C. và các loại vi rút cúm khác
* Ở thực vật:
Bệnh Greening gây hại trên cây có múi (Do vi khuẩn Liberibacter asiaticus):
Con đường lây bệnh :Bệnh thường lây lan do rầy chổng cánh truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh và bệnh lây lan qua mắt ghép.
Biểu hiện triệu chứng đầu tiên là quả bị méo mó biến dạng, khi bổ ra sẽ thấy tâm lệch qua một bên và hạt bị thối.
Bệnh chổi rồng gây hại trên cây nhãn do vi khuẩn nhóm Gamma Proteopacteria:
Con đường truyền bệnh: qua nhân giống vô tính (ghép, chiết cành từ cây bị bệnh) và qua động vật truyền bệnh là nhện lông nhung hại cây.
Triệu chứng bệnh dễ nhận dạng: khi ra đọt non phát triển dài khoảng 2-3 cm, lá bị co lại và mọc thành từng chùm nhìn như bó chổi. Trên chùm hoa, bệnh gây hại làm chùm hoa co cụm, không đậu quả hoặc đậu rất ít quả.
Một số biện pháp hạn chế sự lây lan của virus ở người qua các vật chủ trung gian:
- Hạn chế tiếp xúc với các vật chủ trung gian: mắc màn khi ngủ để tránh muỗi đốt; tránh tiếp xúc với các động vật có khả năng truyền virus như chuột, dơi,…
- Đeo khẩu trang và quần áo bảo hộ khi tiếp xúc với vật nuôi trong quá trình chăm sóc.
- Tiêm vaccine đầy đủ cho vật nuôi.