K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào A. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. trọng lượng riêng và thể tích của vật D. trọng lượng của vật và thể tích của sản phẩm lỏng bị vật chiếm chỗ. 2. Ba quả cầu bằng thép nhúng trong nước (H10.1). Lực Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào là lớn nhất ? A. Quả...
Đọc tiếp

1. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào

A. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật

B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

C. trọng lượng riêng và thể tích của vật

D. trọng lượng của vật và thể tích của sản phẩm lỏng bị vật chiếm chỗ.

2. Ba quả cầu bằng thép nhúng trong nước (H10.1). Lực Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào là lớn nhất ?

A. Quả 3, vì nó ở sâu nhất.

B. Quả 2, vì nó lớn nhất.

C. Quả 1, vì nó nhỏ nhất.

D. Bằng nhau vì đều bằng thép và đều nhúng trong nước.

3. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm, có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất ?

4. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau sắt, nhôm, sứ, có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau. Khi nhúng chúng ngâp vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không ? Tại sao ?

5. Thể tích của một niếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đầy Ác-si-mét có thay đổi không ? Tại sao ?

6. Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng vào hai phía của một cân treo. Để cân bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không ? Tại sao ?

7. Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây ?

A. Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng. B. Vật lơ lửng trong chất lỏng

C. Vật trên trên vật chất lỏng D. Cả ba trường hợp trên

8. Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì

A. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng

B. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng

C. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng

D. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi

9. Một vật được mốc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3.6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là

A. 480cm3 B. 360 cm3 C. 120 cm3 D. 20 cm3

10.10. Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là

A. trọng lượng riêng của vật bằng trong lượng riêng của nước

B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trong lượng riêng của nước

C. lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật

D. lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật

11*. Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi.

12. Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì chỉ số của lực kế giảm 0,2N. Hỏi chất làm vật đó có trong lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3

13*. Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng là 1,458N. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả quả cầu vào nước nằm lơ lửng trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10 000N/m3 và 27000 N/m3

Giải

Thể tích của quả cầu nhôm:

V= P……..

Gọi thể tích phần còn lại của quả cầu sau khi khoét lỗ là V1. Để quả cầu nằm lơ lửng trong nước thì trọng lượng còn lại P1 của quả cầu phải bằng lực đẩy Ác-si-mét: P1 = FA

dA1V1 = ……….

Thể tích nhôm đã khoét là: 54 – 20 = 34cm3

5
20 tháng 1 2017

1-B

2-B 3-Nhôm lớn nhất , sắt nhỏ nhất

4- ko vì lực đẩy Acsimet chỉ phụ thuộc vào phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và d của chất lỏng

5-nước là 20N

rượu là 16N

6-ko vì thỏi nhôm có trọng lượng riêng nhỏ hơn nên thể tích lớn hơn nên FA lớn hơn

7-D

8-C

9-C

10-C

11-câu này hơi dài em sẽ gửi ảnh sau khi nào có thể

12-em chưa có đáp án

câu 13 thầy có nhầm lẫn gì rồi ạ

29 tháng 1 2017

Câu 1: B

21 tháng 12 2019

a) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật:

FA = d.V = 10000. 0,4 = 4000 (N)

b) Trọng lượng của vật:

\(d=\frac{P}{V}\Rightarrow P=d.V=9200.0,4=3680\left(N\right)\)

28 tháng 12 2019

Câu c phải là buông tay vật nổi trên mặt nước mới tính được.

Nếu buông tay vật nổi trên mặt nước thì

FA =P => d*v​vat chim=P

=> 10000*vvat chim=3680

=>vvat chim=3680:10000=0,368(m3)

=>v​vat noi =vvat - v​vat chim

=0,4-0,368=0,032(m3)

=32(dm3)

1. Một miếng sắt có thể tích 100 dm3.Tính lực đẩy ác si mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng vào trong nước. nếu miếng sắt được nhúng chìm ở những độ sâu hác nhau thì lực đẩy ác si mét có thay đổi không? Tại sao? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3 2. Một bể chứa nước có đát cách mặt nước 1,5m.Tính áp suất do nước gây ra tại đáy bể.Biết trọng lượng riêng của nước là...
Đọc tiếp

