K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2018

=2

mk là bn của bn rùi nhé 

khỏi cần kết

Máy tính cần đĩa cứng,thân máy,....

Nhiều lắm

Hk tốt nha!

14 tháng 12 2018

Thân máy , hệ điều hành , chuột , cây máy tính , loa  dây điện máy tính , phần mềm 

..........................

Còn nhiều lắm !

10 tháng 4 2018

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
Mỗi con người Việt Nam có ai lớn lên mà không gắn bó với những câu chuyện cổ tích. Khi còn bé, những câu chuyện cổ tích theo ta vào giấc ngủ, lúc trưởng thành, truyện cổ tích lại thành bài học theo ta suốt cuộc đời. Ta quên làm sao những nhân vật tuy chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng lại sống động lạ kì. Và trong tâm trí tôi, hình ảnh cô Tấm dịu hiền luôn để lại nhiều ấn tượng nhất.

Từ hồi còn nhỏ, câu chuyện cổ tích Tấm Cám đã luôn có sức hút đặc biệt đối với tôi. Tôi thương cô Tấm dịu hiền bao nhiêu thì căm ghét mẹ con Cám độc ác bấy nhiêu. Cô Tấm trong tâm trí tôi là một người con gái đoan trang, hiền lành, nết na. Cô có dáng người mảnh khảnh như cây mai, khuôn mặt tròn, đầy đặn, phúc hậu như trăng rằm. Làn da của cô thì trắng như trứng gà bóc. Đôi mắt cô đen láy, cái nhìn ánh lên sự dịu dàng, hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát như tiếng chim hót buổi sớm mai. Trên người cô chỉ là bộ quần áo nâu giản dị nhưng không hề làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có.

Tấm không chỉ đẹp người mà còn đẹp nết. Từ nhỏ cô đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ mất sớm, dì ghẻ thì chỉ yêu thương Cám và đối xử bất công với cô. Tấm phải làm việc vất vả từ sáng đến tối do dì ghẻ đầy đọa cùng đứa em ích kỉ đùn đẩy, tuy vậy, cô chẳng bao giờ thở than lấy một lời, cố nén tất cả nhẫn nhịn, uất ức vào trong lòng. Tấm vừa là người con hiếu thảo, vừa là cô gái chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Khi đã trở thành hoàng hậu, có một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, hằng năm, Tấm vẫn nhớ tới ngày giỗ bố, biết bố thích ăn trầu, Tấm trèo lên cây hái một buồng cau để thắp hương bố. Bị mẹ con dì ghẻ hãm hại hết lần này đến lần khác nhưng Tấm vẫn tái sinh một cách kì diệu, có lúc Tấm hóa thân thành con chim vàng anh, có lúc lại biến thành cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Cuối, cùng, sau bao khó khăn, thử thách, Tấm cũng có được hạnh phúc viên mãn, mẹ con dì ghẻ bị trừng trị thích đáng. Câu chuyện về cuộc đời cô Tấm làm em thấm thía hơn triết lí ở hiền gặp lành của ông cha ta. Những người hiền lành như cô Tấm dẫu có phải trải qua nhiều bất công, thử thách nhưng đến cuối vẫn sẽ có được một cuộc sống xứng đáng với những gì cô đã phải trải qua.

Cô Tấm hiền lành, chăm chỉ tiêu biểu cho những người nông dân thật thà, chất phác. Hình ảnh cô Tấm đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, chiếm một vị trí quan trọng trong thời thơ ấu của mỗi người.

truyện tấm cám

CHÚC BN HOK TỐT

18 tháng 1 2019

2575+37-2576-29

= [2576-2575] +[37-29]

= 1+8

=9

8 tháng 5 2018

Trường em cũng như rất nhiều các trường học khác thường tổ chức các buổi lao động tập trung hoặc theo lớp để dọn vệ sinh, trồng cây xanh…góp phần xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp. Như thường lệ, thứ Bảy tuần vừa rồi một buổi lao động đã diễn ra với sự tham gia nhiệt tình của các bạn học sinh.

