Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em hiểu ý kiến: “Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ." là một khi văn học có sức hấp dẫn làm cho người đọc hòa nhập vào cái thế giới do nhà văn sáng tạo, cùng sống với những nhân vật tưởng tượng như người thực thì những vấn đề của tác phẩm, vấn đề của nhân vật trong tác phẩm khiến người đọc tưởng như đó là vấn đề của chính mình ngoài đời.
“Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ”. Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học, người đọc đóng vai trò đồng sáng tạo để tìm ra những vấn đề được gửi gắm trong tác phẩm. Bạn đọc cùng sống cuộc đời nhân vật, cùng thấu hiểu sẻ chia và rút ra những bài học nhận thức quý báu. Khi tìm được tiếng nói chung với nhân vật, những vấn đề trong tác phẩm cũng sẻ trở thành vấn đề mà chính người đọc tự đặt ra với mình.
a. Giải thích
– Thiên hướng: là khuynh hướng thiên về những điều có tính chất tự nhiên. Thiên hướng của người nghệ sĩ: là khuynh hướng chủ đạo của người cầm bút. – ánh sáng: gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ; đó là khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người. – Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người: Nghĩa là người nghệ sĩ thông qua tác phẩm nghệ thuật được viết nên từ cái tài cái tâm của mình, đem đến cho bạn đọc những hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp người đọc nhận thức sâu sắc về bản chất cuộc sống và con người, nhận ra những bài học quí giá về lẽ sống, thắp sáng trong trái tim con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ nhân văn giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn. à Ý kiến đã đề cập đến thiên chức cao cả, sứ mệnh vinh quang nhất của nhà văn đó là nâng niu, trân trọng và hướng con người tới những điều tốt đẹp, đó cũng chính là chức năng của văn học đối với cuộc đời, con người. |
2,0
|
b. Bàn luận
– Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó soi chiếu nhận thức về chính mình. Ánh sáng văn chương có tác dụng khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn con người, giúp con người sống đẹp đẽ, nhân văn hơn. – Việc sáng tạo của nhà văn có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức, là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, tạo kết cấu tác phẩm … với sức truyền cảm cao nhất của hình thức nghệ thuật. Ánh sáng được đưa vào trái tim con người từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều vui sướng mà cũng lắm khổ đau. – Giá trị của một tác phẩm, sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh được những vấn đề cuộc sống và con người, có tài năng và bền bỉ nghiêm túc luyện rèn ngòi bút để có thể đưa ánh sáng vào trái tim con người hiệu quả nhất. Người đọc khi đến với tác phẩm vì thế cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà vân gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân vân hơn. |
3,0
|
c. Làm rõ ánh sáng Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con người qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí
(Thí sinh dựa trên những hiểu biết về của Đọc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du để chứng minh cho ý kiến trong đề bài. Có thể có nhiều cách làm nhưng cần làm rõ ánh sáng mà tác giả đưa vào trái tim người đọc ở hai phương diện, nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật tác phẩm) – Đọc Tiểu Thanh Kí là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. Ánh sáng mà Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con người trong Đọc Tiểu Thanh Kí là niềm xúc động, trân trọng và sẻ chia đối với vẻ đẹp nhan sắc, tài năng cùng nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh cùng bao thân phận giai nhân tài tử trong cuộc đời. Từ câu chuyện cuộc đời Tiểu Thanh được thể hiện qua niềm xúc động, cảm thương chân thành ở Nguyễn Du, người đọc nhận ra nỗi niềm tiếc thương mà trân trọng, xót xa cho cái Đẹp bị vùi dập, đọa đày, sự thấu hiểu tận cùng nỗi đau, nỗi hận vì cái Tài bị vùi dập, chà đạp, bị chối bỏ phũ phàng. Ánh sáng mà Nguyễn Du đưa vào trái tim người đọc qua Đọc Tiểu Thanh Kí không chỉ là tiếng khóc người, nỗi thương người mà còn là tiếng khóc mình, nỗi thương mình; là mối tự hận, tự thương; là niềm khát khao tri kỷ của Nguyễn Du, niềm khát khao kiếm tìm tri âm muôn thưở của con người. – Nguyễn Du đã đưa ánh sáng vào trái tim con người bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo kết cấu… | 6,0 |