1. Một miếng sắt có thể tích 100 dm3.Tính lực đẩy ác si mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng vào trong nước. nếu miếng sắt được nhúng chìm ở những độ sâu hác nhau thì lực đẩy ác si mét có thay đổi không? Tại sao? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3

2. Một bể chứa nước có đát cách mặt nước 1,5m.Tính áp suất do nước gây ra tại đáy bể.Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3

3.Một khúc gỗ được nhấn chìm trong nước thì lực đẩy ác si mét tác dụng lên khúc gỗ khi đó là 80N. Tính thể tích của khúc gỗ cho biết trọng lượng của nước là 10000N/m

3.Một người có trọng lượng 600N đứng trên một cía ghế có trọng lượng 50N, diện tích của 4 chân ghế tiếp xúc với mặt đấy là 100 cm2. Tính áp suất của người và ghế tác dụng lên mặt đất?

4.Treo một vậy vào lực kế trong không khí lực kế chỉ 40N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 25N. Tính lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm hoàn toàn trong nước, tính thể tích vậy, tìm trọng lượng riêng của chất làm vật biết trọng lượng riêng của chất lỏng là 10000N/m3

~~~~ ~~~Giúp mình với, mình đang cần gấp~~~~~~~~HELPPPPPP~~~

5
9 tháng 12 2018

3.Một khúc gỗ được nhấn chìm trong nước thì lực đẩy ác si mét tác dụng lên khúc gỗ khi đó là 80N. Tính thể tích của khúc gỗ cho biết trọng lượng của nước là 10000N/m

Tóm tắt:

\(F_A=80N\)

\(d_{nc}=10000N\)/\(m^3\)

___________________________

\(V=?\left(m^3\right)\)

Giải:

Thể tích của vật là:

\(F_A=d_{nc}.V\Rightarrow V=\dfrac{F_A}{d_{nc}}=\dfrac{80}{10000}=0,008\left(m^3\right)\)

Vậy:.....................................................................................................

9 tháng 12 2018

4.Treo một vậy vào lực kế trong không khí lực kế chỉ 40N. Vẫn treo vật bằng lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ 25N. Tính lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm hoàn toàn trong nước, tính thể tích vậy, tìm trọng lượng riêng của chất làm vật biết trọng lượng riêng của chất lỏng là 10000N/m3

Tóm tắt:

\(P=40N\)

\(P'=25N\)

\(d_{nc}=10000N\)/\(m^3\)

_____________________________

\(F_A=?\left(N\right)\)

\(V=?m^3\)

\(d_v=?\left(\dfrac{N}{m^3}\right)\)

Giải:

Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là:

\(F_A=P-P'=40-25=15N\)

Thể tích của vật là:
\(V=\dfrac{F_A}{d_{nc}}=\dfrac{15}{10000}=0,0015\left(m^3\right)\)

Trọng lượng riêng của vật là:

\(P=V.d_v\Rightarrow d_v=\dfrac{P}{V}=\dfrac{40}{0,0015}=26666,6\left(\dfrac{N}{m^3}\right)\)

Vậy:......................................................

Câu 1. Biểu diễn trọng lượng của một vật 100N , tỉ xích tuỳ chọn . Câu 2. Một vật có thể tích là 150cm3 được thả vào nước có trọng lượng riêng là 10000N/m3 a. Tính lực đẩy do nước tác dụng lên vật khi nhấn chìm vật hoàn toàn trong nước ? b. Thực tế khi thả vào nước thì vật nằm lơ lửng trong nước . Hãy tính trọng lượng của vật là bao nhiêu ? Câu 3. Thể tích của miếng sắt là 2dm3 .Tính lực đẩy...
Đọc tiếp

Câu 1. Biểu diễn trọng lượng của một vật 100N , tỉ xích tuỳ chọn .
Câu 2. Một vật có thể tích là 150cm3 được thả vào nước có trọng lượng riêng là 10000N/m3