Đó là một buổi lao động tập trung theo trường và các lớp lao động theo sự phân công của nhà trường. Mỗi lớp một việc, lớp thì quét sân trường, lớp thì lau bàn ghế và cửa kính…Riêng lớp em được phân công tưới chăm sóc các bồn hoa. Cuối buổi học của ngày thứ Sáu bạn lớp trưởng đã phân công các bạn mang dụng cụ cho buổi lao động, bạn thì mang xô để xách nước, bạn thì mang bao tải để đựng cỏ…

Đúng tám giờ sáng thứ Bảy toàn trường tập trung đầy đủ mang theo dụng cụ đã được phân công. Các bạn tập trung nghe theo thầy giáo phổ biến kế hoạch của buổi lao động một lúc rồi chia ra theo các lớp, bạn lớp trưởng điểm danh rồi chúng em bắt đầu vào công việc.

Các bạn chia ra thành các nhóm nhỏ, rồi mỗi nhóm nhận trách nhiệm một bồn hoa, có bao nhiêu bồn hoa thì chia ra bấy nhiêu nhóm. Mỗi bạn một tay, nhổ sạch cỏ trong các bồn hoa, sau đó lấy xô xách nước để tưới. Mặc dù trời rất nắng và nóng song các bạn làm việc rất nhiệt tình, các lớp khác cũng vậy ai cũng chăm chỉ làm tốt công việc được phân công.

Khi công việc đã làm được khá nhiều, ai nấy đều đã thấm mệt, chúng em tập trung lại và cử một số bạn đi mua nước và một ít hoa quả để giải lao, hầu như lớp nào cũng vậy, Chúng em ăn uống rất vui vẻ, những cốc nước mát như xóa tan đi cái mệt. Các lớp còn mời nhau lại uống nước và ăn hoa quả cùng nhóm của mình. Sau thời gian nghỉ ngơi, ai nấy đều như tỉnh táo hẳn và sẵn sàng cho số công việc còn lại của lớp mình. Mọi người rất tích cực để nhanh chóng hoàn thành công việc. Một số lớp đã làm xong thì vui vẻ ra hỗ trợ các lớp chưa làm xong để mọi người cùng được nghỉ. Tất cả đều vui vẻ giúp đỡ chứ không tỏ ra khó chịu khi phải làm hộ một phần cho các lớp khác.

Đúng mười một giờ, tất cả các lớp đã hoàn thành xong công việc được giao. Các bạn trong mỗi lớp tập trung lại để lớp trưởng đi báo cáo với các thầy cô. Sau khi báo cáo xong, các bạn ra về khi đã có sự cho phép của các thầy cô.

Buổi lao động được đánh giá là rất sôi nổi và có hiệu quả không những góp phần làm đẹp thêm cho trường học mà còn thể hiện sự đoàn kết giữa các lớp với nhau khi gặp khó khăn.

8 tháng 5 2018

Dàn ý chi tiết nè bạn :

1.Mở bài

a) Trong những năm học đầu tiên ở ngôi trường THCS Kiều Phú này ( hoặc trường khác bạn tự thay vào nhá ) tôi cảm thấy thật hồi hộp và có cảm giác mới lạ : khung cảnh trường mới,thầy cô mới , ... và bạn mới . Tôi rất yêu quý những người bạn mới vừa thân thiện lại dễ gần này , luôn giúp đỡ tôi trong mọi việc làm quen với trường mới.Nhưng hiện tại , người bạn mà tôi yêu quý và thân thiết nhất là....(bạn điền vào nhá )

b)Thời gian trôi qua thật nhanh , mới thế đã gần hết năm học lớp 6 rồi .Ở đây , t có rất nhìu người bạn thân thiết nhưng người bạn mak tôi yêu quý nhất là .... ( bạn điền tên bạn thân vào )

2.Thân bài

a) Ngoại hình

_ Khuôn mặt : trái xoan , tròn , vuông , hình trái tim ,...

_ Mái tóc : dài , đen nhánh , ngắn , mượt , ...

_Mũi : dọc dừa

_Đôi mắt : long lanh , đen láy , to , tròn,...

_Miệng :hình trái tim , hồng đỏ , căng mọng , ...

_Làn da : ngăm , trắng hồng , trắng ngần,...

_ Dáng người : cao , béo , lùn , gầy , thanh thanh , ...

b)Tính cách

_Sở thích : đọc sách , tập thể dục , .... nhưng bạn phải nhấn mạnh là bạn thân của bạn rất thích trồng cây và chăm sóc chúng .

c)Hoạt động

_Buổi sáng :

+dậy thật sớm để tưới cây và tỉa lá cho những bông hoa ngoài ban công nhà .

_ Đến trường :

+ Tích cực tham gia các hoạt động của lớp , của trường , năng động , nhiệt tình , ...

