K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2018

Trong khu rừng cây rậm rạp, um tùm có một chú Bướm vàng với những chấm đen trên cánh đang xập xòe nhởn nhơ dạo chơi. Bướm bay qua những cành cây với một vài bông hoa đang nở rộ đón chào.

Bỗng Bướm phát hiện một chú Ong mật đang mải mê hút mật trên một bông hoa mà Bướm vừa đến. Bướm bay tới, buông lời thỏ thẻ:

- Chào Ong mật, đến hôm nay tôi mới gặp lại bạn. Ô, lúc nào bạn cũng cần cù hút mật. Tại sao bạn không đi du ngoạn, vui chơi như tôi? Trời cho ta đôi cánh để bay lượn tung tăng kia mà! Chúng ta thật diễm phúc, suốt đời chỉ biết du ngoạn mà thôi, phải không Ong?

- Ô, bạn nói sao? Suốt đời bạn chỉ biết du ngoạn thôi à! Không thể đơn giản như thế đâu, cũng có đến một lúc nào đó bạn nên làm việc như tôi đây này, Bướm ạ!

Vẫn cái giọng thỏ thẻ ấy vang lên:

- Trời cho ta đôi cánh, còn con người ở đời lại được đôi chân. Cánh chẳng để bay nhởn nhơ, chân chẳng để rong chơi thì để làm gì? Bạn chẳng biết gì cả, suốt ngày lo làm lụng, thật là mệt nhọc. Còn tôi chỉ biết bay khắp nơi, bay dập dìu qua những rừng cây trái ngọt, những vườn hoa màu sắc rực rỡ suốt cả bốn mùa. Xuân đến, loài bướm chúng tôi được khoác lên những bộ trang phục mới để dạo chơi, thật là hạnh phúc!
Ong vốn ít nói nhưng nghe cái giọng chua loét ấy của Bướm, bèn cất tiếng:

- Bướm có biết con người nói gì về chúng ta không? Bướm suốt ngày chỉ biết rong chơi, còn loài Ong chúng tôi bay đây đó để tìm mật giúp con người chữa bệnh và đem lại cuộc sông con người nhiều điều tốt đẹp.

Bướm nghe thế, vội tranh cãi:

- Ô, cuộc sống bạn lúc nào cũng bận bịu, vất vả như vậy, ai mà chịu được. Các nhà khoa học đã bảo rằng xã hội loài ong là một xã hội nghiêm ngặt, đi làm về phải có phấn hoa, có sản phẩm thì mới được vào cửa, mà khi vào không được lộn cửa lộn nhà. Còn nếu không có sản phẩm thì đừng hòng vào cửa. Ôi! Cuộc sống của bạn sao lại gò bó như thế! Còn cuộc sống tôi thì khác hẳn, suốt ngày tôi chỉ biết dạo chơi, chỉ biết đi khắp nơi để tìm nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp. Tôi không phải làm nhiều chi cho cực cái thân!

Tuy trò chuyện với Bướm nhưng Ong vẫn không ngừng làm việc. Ong vẫn mải mê hút mật. Nghe Bướm nói, Ong rất bực mình nhưng cố lặng thinh bởi Ong còn làm biết bao công việc. Trong khu rừng bao la này có biết bao bông hoa chứa đầy ắp mật vàng óng đang chờ đón Ong. Vì vậy, Ong không nỡ bỏ lỡ công việc để phân giải đối với gã Bướm lười biếng này Ong phải đi làm đây. Ong sẽ chắt chiu cho con người những giọt mật ngọt ngào tươi mát và làm cho cuộc sống của chúng ta ngày tốt đẹp hơn.

15 tháng 7 2018

Một chú bướm màu sặc sỡ xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong một vườn hoa. Bướm bỗng phát hiện một chú ong mật đang cần cù hút nhụy trên một bông hoa. Bướm sà xuống, buông lời thăm hỏi:

– Chào ong mật, tội vạ gì mà đầu tắt mặt tôi suốt ngày thế cho khổ thân? Trời đất phú cho chúng ta đôi cánh là để du ngoạn. Đời là một cuộc du lịch dài phải không ong?

