Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Tùng... tùng... tùng" âm thanh rộn rả của tiếng trống phát ra từ đâu đó đã gợi em nhớ đến hình ảnh của cái trống trường em.Đó là một chiếc trống lớn, to gần bằng chiếc lu đựng nước, sơn màu đỏ thắm. Hai mặt trống được làm bằng da trâu, dày và nhẵn bóng, căng rất phẳng phiu. Viền xung quanh mặt trống là một hàng chốt đinh rất chắc chắn. Tang trống là những thanh gỗ mỏng cong, ghép khít và dính chặt với nhau bằng một lớp keo rán chắc. Ngang lưng trống có thắt hai cái đai bằng mây bện, có quang dầu cẩn thận, trông rất oai vệ. Cây dùi dài cỡ bốn tấc, hình tròn, bằng gỗ được đặt ở bên cạnh trống.
Là học sinh, chắc hẳn là không ai còn xa lại cái trống trường. Em cũng vậy, từ khi học lớp một đến giờ, em đã biết rất rõ về cái trống trường. Nó gần như là biểu tượng, hình ảnh của trường học.
Cái trống có mặt ở trường của em không biết đã bao nhiêu năm rồi, bác bảo vệ nói nó cũng phải ít nhất là mười hai năm vậy mà nó vẫn còn rất tốt. Trống cao gần bằng cậu học sinh lớp bốn. Thân tròn to và được đặt trên một chiếc kệ gỗ. Ba đứa học sinh nhỏ ôm mới đủ để ôm vòng quanh trống. Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc da bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn.
Bao quanh mặt trống là hai thanh gỗ dẹp mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống. Thân trống được ghép những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thắm, phình to ở giữa. Chỗ ấy được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng trống là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn bằng hai ngón tay cái. Nhìn từ xa bác trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.
Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cần chiếc dùi trống bằng gỗ dài khoảng cả cánh tay em để nện lên mặt trống. Lúc đầu, bác đánh chậm, nhỏ càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh và dồn dập. Ấy là lúc trống run lên và phát ra không trung những âm thanh kì lạ: "tùng! tùng! tùng!” Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào đầu năm học mới, bắt đầu mỗi tiết học, giờ nghỉ giải lao, giờ ra chơi và cả lúc bế giảng.
Những lúc đi học trễ, nghe tiếng trống trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe tiếng trống báo hết giờ, em mừng hả hê. Ngược lại, đôi khi đang vui đùa cùng các bạn ở sân trường, trống lại vang lên báo giờ học, ai cũng tiếc rẻ. Một lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em lại xao xuyến bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.
Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên, có đi bất cứ nơi đâu trên đất nước song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng lên bao kỉ niệm.
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.
Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.
Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.
Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:
“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.
Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.
Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.
Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn âm áp như ngày nào.
Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tâm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...
Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cây bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.
Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ em bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lồng bồi hồi, xúc động.
Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thế. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.
Mỗi mùa xuân sang, em lại thấy lòng mình trào lên một niềm xúc động kì lạ, đặc biệt là khi đứng ngắm nhìn cây bưởi trước nhà trổ hoa. Em yêu quý cây bưởi nhiều hơn cả so với những cây khác trong vườn.
Em dành tình cảm cho cây bưởi bởi nó gắn với những kỉ niệm về ông nội. Bố em kể rằng, ngày em chào đời, ông đã vui mừng trồng cây bưởi trước sân với mong ước cháu gái lớn lên sẽ thanh khiết, dịu dàng như hương hoa bưởi. Những buổi chiều gió mát, ông lại bế em đến ngồi gốc cây hóng gió... Giờ đây, ông không còn nữa, cây bưởi vẫn xanh tươi như tình cảm ông dành cho em vẫn âm áp như ngày nào.
Cùng tuổi với em nhưng cây bưởi đã cao lắm, tán cây vượt hẳn mái ngói ngôi nhà của em. Bồi hồi đứng dưới vòm lá xanh tươi, ngước nhìn lên phía trên, em thấy ánh sáng được lọc qua tán lá trở thành một thứ màu xanh trong như ngọc. Chợt, “chiếc ô ngọc bích” khẽ rung mình lao xao, những tia nắng lọt qua khe lá nhảy nhót dưới mặt đất. Chao ôi! Thơm quá! Em ngỡ ngàng trong hương hoa dịu dàng thanh khiết, nhìn những bông hoa rụng theo gió bay. Ông ơi! Có phải ngày cháu ra đời, ông đã ước cháu sẽ đẹp dịu dàng như hoa bưởi? Em bồi hồi cúi nhặt bông hoa rơi. Hoa bưởi có năm cánh màu trắng muốt - màu trắng của chiếc áo nữ sinh em thường mặc khi đến lớp. Nhị hoa vàng tươi lấm tâm những hạt phấn nhỏ li ti. Em khẽ áp bông hoa lên mũi, một mùi hương nồng nàn dâng lên, những hạt phấn vàng li ti cũng dính nhẹ lên mũi em thật ngộ. Chỉ một lát nữa, mẹ sẽ nhắc em nhặt những bông hoa bưởi rụng để thả vào nước gội đầu: bao nhiêu năm nay mẹ con em gội đầu bằng nước nấu vỏ bưởi, lá bưởi và thả những bông hoa xinh đẹp vào nước để làm mềm mượt mái tóc đen dài...
Từng cánh hoa bưởi rụng xuống khiến em nghĩ đến một ngày kia những quả bưởi non sẽ lần lượt xuất hiện. Chúng nho nhỏ, xinh xinh, ban đầu bé xíu rồi lớn dần bằng nắm tay em bé, rồi như vốc tay người lớn. Cây bưởi này thường đậu quả rất sai. Những trái bưởi non đông đúc treo mình trên cây như đám trẻ con nghịch ngợm. Nhất là khi có gió, chúng thoắt ẩn thoắt hiện sau tán lá như chơi trò trốn tìm với nhau. Nếu lỡ có trái bưởi non nào rụng, em sẽ chẳng để chú phải buồn vì xa lìa anh chị em. Chú bưởi non ấy lập tức thành quả chuyền vừa ý trong trò chơi đánh chắt thú vị. Nếu bưởi rụng lúc đã khá to thì đã có cậu hàng xóm sẵn lòng lấy làm bóng đá với bạn bè. Em nghĩ: đâu chỉ có trái bưởi là ngon và bổ mà cả hoa bưởi và trái bưởi non cũng trở thành vật có ích cho người.
Cây bưởi nhà em rất sai quả nên khi bưởi già, mẹ em thường hái đem biếu họ hàng, hàng xóm để mọi người cùng thưởng thức. Nhìn những múi bưởi, tép bưởi căng mọng đã thấy ngọt mát tấm lòng. Có điều thật lạ, đã mười mấy năm rồi mà quả vẫn ngọt mát, không hề chua như nhiều cây bưởi khác. Các cô bác hàng xóm khen mẹ em khéo chăm cây nhưng mẹ em bảo đó là lộc ông nội để lại cho con cháu. Em cầm trái bưởi vàng ươm trên tay mà lồng bồi hồi, xúc động.
Cây bưởi đã gắn bó với em bởi nhiều kỉ niệm và tình cảm thiêng liêng như thế. Em yêu quý loài cây ấy vì tất cả những gì em cảm nhận được từ ý nghĩa, vẻ đẹp kì lạ của cây.