K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2019

1. Tả bao quát cảnh bình minh trên quê hương em

- Mặt trời như thế nào?

- Con người như thế nào?

- Cảnh vật ra sao?

2. Tả chi tiết cảnh bình minh trên quê hương em

a. Cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời chưa mọc

- Mặt trời chưa lên, bầu trời tối đen

- Có vài nhà dậy sớm mở đèn

- Tiếng gà gáy vang cả vùng

- Có những người đã vác cày ra đồng làm việc

- Những người đi làm ca đêm đã về

b. Cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời dần hé sáng

- Mặt trời bắt dầu nhô lên

- Mọi người ra đồng làm việc

- Những con trâu con bò cũng đi theo

- Những đứa trẻ đi học trên đường ríu tít nói chuyện

c. Cảnh bình minh trên quê hương em lúc mặt trời sáng hẳn

- Mặt trời lên cao, nắng gắt hơn

- Mồ hôi lã chã trên áo người nông dân

- Những chú trâu được nghỉ ngời gặm cỏ.

30 tháng 3 2016

Đang mệt lả vì phải đạp xe trên một đoạn đường dài từ thị xã về quê. Cơn gió thoảng qua làm em khoan khoái cả người. Dừng xe bên con đường làng nghỉ mệt. Ngắm phong cảnh quê hương trong buổi hoàng hôn, em bỗng ao ước mình trở thành thi sĩ. 

Bởi trong bóng hoàng hôn, phong cảnh nơi đây đẹp tuyệt vời., Nếu là thi sĩ, em sẽ làm thơ ca ngợi bức tranh thiên nhiên hữu tình này. Ở phía Tây mặt trời rực đỏ đang từ từ lặn khuất dưới hàng dừa xanh, ánh rẽ quạt chiếu hắt lên bầu trời, chiếu xiên ngang mặt đất… Ở nơi xa, từ phía chân trời, từng đàn chim gọi bầy đang bay về tổ. Những cánh cò trắng muốt điểm một hàng dài trên bầu trời xanh trong ráng chiều nhạt dần như cuốn hút em. Ngây ngất ngắm nhìn mà tâm hồn bay bổng, em chợt ước muốn làm cánh chim kia để được bay khắp bầu trời cao rộng mà ngắm hoàng hôn cho thỏa thích.

Ngoài kia ở dãy ruộng phía xa các bác nông dân đã vác cuốc thu dọn dụng cụ chuẩn bị về nhà. Từng tốp người xuất hiện trên đường làng nói nói, cười cười vui vẻ. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng máy cày, máy xới nổ ì ạch trên đường trở về. Chắc là máy của bác Năm người nông dân lao động giỏi, giàu nổi tiếng vùng này đã từng được giới thiệu điển hình trên ti vi.

Em chợt có cảm hứng muốn dắt xe đi bộ đề ngắm cảnh đường làng. Bây giờ nắng đã nhuộm vàng hàng cau hai bên đường, hương cau thoang thoảng càng quyến rũ lòng người. Em lại dõi mắt nhìn theo đôi chim vừa về tổ. Chúng kêu ríu rít. Các con chim non đang chíp chíp như gọi mẹ. Hai vợ chồng chim đang mớm mồi cho chúng. Nhìn cảnh ấy, em chợt mỉm cười một mình. Chỉ một chút nữa thôi mình cũng sẽ được như những con chim non kia. Ông bà sẽ ra đón mình và sẽ dành cho minh thật nhiều món ăn ngon. Mải mê suy nghĩ em bị hụt chân bởi cái ổ gà to tướng bên đường may mà gượng kịp, không thì cả người và xe sẽ phải nằm dài trên đường rồi.

Bây giờ thì mặt trời đã lặn khuất sau hàng tre, .ánh sáng còn le lói phía tây, chân trời đùn lên những dám mây nhiều hình, nhiều vẻ, bóng tối lan dần trên bầu trời. Cảnh vật mờ dần, đôi chỗ sương trắng đã chập chờn. Người đi đường vắng hẳn, chỉ còn lác đác vài người trên cánh đồng…

21 tháng 4 2018

Đã có người từng hỏi em thích khoảnh khắc nào trong ngày, và em đã trả lời đó là bình minh. Vì mỗi sáng mai thức dậy, em thấy rất thoải mái và nhẹ nhõm trong người. Bình minh trên quê em yên bình, trong lành và thân thương đến lạ.

Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.

Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.

Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.

Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.

Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.

Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt cho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.

Đặc biệt, khi buổi bình minh ghé thăm xóm làng em là lúc nhiều cô cậu học sinh í ới gọi nhau đi học trong tiếng chim hót líu lo. Khung cảnh ấy khiến cho ngày mới bắt đầu thật vui tươi và hứng khởi.

Em rất thích ngắm mặt trời vào sáng mai và yêu thích không khí của nó. Thật tuyệt vờ

24 tháng 4 2018

Đã có người từng hỏi em thích khoảnh khắc nào trong ngày, và em đã trả lời đó là bình minh. Vì mỗi sáng mai thức dậy, em thấy rất thoải mái và nhẹ nhõm trong người. Bình minh trên quê em yên bình, trong lành và thân thương đến lạ.

Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.

Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.

Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.

Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.

Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.

Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt cho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.

Đặc biệt, khi buổi bình minh ghé thăm xóm làng em là lúc nhiều cô cậu học sinh í ới gọi nhau đi học trong tiếng chim hót líu lo. Khung cảnh ấy khiến cho ngày mới bắt đầu thật vui tươi và hứng khởi.

Em rất thích ngắm mặt trời vào sáng mai và yêu thích không khí của nó. Thật tuyệt vời!

17 tháng 1 2018

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.


17 tháng 1 2018

Nhạc, hoạ, văn thơ... đều ca ngợi lòng mẹ. Với em, mẹ là tất cả bầu trời, là hơi thở ấm áp, là tình thương yêu vô bến bờ nuôi em lớn khôn.

Mẹ em đã tứ tuần. Dáng mẹ gầy gầy, nhỏ nhắn với mái tóc cắt ngắn gọn gàng. Tóc mẹ xoăn tự nhiên nên ngọn tóc uốn cong, úp sát vào gáy, từng lọn tóc bồng bềnh rũ hai bên má rất xinh. Khuôn mặt mẹ thon thon, mắt to và mơ màng, hơi buồn buồn. Tia mắt mẹ sáng long lanh khi mẹ cười, trầm tĩnh, phân vân khi mẹ có điều lo nghĩ. Với vẻ mặt điềm đạm, vững tin đầy nghị lực, mẹ quán xuyến mọi việc trong nhà,âu yếm, dịu dàng chăm sóc các con. Mẹ em làm việc gì cũng nhanh gọn, phong thái ung dung, vẻ ung dung ấy truyền sang các con nên chúng em quen việc, tự chủ trong học tập và càng vững vàng, vui vẻ hơn khi có mẹ bên cạnh.

Quanh năm suốt tháng mẹ chỉ thích ở nhà làm việc. Ngoài giờ làm việc ởcông sở, mẹ chăm lo việc nhà, nấu cơm nóng canh sốt cho bố con em. Rỗi rảnh một tí, mẹ đọc sách báo, trồng hoa hoặc cắt may. Mẹ lúc nào cũng gọn gàng trong bộ đồ màu xanh nhạt. Đi làm hoặc đi phố, mẹ mặc đồ âu đàng hoàng, lịch sự. Em thích ngắm mẹ lúc mẹ đi dự tiệc cưới. Lúc ấy mẹ mặc áo dài, trang điểm rất đẹp.

Mẹ em đảm đang việc nhà, hiền hậu và cư xử khéo léo với hàng xóm láng giềng. Với bố em, mẹ ân cần chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đằm thắm, nhỏ nhẹ trong lời ăn, tiếng nói. Với các con, mẹ nghiêm khắc dạy dỗ và âu yếm ngọt dịu khuyên răn. Em tự hào vì mẹ em giỏi giang và xinh đẹp nhất nhà ngoại.

Ngoài việc kèm dạy cho chúng em, mẹ còn truyền đạt cho các con tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu đất nước qua tình làng nghĩa xóm, qua những điệu ru ca dao, qua thơ ca đầy sức thuyết phục, cuốn hút. Em tự hứa cố gắng chăm học, học giỏi để trưởng thành vững vàng như hoài bão của mẹ nuôi dạy, bảo ban.