– Sao, đời chỉ là một cuộc du lịch ư? Không thế thế được bướm ạ.

Bướm vẫn lải nhải:

– Con người có đôi chân, chúng ta có đôi cánh, chân chảng để rong chơi, cảnh chẳng để bay nhởn nhơ thì còn để làrn gì? Sống là để tìm hạnh phúc. Hạnh phúc biết bao nếu suốt đời được la cà trong những công viên, dập dìu sớm chiều trong những bộ quần áo đẹp. Mùa xuân ư? Mùa của hội hè du lịch. Từ chót vót những đỉnh núi cao, rừng rậm ngàn vạn bướm trắng bay đi trẩy hội mùa xuân, mơ những vù hội bất tận trong không trung. Mùa hè ư? Chúng tớ lại kéo nhau về múa lượn trên những núi rừng quê hương trong những bộ trang phục rực rỡ như muôn màu hoa. Đời là vui chơi, hội hè, nhảy múa!

Ong vốn ít nói, lặng lẽ suy tư nhưng không chịu nổi cái triết lí lỗi thời của bướm bèn lên tiếng:

– Bướm có biết một nhà văn đã nói gì về chúng ta không? Ong bảo : “Nhện nằm ỳ một chỗ, bướm lăng quăng suốt ngày, cho nên trong lịch sử không hề có mật nhện cũng chẳng có mật bướm, chi có mật ong mà thôi”. Tớ cũng bay nhưng để đem lại cho đời một cái gì đó có ích, những dòng mật ngọt chữa bệnh, nuôi người.

– Nhưng cuộc sống có ích của các cậu xem chừng gò bó, vất vả lắm, ai mà chịu được. Người ta bảo xã hội loài ong chúa là nghiêm ngặt, đi về không được quên cửa, nhầm nhà- chân không có phấn hoa thì đừng hòng vạo tổ, mấy ong trực ca nó đuổi thẳng cánh, ôi còn gì là tự do! Người ta còn tính toán rằng, muốn có một kí mật hoa, giả sử chi có một mình cậu thì cậu sẽ phải bay đi bay về tới bốn mươi lăm vạn dặm, áng chừng mười lần vòng quanh trái đất. Thú thật tớ chí nghe cũng đã thót tim rồi!

Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện gã bướm lêu lổng vô tích sự. Rặng cây đang dâng hoa. Con người đang chờ mật. Ong hối hả bay đi theo cách sống của mình:

– Ta thà làm loài ong vất vả hi sinh kiếm mật cho đời chứ nhất quyết không thề là loài bướm ích kỉ, lười biếng, du đàng, chỉ biết lượn vành mà chơi.

17 tháng 6 2021

giúp mình với

25 tháng 6 2021

Một buổi sáng sớm, tôi cũng siêng năng làm việc như mỗi sáng thường lệ. Chúng tôi rời khỏi cái tổ nhỏ trên cành cây, tạm biệt những bé nhộng con và bắt đầu cất cách ‘vù vù’ đi kiếm mật.Chúng tôi băng qua những tán lá cây cỏ xanh mướt, len lách qua những bụi cây để tìm được một vùng hoa mật tham ngát.Cứ thế mà bay, chúng tôi đến được một ngôi làng.Đi tham quan từng khu vườn chung quanh của nhà bác nông dân, chợt dừng lại.Một khu vườn hoa tuyệt đẹp bao phủ bảo một màu sắc tươi sáng.Với những bông hoa tươi đẹp nặng trĩu đầy mật.

Ps : nhớ k :))

                                                                                                                                                       # Aeri # 

       

tôi là một chú ong bé nhỏ chăm làm. Tôi đi qua bao nhiêu nơi đẹo với hàng ngàn bông ho. Đây là cộc hành trình của tôi:

Tôi đã vào những nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi ấy có những bông hoa chuối đỏ tươi, hoa ban trắng màu. Sau đó tôi và đàn lại bay tới những bờ biển sóng tràn ra vào, tôi hìn thấy thik lắm. Tôi đi qua cùng đfn tới nơi có nững quần đảo tười đẹp

Em làm tới đó thui dc ko ko dc thì thôi em ko trách

26 tháng 11 2018

Học sinh biết nói câu khuyên mọi người cần bình tĩnh tìm cách giải quyết.

