K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

hỏi vui thôi nha giải trí tí (đừng chửi nha) câu hỏi 1 1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật ko may cho ông ta khi bắtgặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông tacó 2 con dao , ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên vàsau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không? câu hỏi 2 Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng...
Đọc tiếp

hỏi vui thôi nha giải trí tí (đừng chửi nha)

câu hỏi 1

1 người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật ko may cho ông ta khi bắtgặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông tacó 2 con dao , ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên vàsau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?

câu hỏi 2

Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cáihoàn cảnh chết tiệt này?

câu hỏi 3

Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quátrọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng,tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làmsao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?

câu hỏi 4

Trên đồng cỏ có 6 con bò, đếm đi đếm lại chỉ có 12 cái chân. Câu hỏi tại sao ?

câu hỏi 5

Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bướcvào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?(câu này quá dễ)

câu hỏi 6

Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Câu hỏiắn ta phải chọn một trong bacăn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong banăm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?

câu hỏi 7

2 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?

câu hỏi 8

Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 2 con?

câu hỏi 9

Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đitàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà ko chết.Tại sao (ko ai cứu hết)?(siêu dễ)

câu cuối cùng

Môn gì càng thắng càng thua ?

kết quả sẽ có vào thứ 6 tuần này :)

1
13 tháng 11 2019

Cố lên nha vui thui :)

12 tháng 5 2016

- Nam không có quyền bán chiếc xe đạp. Vì chiếc xe đó là do bố và mẹ Nam bỏ tiền mua cho và Nam vẫn còn ở độ tuổi chịu sự quản lí của bố mẹ. Nghĩa là bố hoặc mẹ Nam mới có quyền định đoạt bán xe cho người khác.

- Nam có quyền sở hữu chiếc xe đạp đó. Cụ thể là: có quyền sử dụng, có quyền chiếm hữu chiếc xe

12 tháng 5 2016

Nam không có quyền bán chiếc xe đạp đó. Vì đó là đồ bố mẹ mua cho, Nam phải biết quý trọng nó mà nếu muốn mua chiếc xe đạp khác thì cũng nên nói với bố mẹ và trao đổi với bố mẹ. Và Nam có quyền đi chiếc xe đạp đó và chẳng còn quyền nào cả.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội bang qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hang. Nó bị thách thức, ngọn gió lồng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI

Một ngọn gió dữ dội bang qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hang. Nó bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

     - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các cành nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ- NXBTổng hợp TP HCM)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên. 

Câu 2: Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu văn: Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

Câu 3: Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần vượt khó trong cuộc sống.

0
Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?a) Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải...
Đọc tiếp

Dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?

a) Thánh Găng-đi có một phương châm: “Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn”.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)

b) Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra “dải lụa” ấy nặng tới 17 nghìn tấn!

(Thúy Lan, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử)

 c) Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.

(Thép mới, Cây tre Việt Nam)

d) Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”. “Bên kia sông Đuống”,… ra đời.

(Ngữ văn 7, tập hai)

1
8 tháng 12 2019

a, Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp của thánh Găng-đi.

b, Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ mang nghĩa nhấn mạnh hình ảnh cầu Long Biên

c, Dấu ngoặc kép ở đây dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa mỉa mai, châm biếm

d, Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm kịch.

Câu chuyện:  Cậu bé và cây si già            Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?- Cháu tên là Ngoan.- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:-...
Đọc tiếp

Câu chuyện:  Cậu bé và cây si già

            Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.

Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm, cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

                                                            (Theo Trần Hồng Thắng)

Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó.

-------------------------

2
23 tháng 9 2016

THAM KHẢO NHÉ BẠN

+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình.

+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh…) dù vô tình hay cố ý.

+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm…

+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc…

+ Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác.

23 tháng 9 2016

bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”. Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận 

22 tháng 6 2018

Học sinh có thể làm nhiều cách khác nhau miễn là có đủ một số ý theo quy định. Sau đây là một cách làm cụ thể:

• Mở bài: Đặt vấn đề: Sự vô tâm của thế hệ gấu bông đã làm giật mình các bậc cha mẹ. Hai hiện tượng mà báo Tuổi trẻ Chủ nhật đã nêu là khá phổ biến. Đó cũng là thể hiện của sự suy tàn về chữ hiếu và vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người Á Đông. Hai hiện tượng trên như một lời cảnh tỉnh đối với bổn phận làm con của chúng ta.

• Thân bài:

+ Biểu hiện: Giải thích nội dung của hai hiện tượng trên nói lên sự vô tâm của thế hệ trẻ đối với những người thân yêu nhất, có công nuôi dưỡng và bảo bọc chúng ta từ khi mới sinh ra - đó là cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo,... Hình ảnh một em bé thờ ơ khi mẹ đi nhặt đồ và hồn nhiên nói: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!” cũng như hình ảnh một cậu học sinh rất rành về sở thích của ca sĩ cậu yêu thích mà chẳng biết gì về sở thích, nghề nghiệp, tâm trạng và niềm đau của bố mẹ mình. Điều đó đã tạo nên sự phản cảm mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc.

