Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề a) TÌNH BẠN
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
- Các dịch giả Của hai bài thơ đã cố gắng chuyển tải được tâm trạng, cảm xúc vui, buồn , ngỡ ngàng của một nhà thơ khi về thăm quê cũ.
Mỗi bản dịch đều có cái hay và cái hạn chế riêng:
+ Bài 1 ( dịch giả Phạm Sĩ Vĩ )
Câu 1: làm rõ phép đối chỉnh ( đối ý, đối lời, chỉnh về từ loại và ngữ pháp)
Câu 2 : dịch còn thô và chưa thoát hồn thơ.
Câu 3 : rõ đối tượng ( trẻ con ), nhưng chưa đúng ý.
Câu 4 : chỉ có động từ "hỏi" mà chưa có động từ "cười".
+ Bài 2 (dịch giả Trần Trọng San )
Câu1 : phép đối chưa thật chỉnh.
Câu 2 : dich thoát , dịch có hồn.
Câu 3: chưa chỉ ra được đối tượng (trẻ con) .
Câu 4: dịch đủ hai động từ " cười"và "hỏi".
Hằng năm, tới ngày Rằm tháng tám âm lịch, trẻ con khắp nơi ta được người lớn cho rước đèn, ăn bánh nước, bánh dẻo và múa lân thật là vui. Ngày ấy chính là Tết trung thu – cái tết gắn bó với người Việt Nam, trẻ em Việt nam đã từ lâu.
Tết Trung thu rất gắn bó với người Việt ta nhưng chắc ít tai biết rằng Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu. Từ thế kỉ XVIII (713 – 755), thời Đường Minh Hoàng đã có tục vui tết Trung thu. Sách xưa chép rằng: nhân một rằm tháng tám, khi cùng các con ngắm trăng tròn, vua Đường ao ước được lên trời một lần. Diệu Pháp Thiên đã tâu xon làm phép đưa vua lên cung trăng. Sauk hi lên cung trăng, Minh Hoàng đã được Chúa trời tiếp rước, bày tiệc đãi và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lục nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tinh múa trên sân, vừa mua vừa hát khúc Nghệ Thường vũ y. Vua Đường rất thích, nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc bài hát và điệu múa, đem về Hoàng cung bày cho cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Vương mang tiến dâng về Triều một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà La môn. Vua thấy diệu múa nhiều cỗ giống Nghê Thường vũ y, liền chính đón hai bài hát và hai điệu múa thành Nghệ Thường vũ y khúc. Về sau, tục ngắm trăng, xem ca múa đã phổ biến khắp dân gian trong ngày Rằm tháng Tám. Sau đó biến thành tục lệ vui chơi đêm Trung thu. Sau khi hình thành ở Trung Hoa, Tết Trung thu đã lan rộng ra khắp các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Quốc. Sách sử Việt không nói Tết Trung thu có từ nước ta từ năm nào, chỉ biết rằng từ hằng mấy trăm năm trước, tổ tiên ta đã theo tục lệ này. Tết Trung thu phải có bảnh dẻo và bánh nướng như bánh chưng ngày Tết Nguyên đán. Không có hai thứ bánh này nghĩa là khôn có tết. Chiếc bánh hình tròn gợi hình mặt trăng tròn đấy, biểu hiện cho sự ấm no và hạnh phúc. Vì thế mọi người làm quà bằng bánh dẻo và bánh nướng để tặng cho người thân… Chiếc bánh dẻo gồm có hai phần: phần áo và phần thân. Chiếc bánh dẻo muốn ngon phải qua những khâu chế biến phức tạp. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo rang rồi xay hoặc giả nhỏ mịn, nhào với nước đường ngan ngát mùa hoa bưởi. Tất cả các công đoạn trên đều do tay người “nghệ” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Bột được cho vào khuôn. Dỡ khuôn là chiếc bánh hiện rõ hình hoa văn chin nổi của bông hồng nở tám hoặc mười cánh. Phần mặc áo bánh dẻo, ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết: rang và ủ vừng, xử lí mứt bí, mứt sen, hạnh nhân, hạt dưa, ướp nhân, tạo hương cho nhân… Mãi về sau người ta mới phá cách cho lạp xưởng vào. Nhân bánh được cải tiến với nhiều sáng kiến. Bánh nướng là “em” bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn nên có lắm trò hơn. Bánh nướng và bánh dẻo cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, hạt sen… ăn rất dịu và thoảng hương đồng gió nội. Chúng mang hương vị, thanh sắc Việt Nam thanh cao, thanh nhã. Tết Trung thu còn có rất nhiều trò chơi, không chỉ cho trẻ em, mà còn làm cho cả người lớn vui vẻ và thoải mái hơn sau những ngày làm việc vất vả. Trò múa sư tử, múa lân không thể thiếu được trong những ngày này. Đầu lân bằng giấy và có một đuôi dài bằng vải màu, có một người cầm đuôi ấy phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân… đám múa đi lên trước, người lớn và trẻ con theo sau. Trước đây tại các tư gia thương treo giải thưởng bằng tiền. Người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát theo nhịp trống. Những cuộc rước đèn với các loại đèn đặc sắc rực sáng trong đêm như để các em vui chơi với chị Hằng: đèn ông sao, đèn lồng, đèn con thỏ, đèn kéo quân rực sáng làm mất đi cái ảm đạm, tăm tối của ban đêm. Sau khi chơi cỗ, trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ. Một đêm Trung thu vui vẻ đã kết thúc.
