K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2015

giả sử A không làm -> C không làm -> B làm -> A không làm -> thoả mãn
giả sử B không làm -> A làm -> C không làm -> B làm -> vô lý
giả sử C không làm -> A không làm -> B làm -> C làm -> vô lý
Vậy B làm

6 tháng 5 2015

ba cua 3 ban do lam vi 3 ban da noi em ko lam va ai co lam

day la cau do vui cua bo

minh ko chac dau nhe

7 tháng 5 2015

giả sử A không làm -> C không làm -> B làm -> A không làm -> thoả mãn
giả sử B không làm -> A làm -> C không làm -> B làm -> vô lý
giả sử C không làm -> A không làm -> B làm -> C làm -> vô lý
Vậy B làm

7 tháng 5 2015

theo mình là em c làm ,không chắc đâu nhé

5 tháng 11 2014

       có thật không thế hở nàng

516 người mà đúng nàng theo ta về

7 tháng 11 2014

CÓ THẬT NHư THẾ HẢ NÀNG

516 ĐÚNG VỀ NHÀ ANH ĐI

12 tháng 4 2016

Cứ suy từ lời em ra

Số bát bằng 1/3 số người

Số đĩa  1/4 thôi                                            (= 1/4 số người)

Số người chia đủ 12 phần đều                      (coi số người là 12 phần = nhau)

Thì số bát đĩa là bao

Đĩa 3, bát 4 lẽ nào lại sai                               (Số đĩa là 3 phần; số bát là 4 phần)

301 chia 7 thôi                                               (301 : (4 + 3))

Mỗi phần ra đúng 43 rành rành

43 x 12 nhanh

Sẽ ra số bác, số anh thợ liền

516 người hiền

Anh chẳng có tiền, em có theo không?

 một bài Thơ Toán :Em là con gái nhà nghèo, Mẹ cha chết hết, nằm queo một mình. Nhà em vách lá lợp mành, Trời mưa nhà dột, ướt mình loi ngoi. Láng giềng có kẻ sang chơi, Thương tình mới rủ mọi người giúp không. Xây lầu, hồ nước, vườn bông, Muối dưa sá quản miễn lòng thảo thơm. Ba người ăn một bát cơm, Bốn người ăn đĩa mắm thơm muối cà. Bát đĩa em đã dọn ra, Ba trăm một...
Đọc tiếp

 một bài Thơ Toán :

Em là con gái nhà nghèo, 
Mẹ cha chết hết, nằm queo một mình. 
Nhà em vách lá lợp mành, 
Trời mưa nhà dột, ướt mình loi ngoi. 
Láng giềng có kẻ sang chơi, 
Thương tình mới rủ mọi người giúp không. 
Xây lầu, hồ nước, vườn bông, 
Muối dưa sá quản miễn lòng thảo thơm. 
Ba người ăn một bát cơm, 
Bốn người ăn đĩa mắm thơm muối cà. 
Bát đĩa em đã dọn ra, 
Ba trăm một cái, làm nhà mấy ông ? 
Tiếng chàng ăn học đã thông, 
Nếu mà đáp trúng, em xin ... theo không chàng về.

                       Kiến Thức Ngày Nay. 1997.

Bài Toán Dân Gian rất hay về mặt văn chương, cũng như về mặt ý thức, không kém câu Ca Dao trên. Bài rất nhí nhảnh buộc người muốn giải phải suy nghĩ nhiều.

1
7 tháng 12 2015

nói nghe nè

câu hỏi là gì?

1 Em là con gái nhà nghèo, Mẹ cha chết hết, nằm queo một mình. Nhà em vách lá lợp mành, Trời mưa nhà dột, ướt mình loi ngoi. Láng giềng có kẻ sang chơi, Thương tình mới rủ mọi người giúp không. Xây lầu, hồ nước, vườn bông, Muối dưa sá quản miễn lòng thảo thơm. Ba người ăn một bát cơm, Bốn người ăn đĩa mắm thơm muối cà. Bát đĩa em đã dọn ra, Ba trăm một cái, làm nhà mấy...
Đọc tiếp

1 Em là con gái nhà nghèo, 
Mẹ cha chết hết, nằm queo một mình. 
Nhà em vách lá lợp mành, 
Trời mưa nhà dột, ướt mình loi ngoi. 
Láng giềng có kẻ sang chơi, 
Thương tình mới rủ mọi người giúp không. 
Xây lầu, hồ nước, vườn bông, 
Muối dưa sá quản miễn lòng thảo thơm. 
Ba người ăn một bát cơm, 
Bốn người ăn đĩa mắm thơm muối cà. 
Bát đĩa em đã dọn ra, 
Ba trăm một cái, làm nhà mấy ông ? 
Tiếng chàng ăn học đã thông, 
Nếu mà đáp trúng, em xin ... theo không chàng về.