Ví dụ: Mọi việc đều có cách giải quyết, tôi khuyên các bạn nên bình tĩnh.

24 tháng 4 2019

Đáp án: A

#Hk_tốt

#Ngọc's_Ken'z

24 tháng 4 2019

Đáp án : A

25 tháng 5 2020

Mk đọc rồi 

Nhưng đề bài là gì??

26 tháng 5 2020

Cô giáo Ong : Sao em lúc nào cũng đến lớp muộn vậy Sâu ?

Sâu : Thưa cô em... em.......

Cô giáo Sâu : Em cứ nói đi cô sẽ không mắng em đâu.

Sâu : Thưa cô, em.... em...... xin lỗi cô nhiều ạ! Từ nay về sau em sẽ không đi học muộn nữa, em hứa sẽ đi học đúng giờ.

Cô giáo Ong : Em có chắc không!?

Sâu : Chắc chắn ạ, em xin hứa!

Cô giáo Ong : Em biết nhận lỗi và sửa chửa lỗi của mình là tốt. Hãy cứ như vậy nhé!

Sâu : Vâng ạ!!! 

19 tháng 2 2018

                                                                                          Bài làm:

 Từ nhiều năm nay, mỗi khi xuân về là lúc cụ già Nguyễn Xuân Phương trú tại thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, bắt đầu hành trình phát quà Tết cho nhiều người có hoàn cảnh khó khăn ở Bình Định. Với cụ, việc phát cho trẻ mồ côi, người khuyết tật, người nghèo những món quà nhỏ là niềm vui hơn cả ngày Tết...

 Cụ Xuân Phương nay đã tròn 80 tuổi. Mặc dù đã bước vào độ tuổi "xưa nay hiếm" nhưng cụ vẫn còn mạnh khỏe. Nhiều người cho rằng vì cụ hay giúp đỡ người nghèo nên trời ban thưởng cho một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng cụ phủ nhận điều đó. Cụ bảo cứ sống cho thanh thản thì sẽ được khỏe mạnh thôi.

 Đã thành thông lệ suốt 8 năm nay, từ giữa tháng Chạp cho đến giữa đêm giao thừa là khoảng thời gian cụ Phương bận rộn nhất. Cụ đến các trung tâm bảo trợn trẻ mồ côi, người khuyết tật và nhiều hộ nghèo trong tỉnh để hỏi thăm sức khỏe, động viên họ rồi tặng quà Tết. Mỗi phần quà cụ dành cho họ không nhiều, thường thì 10kg gạo và vài cân đường, có khi vài chục nghìn đồng... Đối với người bình thường, món quà này chẳng nghĩa lí gì, nhưng với những người có hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo thì quả là không nhỏ. Khi các nhà báo hỏi cụ "Có nhớ mỗi dịp Tết cụ tawngjquaf cho bao nhiêu người không?". Cụ lắc đầu: "Bác không thể nào tính được, chỉ nhớ cứ mỗi cái Tết, bác "tiêu" khoảng năm tấn gạo và 1 tấn đường."

 Cụ Phương có 7 người con với trên hai mươi cháu, chắt đang lập nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả đều đã có cuộc sống ổn định và khá thành đạt. Thấy cụ sống thui thủi một mình họ thuyết phục cụ về sống chung để có điều kiện phụng dưỡng cụ, nhưng cụ nhất định không đồng ý. Vì thế hàng tháng họ chỉ biết góp tiềng về để nuôi dưỡng cụ. Thế nhưng phần lớn số tiền các con gửi về để cụ ăn, bồi dưỡng, cụ đều mang đi làm từ thiện. Với cụ bây giờ, hạnh phúc nhất là được làm một việc gì đó có ý nghĩa trong những ngày cuối đời.

 Cụ Phương là một người nhân hậu, biết hi sinh quyền lợi cá nhân để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác,

26 tháng 4 2018

                                                                              Bài làm
Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình.

Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: “Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.”

Vị giáo sư ngăn lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao.”

 

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về“.

 

“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả,
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
 

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

“Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.


Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình… 

“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.

Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với nản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình

Bạn ạ! Cuộc đời này là một vòng tròn. Thật ra không có sự bất công nào đối với bạn ở đây hết, có hay chăng sự nhận lại từ người khác chỉ là đến sớm hay muộn với bạn mà thôi và cái quan trọng là bạn có mở rộng lòng mình để nhận nó hay không!Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à. 

18 tháng 4 2018

"Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm"- Lã Bá Tình

"Gió hun hút lạnh lùng

Trong đêm khuya phố vắng

Súng trong tay im lặng

Chú đi tuần đêm nay

Hải Phòng yên giấc ngủ say

Cây rung theo gió, lá bay xuống đường…

Chú đi qua cổng trường

Các cháu miền Nam yêu mến

Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến

- Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?…"

Đó là đoạn đầu bài thơ "Chú đi tuần" in trong sách giáo khoa mà tôi đã thuộc từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cách đây hơn 40 năm. Hình ảnh người chiến sĩ cảm thông, thương yêu và muốn chở che cho các em nhỏ miền Nam như người ruột thịt, giữa thời tiết khắc nghiệt, cứ ám ảnh mãi trong tâm trí tôi.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi vào phục vụ trong quân đội. Đến năm 1983, được về Báo Quân đội nhân dân công tác, tôi rất bất ngờ khi biết tác giả bài thơ "Chú đi tuần" chính là nhà báo lớp đàn anh của chúng tôi: Đại tá Trần Ngọc (ông nguyên là trưởng phòng kinh tế Báo Quân đội nhân dân và nguyên là Tổng biên tập Báo Cựu chiến binh Việt Nam). Từ ngày về nghỉ hưu ở một cái ngõ nhỏ Hà Nội, thỉnh thoảng, ông trở lại thăm tòa soạn Báo QĐND. Vào một buổi sáng gần dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, ông đi xe đạp đến tòa soạn để gửi cho chúng tôi một số bài viết cho mục "Một thời trận mạc". Nét chữ của ông thật chân phương. Ông viết bằng loại giấy học trò. Mỗi bài của ông còn giá trị ở chỗ có kèm theo tấm ảnh của nhân vật mà ông chụp từ thời kỳ chống Mỹ.

Rót nước mời ông, rồi chúng tôi mạo muội hỏi ông xung quanh việc ông sáng tác bài thơ "Chú đi tuần" trước đây như thế nào?

Ông xúc động kể: Bài thơ "Chú đi tuần" ông viết vào năm 25 tuổi, khi đó là chính trị viên đại đội. Với cảm xúc thương mến vô bờ các cháu học sinh miền Nam còn rất nhỏ tuổi (học cấp 1 ở trường số 4, số 6, gần cảng Hải Phòng) đã phải sống xa gia đình, quê hương, đang còn bị kìm kẹp dưới ách thống trị của đế quốc và bè lũ tay sai, ông đã viết bài thơ trong một đêm đông gió thổi hun hút, lạnh buốt. Bài thơ viết vừa ráo mực, ông liền gửi đến Tạp chí Văn nghệ Quân đội với lời đề tặng các cháu học sinh miền Nam. Bài thơ đã sớm được đăng trên tạp chí năm 1956. Rồi ông nhận được tặng phẩm của tạp chí gửi cho là một hộp thuốc đánh răng. Sau này, bài thơ được đưa vào sách giáo khoa lớp 3 từ bao giờ ông cũng không biết. Cuối năm 1959 đầu năm 1960, ông là giáo viên Trường sĩ quan Lục quân 1, đóng quân ở Sơn Tây. Một hôm, ông và các giáo viên tổ chức cho đơn vị học viên đi tập chiến thuật quân sự. Giờ nghỉ, ông và học viên ngồi tản ra dưới bóng cây gần một trường tiểu học, bỗng nghe thấy các em học sinh trong lớp đọc thuộc lòng bài thơ này. Ông rất ngạc nhiên rồi chờ đến cuối giờ học, ông hỏi cô giáo thì mới biết bài thơ "Đêm nay đi tuần" do ông sáng tác in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội ngày nào đã được đổi tên là "Chú đi tuần" và trích đăng ở tập 2, sách giáo khoa lớp 3.