Quê em là vựa lúa của tỉnh. Ngày xưa, các cụ nói quanh năm chỉ thấy cảnh “ chiêm khê, mùa thối”, mất mùa đói kém triền miên, nhiều người phải đi ăn mày tứ xứ. Hơn mười năm nay, điện đã về làng, kênh mương tiêu úng chống hạn chạy dọc ngang, đường liên xã liên thôn được rải nhựa. Mùa màng được liên tiếp. Vụ xuống đồng, vụ gặt ở quê em đúng là ngày hội.
Đầu tháng Chạp ta, cả làng ra quân bước vào ngày mùa : mùa cày cấy. Trời rét ngọt, nhưng cả làng đã dậy từ sáng sớm, đánh trâu bò, đưa nông cụ ra đồng. Già trẻ gái trai đều ra quân. Xe cải tiến, xe kéo công nông rầm rập chở quân ra ruộng. Máy bơm nước chạy thâu đêm. Trâu , bò ra sức cày bừa thi với máy. Cánh đồng Sim, cánh đồng Lủ, đồng Mô, từ sáng sớm đến chiều tối lúc nào cũng lố nhố người đông vui. Hàng trăm người, mỗi người một việc. Cày bừa, rải phân, nhổ mạ, cấy lúa…nhấp nhô nón trắng trên đồng. Cò trắng từng đàn bay lượn, lúc đáp xuống, lúc bay lên, tha thẩn kiếm mồi, không còn sợ ai bắn, ai bẫy nữa. Cùng với con trâu, giờ đây con cò là người bạn thân thiết của nhà nông. Nó cũng hiền lành, cần mẫn như bà con dân cày quê em.
Giống lúa mới, giống lúa dự, lúa tám thơm đặc sản được chia thành từng vùng, từng cánh đồng riêng biệt, không còn cấy tùm lum như trước nữa. Làm ngày không kịp thì làm đêm. Những nương xạ xanh non, xanh biếc bị thu hẹp dần. Những cánh đồng cày bừa nhuyễn, đục ngầu nước bùn, lúa mới cầy đều tăm tắp. Có nhìn các mẹ, các chị cấy lúa trên đồng mới cảm giác phụ nữ làng em khéo tay và hay lam hay làm nổi tiếng xưa nay.
Mấy năm nay, chim sơn ca sinh sản nhiều. Trong nắng vàng hoe cuối năm, tiếng chim hót ríu ran trên khắp các cánh đồng. Tiếng hát, tiếng hò của thợ cày, thợ cấy văng vẳng dưới đồng sâu, trên đồng cạn. Có nhiều gia đình gánh cơm,đưa nước uống ra tận đồng để tranh thủ cấy cày xong trước Tết.
Không đầy mười ngày, làng em đã cấy xong. Nhìn cánh đồng mới cấy, em xúc động cảm giác vẻ đẹp “ bát ngát mênh mông, mênh mông bát ngát” của đồng quê mà cò bay thẳng cánh. Tết sắp đến rồi. Mặt người hớn hở, lòng người phơi phới vui. Mẫu ba sào lúa dự, mẹ và chị dâu đã cấy xong. Mẹ nói ngày mai, mẹ sẽ đi chợ mua áo len cho con cái. Vụ xuống đồng năm nay, đối với mẹ con em là ngày vui rồi. EM nằm mơ thấy mình mặc áo len đỏ đi học qua cánh đồng lúa con gái bát ngát màu xanh.
I. Thế nào là chơi chữ?
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Câu 1:
Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.
Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.
Câu 2: Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ
Câu 3: Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo "bà già": bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa => sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm
II. Các lối chơi chữ:
(1)Dựa vào hiện tượng gần âm: ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.
(2)Mượn cách nói điệp âm: hai câu thơ điệp âm "m" tới 14 lần => Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
(3)Nói lái: Cá đối nói lái thành cối đá - Mèo cái nói lái thành mái kèo => nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
(4)Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ
Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.
II. Luyện tập
Câu 1:
- Ở bài thơ trên tác giả Lê Quý Đôn đã sử dụng hai lối chơi chữ cùng một lúc :
Lối chơi chữ thứ nhất dùng từ gần nghĩa: tất cả các từ ngữ : liu điu, rắn, thẹn đèn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, Trâu Lỗ, hổ mangđều có ý nghĩa chỉ các loại rắn.