2 Trâu đứng ăn năm. 
Trâu nằm ăn ba. 
Lụm khụm trâu già, 
Ba con một bó. 
Trăm trâu ăn cỏ. 
Trăm bó no nê. 
Hỏi đến giảng đề, 
Ngô nghê như điếc.

3 Mùa xuân nghe tiếng trống thì thùng, 
Người ùa vây kín cả đình đông. 
Tranh nhau đánh đấm đòi mâm lớn, 
Tiên chỉ hò la để chỗ ông. 
Bốn người một cỗ thừa một cỗ, 
Ba người một cỗ bốn người không. 
Ngoài đình chè chén bao người nhỉ, 
Tính thử xem rằng có mấy ông ?

1
21 tháng 3 2016

Phương trình nào đưa ta về chung lối 
Định lý nào sao vẫn mãi ngăn đôi 
Biến số yêu nên tình mãi hai nơi 
Điểm vô cực làm sao ta gặp được 
....


Tình Toán Pháp

Hởi Đàn (1) ơi ! quỹ tích của âm thanh, 
Thuở song song trong khung cảnh bình hành (2), 
Trong không gian đồng quy âu yếm hẹn. 
Hai ta là một đẳng thức e thẹn, 
Sống bên nhau hai vế một phương trình, 
Đợi ngày anh sung sướng chứng minh, 
Anh nhớ em muôn đời làm định lý. 
Phần phản đề, xin em đừng đãng trí (3), 
Lại gần đây dù một ép-xi-lon. (epsilon) (4) 
Ở bên kia giới hạn anh buồn, 
Anh thường liên tục nói luôn, 
Số em âm, em ngại gì vô tỷ (5), 
Cực (6) lòng anh là một kẻ tình si, 
Tim anh rung không biết mấy chu kỳ...

Yết-Khanh (lái lại thành Anh Khiết).

Tình Hoa Toán

Ai định nghĩađược lệ hoa man mát, 
Xoay chiều nào cho thuận mới tình ta. 
Biên thiên gì để hiểu cảnh bao la, 
Để giải đáp phương trình ai vương vấn. 
Ở toạ độ, đùng cho hoa chất lớp, 
Hảy xoay chiềucho hoa đẹp muôn phương. 
Hảy đồng quyôi đôi má màu hường, 
Hảy rút gọn đừng triệt tiêu, hoa nhé ! 
Hoa với tóc là hai đường giao tuyến, 
Môi mỉm cười, em vẽ một cung vui. 
Đường về xa, vô tận lắm bùi ngùi, 
Không gian đấy, thời gian đây chấn động. 
Kết hợp lấy để anh đừng vỡ mộng, 
Em mơ màng, tung độ biến thiên anh. 
Hỗn hợp đi bao giấc mộng an lành, 
Tình vô nghiệm là tình hoa bất diệt.

Những câu đố vui, toán học hay có đáp án  Dưới đây là bài viết tổng hợp 80 câu hỏi đố vui nhiều thể loại khác nhau trong đó có rất nhiều câu đố hay về toán học, câu đố mẹo vui có đáp án vả giải thích rõ ràng. Các bạn vui lòng download file ở cuối bài viết để xem tất cả1. BA NHÀ THÔNG THÁICó ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng...
Đọc tiếp

Những câu đố vui, toán học hay có đáp án 

 

Dưới đây là bài viết tổng hợp 80 câu hỏi đố vui nhiều thể loại khác nhau trong đó có rất nhiều câu đố hay về toán học, câu đố mẹo vui có đáp án vả giải thích rõ ràng. Các bạn vui lòng download file ở cuối bài viết để xem tất cả

1. BA NHÀ THÔNG THÁI
Có ba nhà triết gia Hy-Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán cả ba triết gia.
Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười. Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình thì cười họ. Thế nhưng, trong khoảnh khắc, một triết gia không cười nữa vì ông ta suy đoán ra trên trán ông ta cũng bị nhọ.
Vậy nhà thông thái đó suy luận như thế nào?