2 tháng 2 2019

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
 

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

2 tháng 2 2019

Đã có người từng hỏi em thích khoảnh khắc nào trong ngày, và em đã trả lời đó là bình minh. Vì mỗi sáng mai thức dậy, em thấy rất thoải mái và nhẹ nhõm trong người. Bình minh trên quê em yên bình, trong lành và thân thương đến lạ.

Bình minh là thời khắc mặt trời chưa lên cao, chỉ mới vừa kịp nhú lên ở phía xa xa. Là khoảnh khắc màn đêm không còn bao trùm lấy mọi cảnh vật nữa, nhường chỗ cho một ngày mới có nhiều niềm vui và tin yêu hơn.

Sáng nào mẹ em cũng dậy thật sớm, vì thế em cũng dậy theo mẹ. Ngước nhìn lên bầu trời cao và trong xanh, từng đám mây nhẹ nhàng trôi lững lờ, chậm rãi. Lúc đó mặt trời chưa lên, mới chỉ le lói ở phía xa xa.

Sáng tinh mơ, em nghe rất rõ tiếng chim hót líu lo trên cành cây khế ở sau vườn. Rồi tiếng chim gõ kiến gõ tí tạch vào thân cây mít. Cảnh vật như bừng tỉnh, tràn đầy sức sông, chen lấn sự huyên náo của một ngày mới.

Có lẽ khung cảnh đẹp nhất khi bình minh thức dậy chính là cánh đồng lúa. Cánh đồng lúa xanh mượt, đang thì con gái vươn mình thức dậy. Trên những chiếc lá sắc nhọn còn đọng lại vài hạt sương bé tý, long lanh. Khi mặt trời lên cao, ánh nắng nhẹ chiếu vào hạt sương khiến nó lấp lánh. Cơn gió buổi sáng mai thật mát lạnh và trong lành như không hề vướng chút bụi bẩn nào. Có lẽ đây là khoảnh khắc mọi thứ thật trong lành và êm ái. Ngày mới thường bắt đầu một cách tươi đẹp và viên mãn như vậy.

Những buổi sáng sớm, nhiều bác nông dân đã dắt trâu ra đồng gặm cỏ. Tiếng bước chân đi rất êm, tiếng nhai cỏ sột soạt khiến em có cảm giác như đất trời còn chưa bừng tỉnh hẳn.

Em vẫn thường nghe bà bảo nắng sáng mai rất tốt cho sức khỏe, nên bà vẫn hay phơi nắng khi sáng mai ở ngoài sân. Ánh nắng dịu nhẹ lan vào da thích thú đến lạ, êm ái, không bỏng rát như nắng lúc trưa và lúc chiều.

Đặc biệt, khi buổi bình minh ghé thăm xóm làng em là lúc nhiều cô cậu học sinh í ới gọi nhau đi học trong tiếng chim hót líu lo. Khung cảnh ấy khiến cho ngày mới bắt đầu thật vui tươi và hứng khởi.

Em rất thích ngắm mặt trời vào sáng mai và yêu thích không khí của nó. Thật tuyệt vời.

16 tháng 1 2018

Năm nay, giữa tháng bảy Âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Hồng đổ về, gây ra cảnh ngập lụt kéo dài. Ruộng vườn, nhà cửa, trường học, trạm y tế… của bao làng xóm ven sông bị nhấn chìm trong biển nước. Xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ quê em là một vùng đất bải nằm ngoài đê cho nên thường phải hứng trọn những hậu quả ghê gớm của mùa lũ. Từ trên đê nhìn xuống, sông Hồng ngầu đỏ phù sa, cuồn cuộn chảy, cuốn theo vô số thứ, từ những cây rừng bật gốc, những mảnh thuyền vỡ nát, đến những căn nhà làm bằng tre nứa cũng bị cuốn trôi vùn vụt cùng với những bè lau sậy… Mặt sông lúc này trông thật đáng sợ. Bờ bãi bên kia sông bị đẩy lùi ra xa tít tắp.