+ Nguyên nhân:

- Giới trẻ thường chỉ quan tâm tới cuộc sống và sở thích của mình, đó là một trong những biểu hiện của thói ích kỷ.

- Bậc cha mẹ thiếu sâu sát, thiếu quan tâm đúng mực đến hành vi, sở thích và nhân cách của con.

- Nhà trường và xã hội thiếu phương pháp giáo dục đúng mực, thiếu những hoạt động để rèn luyện nhân cách của học sinh và gắn kết con cái với cha mẹ.

- Nhà trường và gia đình còn thờ ơ với việc giáo dục cẩn trọng về đạo đức làm người và những đức tính như: hiếu thảo, lòng biết ơn, lòng nhân ái, tính vị tha, khả năng chia sẻ với những người thân yêu, ...

+ Hậu quả:

 - Nếu không khắc phục được những hiện tượng này, xã hội càng ngày càng trở nên băng hoại về đạo đức và sự vô cảm càng ngày càng trở nên phổ biến.

 - Những hiện tượng trên là nhát dao cứa vào lương tâm của những người Việt Nam có đạo đức, là nỗi đau dai dẳng cho thế hệ cha anh.

 - Những hiện tượng trên là sự xói mòn về đạo đức, là sự chạy theo những nét đẹp phù phiếm và hư ảo, bỏ quên những nét đẹp chân thật và những tình cảm thiêng liêng.

+ Cách khắc phục:

- Chủ quan: bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.

- Khách quan: gia đình, nhà trường và xã hội nên chú trọng hơn về việc giáo dục nhân cách cho học sinh, dạy học sinh biết quan tâm tới những người thân yêu, gần gũi với mình, dạy học sinh biết cảm nhận vẻ đẹp cùa lòng vị tha, sự chia sẻ, đồng cảm và lối sống có trách nhiệm.

- Lên án mạnh mẽ lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, ích kỷ.

• Kết bài: Hai hiện tượng trên đã đánh thức lương tâm của những người đã từng mắc vào những lỗi lầm tương tự. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với thế hệ trẻ nói riêng và đối với tất cả những người Việt Nam.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:"Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện.Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km.Khi bước ra khỏi xe,anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.Anh đến và hỏi nó sao lại khóc-Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu-nó nức nở-nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla.Anh mỉm cười và nói...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

"Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện.Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300 km.Khi bước ra khỏi xe,anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè.Anh đến và hỏi nó sao lại khóc

-Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu-nó nức nở-nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla.Anh mỉm cười và nói với nó:

-Đến đây chú sẽ mua cho cháu 

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hoa hồng để gửi cho mẹ anh.Xong xuôi anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? 

Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

Dạ chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu

 Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang,nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói nói;

-Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong nó ân cần đặt bó hoa lên mộ

Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa,hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp.Suốt đêm đó anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ

câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?Đặt tên cho nhan đề của văn bản?

câu 2:Điều gì đã khiến nhân vật anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa bằng việc về nhà trao tận tay bó hoa cho mẹ ?

Câu 3 thông điệp của đoạn văn trên là gì ?

câu 4Từ nội dung văn bản trên em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng rút ra bài học có ý nghĩa đối với bản thân?

 

0
ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.” Họ đi tiếp, tìm thấy...
Đọc tiếp

ĐỀ 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình nên đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”

Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”

                     (Trích  Lỗi lầm và sự biết ơn – Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Tr.160)

Câu 1: Chép lại chính xác câu văn chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

Câu 2: Hãy giải sao khi bị xúc phạm, nhân vật trong câu chuyện viết suy nghĩ của mình lên cát còn khi được bạn cứu anh ta lại viết lên đá?

Câu 3: Dựa vào đoạn trích kết hợp với sự hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: “Tha thứ sẽ mang lại cho con người niềm hạnh phúc trong cuộc sống.”

Giúp e với, cần gấp ạa <33

0
24 tháng 10 2021

1. PTBD: Miêu tả

2. Yếu tố miêu tả:

Chiếc xe đạp cũ kĩ và cái dáng hao gầy của mẹ phải chống chọi với nắng, với gió Lào, vất vả lắm mới vượt qua được cả quãng đường dài. Nghĩ đến đó, tự nhiên tôi thấy cay cay nơi khóe mắt.

Yếu tố biểu cảm:

Và trong lòng tôi chợt thổn thức: Làm sao con có thể chia sẻ nỗi nhọc nhằn của mẹ, mẹ ơi!

3. Đoạn trích nói về nỗi vất vả của người mẹ và tình cảm to lớn của người con đối với mẹ.