2. HAI CHỊ EM SINH ĐÔI
Ở thành phố T có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kỳ về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào những ngày thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai vào những ngày thứ ba, thứ năm và thứ bảy, còn những ngày khác nói đúng.
Một lần tôi gặp hai cô và hỏi một trong hai người:
- Cô hãy cho biết, trong hai người cô là ai?
- Tôi là Nhất.
- Cô hãy nói thêm, hôm nay là thứ mấy?
- Hôm qua chủ nhật.
Cô kia bỗng xem vào:
- Ngày mai là thứ sáu.
Tôi sững sờ ngạc nhiên-Sao lại thế được?-và quay sang hỏi cô đó:
- Cô cam đoan là cô nói thật chứ?
- Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật – cô đó trả lời.
Hai cô làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã xác định được cô nào là cô Nhất, cô nào là cô Nhị, thậm chí còn xác định được ngày hôm đó là thứ mấy.
Mời bạn hãy thử làm xem.

3. CỤ GIÀ NÓI THẦM ĐIỀU GÌ?
Có hai chàng trai Kozak là Grisko và Oponos đều là những kỵ sỹ tài ba. Trong các cuộc thi khi người này, khi thì người kia thắng, nhưng ai phi ngựa nhanh hơn, các cuộc tranh luận đều không phân giải được. Cuối cùng Grisko đề nghị một cuộc thi: Ngựa của ai về sau thì người đó thắng. Oponos chấp thuận.
Cuộc thi như vậy được tổ chức, người xem khá đông. Khi trọng tài nổ súng phát hiệu lệnh thì lạ thay: cả hai kỵ sỹ đều chỉ đứng nguyên ở vị trí xuất phát. Khán giả chờ đợi, hò hét huyên náo. Xem ra cuộc thi không bao giờ chấm dứt.
Vừa lúc đó có một cụ già tóc bạc đi tới. Thấy chuyện lạ, cụ hỏi, người ta nói cho cụ hiểu thì cụ lớn tiếng nói:
- Xin quý khán giả hãy bình tĩnh, tôi sẽ nói thầm một điều với cả hai kỵ sỹ thì họ sẽ phi như bay về đích cho mà xem.
Quả vậy, cụ già gọi hai chàng trai đến bên cụ, cầm lấy tay họ và nói thầm vào tai từng người. Khi cụ bỏ tay họ ra thì cả hai kỵ sỹ đều chạy như bay tới ngựa, nhảy lên và phóng như bay về đích.
Cuối cùng, người thắng vẫn là người có ngựa về sau.
Vậy cụ già đã nói thầm điều gì với cả hai kỵ sỹ?

4. DU KHÁCH ĐANG Ở ĐÂU?
Có một du khách đến một trong hai thành phố A, B của một đất nước tuyệt đẹp. Người thành phố A luôn luôn nói thật, người thành phố B luôn luôn nói dối. Trong thành phố A có một số dân của thành phố B và ngược lại.
Bạn hãy suy nghĩ xem người khách cần phải đặt câu hỏi như thế nào khi gặp người đầu tiên để từ câu trả lời có thể biết được mình đang ở đâu?

5. QUÂN XANH, QUÂN ĐỎ
Tiến hành một trò chơi, các em thiếu niên chia làm hai đội: quân xanh và quân đỏ. Đội quân đỏ bao giờ cũng nói đúng, còn đội quân xanh bao giờ cũng nói sai.
Có ba thiếu niên đi tới là An, Dũng và Cường. Người phụ trách hỏi An: “Em là quân gì?”. An trả lời không rõ, người phụ trách hỏi lại Dũng và Cường: “An đã trả lời thế nào?”. Dũng nói “An trả lời bạn ấy là quân đỏ”, còn Cường nói: “An trả lời bạn ấy là quân xanh”.
Hỏi Dũng và Cường thuộc quân nào?
6. ĐẠO LUẬT TÀN ÁC
Ở một vương quốc nọ có ông vua tàn ác. Ông ta không muốn người lạ vào lãnh thổ của mình nên ra lệnh cho tất cả các lính biên phòng phải thi hành một đạo luật sau:
Bất kỳ một người nước khác lọt tới đều phải trả lời câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?”. Nếu người đó trả lời đúng thì đem dìm xuống nước, nếu trả lời sai thì đem treo cổ.
Một lần, có một người nông dân nước láng giềng vô tình đến một trạm biên phòng. Người lính ra câu hỏi: “Vì sao anh tới đây?” và chuẩn bị hành tội anh ta.
Thế nhưng người nông dân thông minh đó đã trả lời một câu mà người lính biên phòng không thể xác định được đúng hay sai để hành tội anh ta theo đạo luật của nhà vua.
Vậy người nông dân đó đã trả lời như thế nào?