a. Tính lực đẩy do nước tác dụng lên vật khi nhấn chìm vật hoàn toàn trong nước ?
b. Thực tế khi thả vào nước thì vật nằm lơ lửng trong nước . Hãy tính trọng lượng của vật là bao nhiêu ?
Câu 3. Thể tích của miếng sắt là 2dm3 .Tính lực đẩy Acsimét tác dụng lên miếng sắt khi nó nhúng chìm trong rượu . Biết trọng lượng riêng của rượu là 8000 N/m 3.Nếu miếng sắt được nhúng ở các độ sâu khác nhau ,thì lực đẩy Acsimét có thay đổi không ?Tại sao ?
Câu 4. Một vật có thể tích là 20dm3, có trọng lượng riêng là 9000N/m3 nhúng ngập hoàn toàn trong một bình đựng nước. Hỏi:
a) Vật sẽ nổi lên hay chìm xuống? Tại sao?
b) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật và thể tích phần nước dâng lên trong bình khi vật nằm im cân bằng là bao nhiêu? Biết nước có trọng lượng riêng là 10 000N/m3.
Câu 5. Một người công nhân làm đường kéo một chiếc xe bò chở đá với lực kéo là 150N đi quãng đường là 300m trong thời gian 10 phút. Tính công và công suất của người công nhân đó.
Câu 6. Biểu diễn lực kéo tác dụng lên vật, có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 3000N, với tỷ xích tùy chọn
Câu 7. Một vật có trọng lượng 12N đặt trên mặt bàn với diện tích tiếp xúc là 0,03m2 . Tính áp suất vật tác dụng lên mặt bàn ?
Câu 8. Một người đi xe máy trên đoạn đường đầu dài 78 km với vận tốc 30km/h, đi đoạn đường tiếp theo dài 15 km mất 24 phút. Tính:
a) Thời gian đi quãng đường đầu ? b) Vận tốc trung bình của người đó đi hết cả quãng đường ?
c) Người đi xe máy đến nơi lúc mấy giờ ? Biết người đó bắt đầu khởi hành lúc
8h15phút.
/ Dựa vào hình vẽ biểu diễn véctơ lực, nêu gốc; phương, chiều và cừơng độ của lực tác dụng lên các vật trong các trường hợp sau: / Một người đi xe đạp từ nhà đến nơi làm việc mất 15 phút, đoạn đường từ nhà đến nơi làm việc dài 2,8 km.
a/ Chuyển động của người đó là chuyển động đều hay không đều?
b/ Tính vận tốc trung bình của chuyển động trên quãng đường đó.
vật có khối lượng 598,5 g làm bằng chất có khối lượng riêng D =10500 kg/m3 được nhúng hoàn toàn trong nứơc. Tính lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên vật, biết trọng lượng riêng của nước là d = 10000 N/m3.
. Một bể nước cao 1,5m chứa đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bể và lên điểm A cách đáy bể 80cm. Biết trong lượng riêng của nước là 10000N/m3.
Câu13. Một con ngựa kéo xe với lực 450 N chuyển động với vận tốc là 2m/s trong thời gian 20phút.
a. Tính quãng đường xe đi được trong thời gian trên.
b. Tính công thực hiện của con ngựa.
Câu 14. Một thùng chứa đầy nước và dầu không hoà tan lẫn nhau , nước chiếm 1/3 và dầu chiếm 2/3 chiều cao của thùng . Thùng cao 1,2 m .
a. Tính áp suất do dầu tạo ra tại một điểm trên mặt nước ?
b. Tính áp suất do chất lỏng tác dụng lên đáy thùng ?Biết trọng lượng riêng của dầu và nước là : 8 000 N/m3 và 10 000 N/m3 .
Câu 15. Một con ngựa kéo xe với lực kéo không đổi 300N trên suốt quãng đường dài 1800m mất thời gian 15 phút.
a. Tính vận tốc trung bình của ngựa khi kéo xe.
b.Tính công của con ngựa sinh ra khi kéo xe.
Câu16. Một vật hình hộp có chiều dài 60 cm, rộng 40 cm, cao 15 cm và được thả chìm trong nước ở độ sâu 1,2 m . Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
a. Tính
3
30 tháng 12 2019