+ Luôn để ý tới các cây hoa , cây cảnh ở trường

+ Thỉnh thoảng ngồi dưới gốc cây phượng , cây bàng đọc sách hoặc trò chuyện cùng bạn bè về cây xanh

...

3.Kết bài

T cảm thất thật ngưỡng mộ bạn ... ( điền tên ) vì bạn ấy vừa hiền lành , ngoan ngoãn lại học giỏi và đặc biệt rất yêu quý cây xanh . T nghe được ước mơ của ... ( tên bạn ấy ) là sẽ trở thành sinh viên tình nguyện bảo vệ môi trường hay cô giáo dạy Sinh học , mặc dù t ko thích học Sinh và cây lắm nhưng t lun lun ủng hộ ... ( tên bạn ấy )

2 tháng 2 2018

Những cô bươm bướm đang đàu nhau cùng những bông hoa thật đẹp

=>BPTT nhân hóa

Cô giáo gống như một cô tiên được ngọc hoàng sai xuống để dạy dỗ chúng em nên người

=>BPTT so sánh

2 tháng 2 2018

“Quê hương là chùm khế ngọt”    

2 tháng 10 2018

-  Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ học, làm bài, có kế hoạch học tập..

-  Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không ngại khó miệt mài với công việc.

-  Trong các hoạt động khác:   (kiên trì luyện tập thể dục thể thao, đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường...)

Học tốt nhé bn

Trong vai Thánh Gióng, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng. Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

20 tháng 8 2018
Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.   
31 tháng 12 2018

I. Đặc điểm 
1. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. 
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự: 
-Sự việc: Các sự kiện xảy ra. 
-Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chínhvà nhân vật phụ) 
-Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc. 
-Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt. 
II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6 
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường 
-Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa. 
-Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần. 
-Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa. 
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng 
-Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý. 
-Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự) 
 

31 tháng 12 2018

Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dưới đây là một vài gợi dẫn. 
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em 
-Yêu cầu cốt truyện không thay đổi. 
-Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận. 
-Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng. 
2. Với dạng bài: Kể về người 
-Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó. 
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường 
-Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế. 
-Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện 
-Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn. 
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng 
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6: 
-Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian. 
-Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian. 
-Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ…. 
*Cách làm: 
-Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người) 
-Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó. 
-Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

21 tháng 11 2017

Cô Tấm bước ra từ trái thị, nàng tiên cá xinh đẹp hay chàng hoàng tử khôi ngô,… là những nhân trong truyện cổ tích. Mỗi tối họ vẫn thường tới bầu bạn với em thông qua lời kể của bà. Bà ngoại kính yêu của em là một người như thế!

Mái tóc bạc phơ của bà y như những bà tiên trong chuyện cổ tích bà hay kể mỗi tối. Bà thường quấn mái tóc dài, thưa vào chiếc khăn vấn ngang đầu cho thật gọn gàng. Khuôn mặt phúc hậu với những nếp nhăn không còn thẳng hàng. Bà thường bảo em, những lần em hư, không nghe lời là trên mặt bà sẽ có thêm một nếp nhăn. Bởi thế, em phải thật chăm ngoan, học giỏi để bà luôn luôn trẻ khỏe. Đôi mắt không còn trong trẻo như những tấm ảnh thời son trẻ của bà. Giờ đi lại, bà phải dùng tới gậy để dò đường. Đôi môi ăn trầu luôn luôn đỏ che đi hàm rang đen nhuộm của bà. Tuy năm nay đã 75 tuổi, nhưng rang bà vẫn rất chắc chắn. Chúng ngoan ngoãn xếp hàng ngay ngắn mà không hề có ý định mất trật tự. Bà em là thế, bà đẹp, nét đẹp của cái tuổi xế chiều.

Mỗi tối, em tranh thủ học bài sớm để ra hiên nằm dài gối đầu lên chân bà, nghe bà kể những câu huyện cổ tích hấp dẫn. Bà vẽ ra cho em một thế giới đa màu sắc, có người tốt, kẻ xấu, rồi sau mỗi câu chuyện, bà sẽ khuyên răn em. Mỗi câu chuyện là một ý nghĩa riêng, là một bài học riêng mà sau đó, em hiểu hơn về thế giới, hiểu mình nên làm gì và không nên làm gì. Trong chuyện có bà tiên giúp cô Tấm, còn em, em có bà tiên luôn hiện diện bên em mỗi ngày. Bà em là thế, bà là một nhà thông thái tài ba.

