K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2021

Tham khảo nhé 

Mỗi con người tồn tại trên quả đất đều đang nhận về mình rất nhiều, từ tia nắng ấm áp của ngày mới đến giọt nước ngọt mát lành, từ khí trời trong veo đến cơn gió dịu nhẹ. Chúng ta nhận nhiều từ tự nhiên và cũng nhận nhiều từ những người khác. Nhưng đến khi cho đi, thì lại rất khó khăn.
Con người bản năng luôn nghĩ đến mình trước nhất, như lời một bài hát “cuộc đời khi có cho không, rồi khi túng thiếu, hỏi người có đòi được không?”. Dân gian xưa thậm chí còn nhắc nhở nhau đừng vội giúp đỡ kẻ khác, vì con người là giống bội bạc, “cứu vật, vật trả ân – cứu nhân, nhân trả oán”. Hay tư tưởng “người không vì mình, trời tru đất diệt” nên cả đời chỉ vì bản thân mình.
Nhưng tôi tin rằng lúc thốt lên lời cay đắng như vậy chắc ông bà ta cũng chỉ giận lẫy nhất thời thôi, vì rồi ông bà lại nhắn nhủ nhau phải biết sống vì người khác, phải “thương người như thể thương thân”, phải biết cho đi, “làm phúc cũng như làm giàu”.
Tại sao chúng ta lại phải biết quảng đại, chia sẻ, cho đi?
Bởi vì “không có ai nghèo vì cho đi cả” (Anne Frank). Ngày chúng ta cất tiếng khóc chào đời để đến trái đất này, chúng ta chỉ là một đứa bé không có gì. Ngày nhắm mắt ra đi, chúng ta cũng vậy. Kể cả nếu người được ta giúp có vô ơn, bội bạc thì ta cũng chẳng nên phiền muộn, hãy xem như ta có thêm bài học, để sau này ta biết phân biệt được đâu thật sự là người ta nên giúp, cần giúp (street smart). Đã làm từ thiện thì không tính toán chi cho đầu óc nó hẹp hòi. Một khi đã chọn tin một nơi để gửi tiền, gửi công, gửi sức vào, thì không nên theo dõi “họ dùng tiền có đúng mục đích không, chạy theo dò xét, nghi ngờ”. Bạn có quyền từ chối. Một khi đã làm rồi, thì phải có lòng tin. Hãy “quên” khi “cho” để được an nhiên, vui vẻ. Đó là sự hào sảng mà người đẳng cấp mới có.
Tới đây, tôi xin chuyển hướng kể lại một câu chuyện đọc được hồi bé
Có một tên cướp đi vào một ngôi làng nọ. Nó ẩn vào nhà vị bác sĩ duy nhất trong làng, (người mà nó tin rằng rất giàu có), dự định đến khuya sẽ nắm đầu ông bác sĩ và bắt ông nói ra chỗ cất những của cải quý giá, rồi sẽ giết ông để giữ bí mật. Đêm ấy, đột nhiên có điện thoại từ người thân của một đứa trẻ đang bệnh rất nặng từ làng bên cạnh cầu cứu bác sĩ. Lúc ấy là vào mùa đông, trời đổ tuyết rất lớn, mưa gió bão bùng, làng đứa trẻ bị bệnh lại cách xa một quả núi, đi đến đó nhiều nguy hiểm trên đường, mà trời đã quá khuya, trong khi ông đã có một ngày quá mệt mỏi.
Gác điện thoại, ông bác sĩ thở dài đi đến giường nghỉ. Nhưng rồi ông lẩm bẩm mình không đi bây giờ lỡ đứa trẻ có thể chết thì làm sao. Vậy là lấy lại tinh thần, ông mặc thêm áo, cầm theo cây đèn bão. Rồi ông mở cửa, ra đi. Dáng ông liêu xiêu trong gió tuyết. Sáng hôm sau khi ông bác sĩ trở về, tên cướp đón ông ngay trước cửa nhà, sụp xuống dưới chân ông: “Ông có biết tôi chờ ông suốt từ đêm qua tới giờ không?”
“Xin ông vào nhà để tôi khám bệnh cho ông.” – Bác sĩ đáp lại.
Tên cướp nói: “Không phải thế. Tôi là một tên cướp. Đêm qua tôi đã ẩn nấp trong nhà ông. Tôi muốn bắt ông khai ra chỗ giấu của cải và sẽ giết ông. Nhưng hôm qua giữa trời gió tuyết ông đã bất chấp nguy hiểm đi chữa bệnh cho người ta. Tôi đã rất xấu hổ vì định làm hại một người như ông. Khi ông ra đi trong đêm, ông không chỉ cứu đứa trẻ làng bên kia, mà còn cứu chính bản thân ông. Và ông biết không, ông còn cứu cả tôi nữa”.
Thật may cho ông bác sĩ và ông Thượng vì cả tên cướp trong câu chuyện trên và anh thanh niên được kể trong đề bài đều “không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình”. Sự may mắn ấy của một con người không phải đến một cách tình cờ mà nó được tích lũy bởi lòng chân thành và tình thương của họ. Tình yêu thương thì có thể lay động cả đất trời.
Chúng ta bất kể giàu nghèo, sang hèn đều gắn kết với nhau chính nhờ sự cho đi. Sự cho đi của những Bill Gates, Warren Buffet thường vĩ đại và có thể thay đổi thế giới. Chúng ta có thể không (hoặc chưa) làm được những điều lớn lao như họ, nhưng chúng ta vẫn có thể cho đi bằng những điều nhỏ bé hằng ngày. Đó có thể đơn giản là nụ cười với người bán hàng, một lời cám ơn chân thành với người lao công trên phố, là biết chia sẻ công việc nhà, là biết xếp hàng, biết bỏ rác vào thùng, biết xách hộ cái giỏ nặng của phụ nữ mang bầu, biết nhường ghế cho một cụ già trên xe buýt…Những khi có thể, chúng ta nên làm những việc rất nhỏ, vậy thôi. Nếu tất cả mọi người đều biết sống cho đi, ắt hẳn tất cả sẽ nhận lại thiên đường, ngay giữa thế gian này.
Người ta sẽ nói tôi trẻ con. Đời cứ đâu phải màu hồng. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Bút màu trong tay, ai cũng có quyền tự tô màu cho cuộc đời của riêng họ.
Kết thúc bài viết, tôi xin kể về câu chuyện hai cái hồ ở Palestine.
“Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ. Biển thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này…
Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.
Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình .“Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết”.