d- Đánh giá:
– Ý kiến của George Sand đã khẳng định yếu tố cốt tử để người nghệ sĩ viết nên những tác phẩm giá trị, hoàn thành sứ mệnh cao cả của ngòi bút và khẳng định vị trí trên văn đàn, đó là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Đây cũng là lời khẳng định ý nghĩa về chức năng, giá trị của văn học đối với con người. – Ý kiến của George Sand là một định hướng cho người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo: hướng bạn đọc đến các giá trị Chân – Thiện – Mĩ. Phải nâng đỡ cái tốt, nhà văn mới mong góp phần mà bồi đắp tâm hồn người đọc mới vươn về, hướng tới níu giữ tình người cho con người.Và người đọc cũng nhờ ý kiến này mà có căn cứ để tiếp nhận và đánh giá chính xác hơn về giá trị của một tác phẩm văn chương. Để nhận ra thứ ánh sáng riêng từ tác phẩm, người đọc cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biến quá trình nhận thức thành quá trình tự nhận thức và hoàn thiện bản thân. |
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
A. Mở bài
- Giới thiệu nhận định
- Dẫn dắt vấn đề
B. Thân bài
1. Giải thích
- Thiên hướng: là khuynh hướng thiên về những điều có tính chất tự nhiên. Thiên hướng của người nghệ sĩ: là khuynh hướng chủ đạo của người cầm bút.
- ánh sáng: gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ; đó là khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người.
- Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người: Nghĩa là người nghệ sĩ thông qua tác phẩm nghệ thuật được viết nên từ cái tài cái tâm của mình, đem đến cho bạn đọc những hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp người đọc nhận thức sâu sắc về bản chất cuộc sống và con người, nhận ra những bài học quí giá về lẽ sống, thắp sáng trong trái tim con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ nhân văn giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn.
- Ý kiến đã đề cập đến thiên chức cao cả, sứ mệnh vinh quang nhất của nhà văn đó là nâng niu, trân trọng và hướng con người tới những điều tốt đẹp, đó cũng chính là chức năng của văn học đối với cuộc đời, con người.
2. Bàn luận
- Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó soi chiếu nhận thức về chính mình. Ánh sáng văn chương có tác dụng khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn con người, giúp con người sống đẹp đẽ, nhân văn hơn.
- Việc sáng tạo của nhà văn có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức, là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, tạo kết cấu tác phẩm … với sức truyền cảm cao nhất của hình thức nghệ thuật. Ánh sáng được đưa vào trái tim con người từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều vui sướng mà cũng lắm khổ đau.
- Giá trị của một tác phẩm, sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh được những vấn đề cuộc sống và con người, có tài năng và bền bỉ nghiêm túc luyện rèn ngòi bút để có thể đưa ánh sáng vào trái tim con người hiệu quả nhất. Người đọc khi đến với tác phẩm vì thế cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà vân gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân vân hơn.
3. Phân tích
- ''Truyện Kiều'' là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người.
- Ánh sáng mà Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con người trong " Truyện Kiều" là niềm xúc động, trân trọng những người con gái hồng nhan bạc phận
- Nguyễn Du đã đưa ánh sáng vào trái tim con người bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo kết cấu…
C. Kết bài
- Đánh giá chung
- Nêu cảm nghĩ
Bổ sung các ý còn thiếu:
- Mối quan hệ giữa tài với đức
Trong quá trình rèn luyện cần thể hiện song song, hướng tới sự hoàn thiện cả đức và tài
b, Viết phần dàn ý
MB:
+ Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu ý nghĩa, nội dung lời dạy đó
TB
- Giải thích câu nói của Bác
+ Khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của câu nói trong việc rèn luyện, tu dưỡng cá nhân
- Nêu mối quan hệ, phương hướng phấn đấu để thực hiện lời dạy của Bác ( mối quan hệ giữa tài- đức)
- Tầm quan trọng của hai yếu tố tài – đức trong thời kì đất nước hội nhập
KB
- Khẳng định tầm quan trọng của tài và đức.