Những chuyện lớn nhỏ trong ngày, em đều tâm sự cùng và. Những lúc như thế, bà lại như một người bạn của em. Bà hùa theo những suy nghĩ của em, theo mạch suy nghĩ của em. Bà luôn đoán trúng những gì em muốn nói rồi sau đó mới phân tích đúng sai. Bà giống như siêu nhân biết đọc suy nghĩ của người khác vậy. Bà em là thế, là một nhà tâm lý học yêu nghề.

Những lần em bị bố đánh đòn vì hư, bà sẽ là người che cho em tránh trận đòn của bố. Bà sẽ không cho bố đánh em, nhưng bà khuyên em bừng lời nói. Mỗi lần như thế, em lại thấy hối hận vô cùng. Bà em là thế, bà là một cô giáo tâm lý.

    

Cứ thế, em lớn lên trông vòng tay yêu thương của bà ngoại. Bà nuôi dưỡng tâm hồn em, dạy em cách ứng xử đúng mực, giúp em giải quyết những khó khăn. Bà là thế, bà là nữ thần trong lòng em. Em yêu bà rất nhiều.

7 tháng 11 2017

Bà nội em năm nay tuy tuổi đã ngoài sáu mươi nhưng vẫn còn dẻo dai, nhanh nhẹn lắm. Mái tóc bạc của bà búi cao sau đầu. Gương mặt bà phúc hậu, ánh mắt thật hiền từ, độ lượng.Bà chỉ sinh được một mình bố em nên khi bố em chuyển công tác, bà đã từ biệt mái nhà, mảnh vườn thân quen để theo con cháu lên thành phố.

   Bố em là kĩ sư xây dựng nên thường xuyên phải công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân, ngày làm tám tiếng trong xưởng máy. Bà thay bố mẹ em chăm sóc chúng em, từ việc ăn ở đến việc học hành. Sáng sáng, bà đánh thức em và bé Thắng dậy, giục đánh răng, rửa mặt, thay quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Rồi bà cho hai chị em ăn sáng. Mỗi khi các cháu đi học, bà không quên khuyên nhủ các cháu phải chăm ngoan. Bà dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, chu tất. Xong xuôi, bà xách giỏ đi chợ. Số tiền chi tiêu hằng ngày tuy ít ỏi nhưng do bà khéo thu xếp nên bữa nào chúng em cũng được ăn cơm dẻo, canh ngon. Buổi trưa đi học về, bà cháu, mẹ con quây quần bên mâm cơm, đầm ấm biết chừng nào! Suốt ngày, bà chẳng lúc nào ngơi tay. Việc nhà tạm ổn, bà lại lúi húi bên thúng đồ may. Bà khâu lại cho em chiếc áo sứt chỉ, đính lại cho bé Thắng chiếc khuy ... Đêm nào trước khi đi ngủ, bà cũng dành mười lăm, hai mươi phút kể chuyện cổ tích cho chúng em nghe. Giọng kể của bà ấm áp và truyền cảm lạ thường. Bà đưa em vào thế giới huyền ảo của những chuyện như Cây khế, Tấm Cám ...

   Thỉnh thoảng, bố em về thăm, thấy nhà cửa ngăn nắp, con cái sạch sẽ, chăm ngoan, bố vui lắm. Bố em nói lời chân thành cảm ơn bà thì bà chỉ mỉm cười hiền hậu:

   - Có gì đâu! Mẹ cố gắng giúp gia đình để con yên tâm công tác

Bố mẹ em quý bà lắm. Bố mẹ thường bảo nếu không có bà thì gia đình em sẽ gặp không ít khó khăn ...Vất vả, khó nhọc là thế nhưng bà em chẳng đòi hỏi gì nhiều. Bà chỉ có một ao ước là thỉnh thoảng được về thăm quê hương, làng xóm. Bố em hứa Tết này sẽ thu xếp để cả gia đình về quê ăn Tết. Nghe vậy, bà rất mừng.

   Em và bé Thắng luôn nghe theo lời bà dạy để làm bà vui lòng. Mỗi khi được điểm 10, em khoe bà thì lại được bà âu yếm xoa đầu khen: "Cháu bà giỏi lắm!"

   Rồi bà mỉm cười, trông bà hiền hậu như một bà tiên trong cổ tích. Em yêu quý và biết ơn bà biết chừng nào!