Bạn chia nhỏ câu hỏi ra

30 tháng 12 2019

15.

a.\(v_{tb}=\frac{s}{t}=\frac{1800}{15.60}=2\frac{m}{s}\)

b.\(A=F.s=300.1800=540000J\)

16.Tính gì vậy

Bài 1: Người ta đổ nước đầy vào cái thùng cao 1,5m. Tính áp suất cột nước gây ra tại điểm A cách miệng thùng 50cm, tại điểm B cách đáy thùng 30cm, tại điểm C ở đáy thùng. Bài 2: Một vật có khối lượng 567g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5g/cm3 được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Ác- Si- Mét tác dụng lên vật cho trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Bài 3: Một miếng nhôm có thể...
Đọc tiếp

Bài 1: Người ta đổ nước đầy vào cái thùng cao 1,5m. Tính áp suất cột nước gây ra tại điểm A cách miệng thùng 50cm, tại điểm B cách đáy thùng 30cm, tại điểm C ở đáy thùng.

Bài 2: Một vật có khối lượng 567g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5g/cm3 được nhúng chìm hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Ác- Si- Mét tác dụng lên vật cho trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3.

Bài 3: Một miếng nhôm có thể tích V=0,4 dm3.

a) Tính lực đẩy Ác- Si-Mét tác dụng lên miếng nhôm khi nó nhúng chìm trong nước.

b) Nếu mặt dưới của miếng nhôm ở độ sâu h=5m. Tính áp suất của nước tác dụng lên mặt dưới của miếng nhôm. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

c) Nếu vật nhúng ngập ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ác- Si- Mét lên vật có thay đổi không?

0
23 tháng 12 2019

a) Lực đẩy Ác si mét :

FA= dl.Vv= 10000.2.10-3= 20(N)

1. Treo một vật nặng ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P1=5N. Khi nhúng vật nặng vào lực kế chỉ giá trị P2=3N. a. Tính lực đẩy Ácsimet tác dụng vào vật. b. Tính thể tích của phần chất lỏng bị vât chiếm chỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là d=10.000N/m^3 2. Một vật có trọng lượng 6N và trọng lượng riêng d=10500 N/m^3 được thả vào chậu nước. Trọng lượng riền của nước là 10.000 N/m^3....
Đọc tiếp

1. Treo một vật nặng ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị P1=5N. Khi nhúng vật nặng vào lực kế chỉ giá trị P2=3N.

a. Tính lực đẩy Ácsimet tác dụng vào vật.

b. Tính thể tích của phần chất lỏng bị vât chiếm chỗ. Biết trọng lượng riêng của nước là d=10.000N/m^3

2. Một vật có trọng lượng 6N và trọng lượng riêng d=10500 N/m^3 được thả vào chậu nước. Trọng lượng riền của nước là 10.000 N/m^3. Hỏi vật chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? Tại sao? Tính lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật.

3. Một ô tô tải 4 bánh có khối lượng 15 tấn. Biết diện tích một bánh xe ô tô là 12dm^2. Một máy kéo có trọng lượng 20.000N. Biết diện tích tiếp xúc của máy kéo với mặt đường là 2,4 m^2. Tính áp suất của ô tô và của máy kéo tác dụng lên mặt đường?

4. Thả 2 vật có khối lượng bằng nhau chìm trong cốc nước, biết vật thứ nhất làm bằng đồng, vật thứ 2 làm bằng nhôm. Hỏi lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật nào lớn hơn? Hãy giải thích tại sao?

5. Treo một vật vào lực kế, ở ngoài không khí lực kế chỉ 8,5 N, nhưng khi nhúng vật trong nước thì lực kế chỉ 5,5N. Hãy xác định thể tích của vật và trọng lượng riêng vật.