Có dạo, một người bạn ở Thành phố Hồ Chí Minh ra thăm Hà Nội kể với ông rằng, trong cuộc họp mặt của học sinh miền Nam học ở miền Bắc trước kia, có người tâm sự về kỷ niệm xưa và đọc bài thơ "Chú đi tuần" rồi nêu câu hỏi: "Chú bộ đội trẻ viết bài thơ năm xưa bây giờ ở đâu? Còn hay mất?". Nghe anh bạn nói, ông nghẹn ngào không nén nổi nước mắt bởi tình cảm chân thành của ông đối với học sinh miền Nam nói riêng và đối với nhân dân miền Nam nói chung vẫn được các anh, các chị em bây giờ nhớ tới.

Mới đây, trong dịp kỷ niệm lần thứ 34 ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, nhớ tới bao kỷ niệm làm báo với Đại tá, nhà báo Trần Ngọc, anh em phóng viên trẻ chúng tôi đã gọi điện hỏi thăm ông. Từ đầu dây bên kia, giọng ông khi sôi nổi, lúc bùi ngùi. Trong câu chuyện với ông tôi biết thêm, năm 2009 này, ông đã sang tuổi 80. Tuổi thơ của ông chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, vì mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Ông đi bộ đội từ năm 1946, một năm sau, tức là năm 1947, ông được kết nạp Đảng. Năm 1949, ông là chính trị viên trung đội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông tham gia chiến đấu ở nhiều địa phương thuộc vùng đất Tây Bắc, trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đến đâu chứng kiến cảnh đời thương tâm, xúc động, ông thường chia sẻ bằng những vần thơ chắt ra từ đáy lòng mình. Có thời gian, ông làm cán bộ tuyên huấn và làm báo ở một trung đoàn. Đến đầu năm 1964, ông được về công tác ở Báo Quân đội nhân dân. Vào một ngày giáp Tết Nguyên đán năm 2008, ông rất phấn khởi khi nhận được món quà tết gồm thư chúc tết của Nhà xuất bản Giáo dục, tập sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 2, in lại bài thơ "Chú đi tuần" của ông và nhuận bút bài thơ ấy là 100.000 đồng. Biết được tin này, các cháu ông quê ở Hải Phòng vui lắm, vì các cháu đã thuộc từ lâu bài thơ "Chú đi tuần" của ông trong sách giáo khoa mới.

Sau khi chúc mừng Đại tá, nhà báo Trần Ngọc, chúng tôi lựa lời nói, nhiều nhà thơ, nhà báo có tập thơ riêng, hoặc được in thơ ở tuyển tập này, tuyển tập kia, nhưng lại không có hạnh phúc như ông có thơ trong sách giáo khoa. Ông đáp rằng, cả đời ông đã viết nhiều bài thơ và thật may mắn khi bài thơ "Chú đi tuần" của ông được đưa vào sách giáo khoa. Trong giai đoạn cải cách sách giáo khoa, bài thơ đó đã đưa ra khỏi sách giáo khoa. Nhưng thời gian gần đây, bài thơ đó lại được đưa vào sách giáo khoa. Bài thơ có tác dụng giáo dục truyền thống cho học sinh về một thời điểm lịch sử quan trọng của đất nước. Đó cũng là nguồn động viên tinh thần rất quý giá với tác giả bài thơ, một thời cầm súng, làm thơ, viết báo!

Đại tá, nhà báo Trần Ngọc cúp máy điện thoại, tôi nóng lòng ra phố tìm đến một cửa hàng sách giáo khoa ngay. Tôi thật hồi hộp khi mở từng trang sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (tái bản lần thứ hai) của Nhà xuất bản Giáo dục. Đúng như nhà báo Trần Ngọc tâm sự, bài thơ "Chú đi tuần" của ông in ở trang 51, 52 phần tập đọc của tập sách này, có minh họa các chú bộ đội đi tuần bằng màu sắc rất trẻ trung. Lúc đó bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu kỷ niệm của tôi về bài thơ và tác giả bài thơ lại ùa về.

19 tháng 4 2018

 cảm ơn  bn mik kết bạn nha