Lối chơi chữ thứ hai dùng từ ngữ đồng âm:
liu điu: tên một loài rắn nhỏ (danh từ); cũng có nghĩa là nhẹ, chậm yếu (tính từ)
Rắn: chỉ chung các loại rắn (danh từ); chỉ tính chất cứng, khó tiếp thu (tính từ): cứng rắn, cứng đầu.
Câu 2:
- Trời mưa đất thịt trơn tru như mỡ, dò đến hành nem chả muốn ăn.
Những tiếng chỉ sự vật gần gũi : thịt, mỡ, dò, nem, chả => thức ăn làm bằng chất liệt thịt.
Cách nói này là dùng lối nói chơi chữ.
Thể hiện sự đánh tráo khái niệm dí dỏm.
- Bà đồ nứa, đi võng đòn tre, đến khóm trúc, thở dài hi hóp.
Những từ ngữ chỉ sự vật gần gũi: nứa, tre, trúc, hóp => thuộc nhóm từ chỉ cây cối thuộc họ tre.
Chắc chắn ở câu này dùng lối chơi chữ.
Mục đích tạo ra sự dí dỏm, hài hước.
Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.
Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.
Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:
Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.
Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.
Câu 4:
Lối chơi chữ : sử dụng từ đồng âm – Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.
khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến.
Câu 3: Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo:
Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):
Thư gửi mẹ nhân ngày 20-10!
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam" Điều này đã tạo ra ngày để tưởng nhớ, cũng như biết ơn đến người mẹ, người bà trong gia đình. Họ là những người đã hi sinh và bảo vệ con cháu.
Mẹ ạ, lí do con viết bức thư này là để cảm ơn mẹ đã đến bên con, cho con cuộc sống hạnh phúc
Con muốn viết cho mẹ thật nhiều những bức thư yêu thương thay vì mẹ phải nhận những bức thư xin lỗi đều đặn của con. Chỉ tại con là một đứa ngang bướng và không biết cách biểu lộ tình cảm nên con khó có thể nói với mẹ những lời từ sâu thẳm lòng con. Vì vậy con chỉ có thể viết những dòng này để mẹ biết được con yêu mẹ đến nhường nào!
Mẹ ơi! Con nghĩ Đấng Tạo Hóa quá hào phòng với con, bởi Ngài đã cho con đến trong cuộc đời này, ban cho con vô số quà tặng. Nhưng với con Mẹ là quà tặng quí nhất không phải vì mẹ là một vị thánh hay một vĩ nhân mà chỉ đơn giản vì mẹ là MẸ của con. ........
Còn lai bạn viết thêm vào nhé! Chúc bạn học tốt!
Gửi mẹ kính yêu của con!
Lời đầu tiên con xin hỏi thăm sức khỏe mẹ.Mẹ ơi đã sắp đến ngày 20/11/1930 rồi đay là ngày Hội Liên Hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập,để đánh dấu sự kiện này.Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định ngày nay để tri ân người Phụ nữ.Ngày này là ngày để tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam tuyệt đẹp duyên dáng.Ai ai cũng biết ngày này mẹ ạ,con cũng thế ngày 20/10 con sẽ ghi nhớ sự biết ơn của mẹ của bà đã chăm sóc con nuôi nấng con từ thuở nhỏ đến giờ.Con không biết để đáp ơn cho mẹ bằng cách nào nên con chọn ngày này để con đáp lại tình yêu thương mà bà và mẹ đã dành cho con bấy lâu nay mà con chưa có cơ hội để nói ra.Người đã bảo vệ con trên con đường bước đi
Mẹ à có lẽ mẹ hiểu rồi đấy.Tại sao con lại đột ngột viết thư này gửi cho mẹ,có lẽ con không ns mẹ cũng biết rồi đấy.COn muốn viết thư thật nhiều để dành cho mẹ và cho bà nhưng con sợ rằng.....con sợ nhiều thứ......một đứa con nhút nhát.....Nhưng ngày hôm nay co đã can đảm hơn để nói lên những điều suy nghĩ của mình vào những năm tháng qua.Đối với con mẹ là tất cả cuôc đời nếu ko có mẹ con phải làm sao đây chẳng lẽ con là đứa ăn mày giống ngoài xã hội kia sao nhưng mẹ ko làm thế vs con mà mẹ lại chăm cho con từng tí một.Không những thế mẹ còn dìu dắt con trên con đg dài mênh mông sóng gió của cuộc đời.Chỉ nghĩ thế thôi mà con đx cảm thấy hạnh phúc rồi mẹ ạ,đc cùng mẹ bc trên con đg dài
Mẹ ơi con nghĩ Trời đx mang con đến vs mẹ cho con đc một cuộc sống hạnh phúc đủ no đủ ấm chứ ko phải nghèo khổ.THực sự con cảm ơn Trời đã cho con có 1 cuộc sống như thế này đấy mẹ ạ.Mẹ không phải là quà tặng của con mà mẹ là một ví thánh vì mẹ đơn giản là mẹ của con thôi mẹ ạ
.........(tự làm tiếp nhé em)