Mỗi người giúp mình một câu nha. Cảm ơn ạ

11
2 tháng 1 2018

Bài 1 :

Tóm tắt :

\(P_1=5N\)

\(P_2=3N\)

a) \(F_A=?\)

b) \(d_n=10000N\)/m3

\(V_v=?\)

GIẢI :

a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là :

\(F_A=P_1-P_2=5-3=2\left(N\right)\)

b) Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ là:

\(V=\dfrac{F_A}{d_n}=\dfrac{2}{10000}=0,0002\left(m^3\right)=200cm^3\)

2 tháng 1 2018

Bài 2 :

Tóm tắt:

\(P=6N\)

\(d_v=10500N\)/m3

\(d_n=10000N\)/m3

\(F_A=?\)

GIẢI :

Ta có : \(d_v>d_n\)

=> Vật chìm xuống lòng chất lỏng

Khối lượng của vật là :

\(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{6}{10}=0,6\left(kg\right)\)

Khối lượng riêng của chất làm nên vật là :

\(D=\dfrac{d}{10}=\dfrac{10500}{10}=1050kg\)/m3

Thể tích của vật là :

\(V=\dfrac{m}{D}=\dfrac{0,6}{1050}=0,0006\left(m^3\right)\)

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lêm vật là :

\(F_A=d_n.V=10000.0,0006=6\left(N\right)\)

11 tháng 12 2017

Tóm tắt :

\(V=20cm^3\)

\(F=16,8N\)

\(d_n=10000N\)/m3

a) \(F_A=?\)

b) \(P=?\)

c) \(D_v=?\)

GIẢI :

Đổi : \(20cm^3=0,00002m^3\)

a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là :

\(F_A=d_n.V_v=10000.0,00002=0,2\left(N\right)\)

b) Trọng lượng của vật là :

\(P=F_A+F=0,2+16,8=17\left(N\right)\)

c) Ta có : \(P=F_A\)

=> \(d_n.V_v=d_v.V_v\)

=> \(10000.0,00002=d_v.0,00002\)

=> \(0,2=d_v.0,00002\)

=> \(d_v=\dfrac{0,2}{0,00002}=10000\) \(\text{N/m }\)3

Vậy trọng lượng riêng của vật là 10000N/m3

11 tháng 12 2017

a)Đổi: 20cm3 = 0.00002m3

Vì thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ chính bằng thể tích vật đó ➜ V = 0,00002m3.

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:

FA = d.V = 10000.0,00002 = 0,2(N).

a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật là :

FA = P - P' = 10 - 6 = 4 (N)

b) Thể tích của vật là :

FA = dnước . V => V = \(\dfrac{F_A}{d_{nước}}\) = \(\dfrac{4}{10000}\) = 4 . 10-4 (m3)

Khối lượng riêng của vật là :

Dv = \(\dfrac{m}{V}\) = \(\dfrac{\dfrac{P}{10}}{V}\) = \(\dfrac{\dfrac{10}{10}}{4.10^{-4}}\) = 2500 (kg/m3)

23 tháng 12 2017

A. Lý thuyết:

Khi vật nổi lên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy Ác-si-mét được tính bằng công thức:

FA = d.V

Trong đó:

FA : lực đẩy Ác-si-mét (N)

d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)

V: thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (m3).

*Khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì trọng lượng của vật và độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau, vì vật đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng.

15 tháng 4 2020

P=7,8N

V=100 cm3= 10-4 m3.

dnước =10 000 N/m3. FA1 = ?

dthủy ngân = 136 000 N/m3

FA2= 2,72N

hthủy ngân =?

S= 10cm2 = 10-3 m2

Giải:

a, Lực đẩy ác si mét tác dụng lên vật khi thả vào nước có độ lớn là:

FA1= V.dnước= 10-4. 10 000 = 1(N)

b, Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi thả vào thủy ngân có độ lớn là:

FA3= V.dthủy ngân= 10-4. 136 000= 13,6 (N)

Ta có FA3=13,6 N > P=7,8 N => vật nổi.

c, Chiều cao phần chìm của vật khi thả vào thủy ngân là:

V=h.S => h = V/S= (FA2/dthủy ngân)/ S = (2,72/136000)/10-3 =0,02(m)

Chúc bạn học tốt.