6 tháng 12 2021

thanks

BÀI TẬP VĂNÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VĂN

ÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách

2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

a/ Nội dung câu văn nói gì?

b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu nào?

c/ Thực trạng việc đọc sách của người Việt Nam hiện nay ra sao?

d/ Ngày đọc sách Việt Nam là ngày nào? Nhà nước ta lấy ngày đó làm ngày đọc sách có ý nghĩa gì?

3.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

4. Nhân vật coi sách là bạn là nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? Tình yêu sách đã giúp những gì cho nhân vật ấy trong cuộc sống?

5. Ghi lại những câu nói liên quan đến sách và việc đọc sách.

6. Từ văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.


1
16 tháng 5 2021
A, Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. B, Phép liên kết câu được sử dụng trong phần cuối văn bản là phép nối C, Nội dung văn bản nói về đại dịch Covid-19 và giải pháp giúp con người sống chậm, lắng nghe mọi thứ xung quanh hơn D, Theo em thì giữa 3 việc : Lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên đều có lợi ích chung của nó. Giúp con người sống chậm hơn, cảm nhận, thấu hiểu,giúp đỡ mọi người. Hơn thế,nó còn chúng ta thấy được sự đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của con người.
Đọc đoạn trích sau: “Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau: 

“Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vòng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng,tím,đỏ,hồng phấn,tổ ong… ngay lúc dưới kia đang mùa hè,đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên,cô đỡ lấy”. 

(Lặng lẽ Sa Pa–Nguyễn Thành Long,SGK lớp9 tập1,trang 182) 

1.Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn"Lặng lẽ Sa Pa" và nhận xét về tình huống truyện. 

2. Phân tích ngữ pháp câu văn cuối của đoạn trích trên. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, đó là kiểu câu gì? 

3.Qua đoạn trích trên,em có cảm nhận gì về nhân vật anh thanh niên? 

4. Một bạn học sinh đã viết câu mở đầu đoạn văn như sau: "Trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên, nhưng cũng góp phầnthểhiệnchủđềtácphẩm." Hãy viết khoảng 10 câu văn tiếp theo câu mở đầu ấy để tạo thành đoạn văn lập luận theo phương pháp Tổng – Phân – Hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định và thành phần khởi ngữ.(gạch dưới câu  phủ định và thành phần khởi ngữ) 

1
1 tháng 6 2020

1. Hoàn cảnh:

- Viết năm 1970, kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả.

- Tác phẩm in trong tập Giữa trong xanh (xuất bản năm 1972).

Tình huống truyện

- Đơn giản, tự nhiên: Cuộc gặp gỡ tình cờ của những người khách trên xe với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn.

- Cơ hội khắc họa những chân dung lao động của anh thanh niên một cách tự nhiên: khi chính anh bộc lộ qua lời nói, hành động và qua sự đánh giá của người họa sĩ già.  Đánh giá khách quan

- Làm nổi bật chủ đề, tư tưởng tác phẩm: Trong cái lặng lẽ của Sa Pa, nơi mà chỉ nghe đến thôi người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc miệt mài say mê cho đất nước.

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.Đồng chí!(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.Câu 2: Xét...
Đọc tiếp

Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và giải thích cụm từ “đôi tri kỉ”.

Câu 2: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu thơ cuối đoạn thuộc kiểu câu gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh.

Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

1
7 tháng 10 2017

a.  Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị.  Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.

- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )

b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi) 

10 tháng 10 2019

- Nội dung chính của câu (1): tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại

- Nội dung câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ

- Nội dung câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đóng góp vào đời sống

- Nội dung đều xoay quanh chủ đề phản ánh đời sống tác phẩm nghệ thuật.

4 tháng 10 2019

Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn

- Sự lặp lại từ ngữ

- Sử dụng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ, ghi lại- muốn nói, gửi vào, góp vào

- Thay thế những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh

- Dùng quan hệ từ nhưng

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí! (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố...
Đọc tiếp

ĐỀ 4. Cho đoạn văn: “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí vì một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) Câu hỏi a.“Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” ,“việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì? “Việc đó” đem lại hậu quả gì cho nhân loại? b. Vì sao tác giả khẳng định: “dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích”? c Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ tròng câu « Nhưng dù cho tại họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.” Đây là câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp ? c. Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” có ý nghĩa như thế nào trong tình hình hiện nay. Viết đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em.

0