7. BỨC CHÂN DUNG AI?
Người ta hỏi Trung: “Bức ảnh trên tường là chân dung ai?”. Trung trả lời: “Bố của người đó là người con trai duy nhất của ông bố người đang trả lời các bạn”.
Hỏi người trong ảnh là chân dung ai?
8. ANH THỢ CẠO TRONG THÔN
Người ta đưa ra một định nghĩa về anh thợ cạo trong thôn như sau:
“Gọi người đàn ông trong thôn là thợ cạo nếu anh ta cắt tóc cho tất cả những người trong thôn không tự cắt lấy”.
Hỏi: Với định nghĩa như vậy anh thợ cạo có tự cắt tóc cho mình hay không?
Trả lời:
- Nếu anh thợ cạo tự cắt cho mình thì mâu thuẫn với định nghĩa là anh ta chỉ cắt cho những ai không tự cắt lấy.
- Nếu anh thợ cạo không tự cắt cho bản thân anh ta thì cũng theo định nghĩa anh ta phải cắt cho anh ta, vẫn mâu thuẫn.
Bạn hãy xác định xem mâu thuẫn nảy sinh từ đâu?

9. THÀNH CÔNG CỦA TUỔI TRẺ
Tôi chơi cờ cũng khá nhưng hai người bạn thân của tôi là những tay cờ tuyệt diệu. Tôi chơi với mỗi người một ván và cả hai thắng tôi một cách dễ dàng. Có một người bạn nhỏ của tôi – mới 10 tuổi – chỉ mới biết các quy tắc chơi cờ nhưng lại cả quyết rằng sẽ chơi tốt hơn tôi. Để chứng tỏ điều đó cậu ta ra điều kiện:
“Tôi sẽ chơi cùng một lúc với cả hai người bạn của anh trên hai bàn cờ và chắc chắn tôi sẽ đạt kết quả tốt hơn anh là không thua cả hai người”.
Ta có thể giải thích sự thành công của người bạn nhỏ như thế nào?

10. NÓI TIÊN TRI
Trước đây ở một nước Á đông có một ngôi đền thiêng do ba thần ngự trị: Thần Sự Thật (luôn luôn nói thật), thần Lừa Dối (luôn luôn nói dối) và thần Mưu Mẹo (lúc nói thật, lúc nói dối). Các thần ngự trên bệ thờ sẵn sàng trả lời khi có người tới thỉnh cầu. Nhưng vì hình dạng của các thần hoàn toàn giống nhau nên người ta không biết thần nào trả lời để mà tin hay không tin.
Một triết gia từ xa đến, để xác định các thần, ông ta hỏi thần bên trái:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Sự Thật – thần bên trái trả lời.
Tiếp theo ông ta hỏi thần ngồi giữa:
- Ngài là thần gì?
- Ta là thần Mưu Mẹo.
Sau cùng, ông ta hỏi thần bên phải:
- Ai ngồi cạnh ngài?
- Đó là thần Lừa Dối – thần bên phải trả lời.
Người triết gia kêu lên:
- Tất cả đã rõ ràng, các thần đều đã được xác định.
Vậy nhà triết gia đó đã xác định các thần như thế nào?

Download trọn bộ 80 câu đố vui toán học, câu đố mẹo hay

2
29 tháng 3 2016

Câu 1 là ông nhà triết học biết trán mình cũng bị bôi nhọ nên giải thích cho 2 người còn lại.ông nói:trán 3 chúng ta đều bị bôi nhọ nếu ai ko tin thì ông lấy tay của mình chà vào trán của 2 người còn lại . Nếu tay ông dính nhọ thì trán 3 người đều bị bôi nhọ.

A B C E D G ?