Gần một tuần nay, mưa tầm tã. Bầu trời xám xịt, chớp rạch nhoang nhoáng, sấm sét đì đùng. Gió quật tơi tả những vườn chuối, vườn ngô xanh tốt. Nước lũ dâng cao đã đến mức báo động số 3. Tình hình rất nguy cấp. Chính quyền xã đã kịp thời sơ tán dân chúng vào phía trong đê. Mấy chục dãy lán dựng tạm cho bà con có chỗ trú thân. Trâu bò cũng được tập trung trên gò đất cao ở gần điếm canh. Đội thanh niên xung kích đi tuần liên tục để phát hiện những chỗ rò rỉ ở thân đê. Dân làng đành bó tay đứng nhìn những ngôi nhà ngập trong nước và thành quả lao động suốt mấy tháng trời giờ bị lũ cướp trắng mà lòng xót xa, lo lắng.

Trong những ngày này, tình nghĩa xóm giềng gắn bó hơn bao giờ hết. Mọi người san sẻ cho nhau từng cân gạo, bát ngô, mớ củi, bó rau, con cá… Sau khi tình hình ngập lụt ở xã em được chiếu trên tivi, có rất nhiều cơ quan, đoàn thể và những người hảo tâm đã mang hàng cứu trợ đến tận nơi. Quần áo, sách vở, lương thực, thuốc men… được đưa đến tận tay từng người, từng nhà. Do đó sinh hoạt hằng ngày cũng đỡ khó khăn. Bác Đức Bí thư Đảng ủy xã, bác Dương Chủ tịch xã thay mặt bà con địa phương cảm ơn sự quan tâm thiết thực của mọi người.

Trong hoàn cảnh thiên tai gian nan, khốn khó như thế này, em càng thấm thía ý nghĩa của những câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tình cảm đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ nhau lúc hiểm nguy, hoạn nạn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp từ bao đời của dân tộc Việt Nam ta.

16 tháng 1 2018

Thiên nhiên sẽ chẳng bao giờ biết nương tay nếu chúng ta vẫn tiếp tục không tuân thủ những quy luật vận hành của nó. Càng bước sang thế kỷ văn minh, con người càng phải chịu những cơn thịnh nộ kinh hồn của thiên nhiên. Sóng thần ở Inđônêxia hay cơn bão khủng khiếp Catina vừa đổ bộ vào nước Mỹ tuần này rõ ràng là những minh chứng không gì thuyết phục hơn cho điều ấy.
Một biển nước mênh mông với bao điều đáng sợ chiếm trọn mười phút mục dự báo thời tiết của đài truyền hình. Cơn bão dù đã được dự báo trước nhưng người dân Mỹ vẫn phải hứng trọn một lần nổi giận của thần biển Pôdây đông. Cả một thành phố công nghiệp chìm trong mênh mông biển nước. Thuyền cứu hộ chạy ầm ầm trong thành phố như chạy giữa mặt sông. Lác đác đây đó còn lại một vài ngôi nhà nổi lên phần nóc hoặc trần. Trên đó không biết có bao nhiêu người đang gào khóc dơ tay cầu cứu. Tình cảnh trông đến thảm thương. Chẳng ai có thể ngờ được ở nước Mỹ lại có những cảnh tượng đau lòng như vậy.
Nước trong thành phố bắt đầu chuyển màu đen. Nó bị ô nhiễm nặng bởi bao nhiêu thứ trong đó có không ít xác người. Cả thành phố ngột ngạt trong cảnh không điện, không thức ăn, nước uống, không thuốc men. Tình cảnh gợi những căn bệnh hiểm nghèo dễ dàng lấn đến trong nay mai. Cả thành phố vẫn đang kêu cứu còn nước thì chưa hề có dấu hiệu rút đi. Cả nước Mỹ đang ở tình trạng vô cùng khẩn cấp.
Cũng may mấy ngày sau,. Nước rút và nhờ có sự nỗ lực của tất cả mọi người đặc biệt là của quân đội, cảnh sát và những tình nguyện viên, nhiều người dân đã được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm. Tuy phải chen chúc trong những trại tập trung nhưng họ vẫn còn may mắn hơn bao người chết đói, chết rét hay bị bão lũ cuốn đi.
Ôi! Còn thiệt hại về vật chất thì không thể nào kể nổi. Nhà thì đổ, ô tô bị nước cuốn trôi, đường dây điện đứt… nước rút đi nhưng cả thành phố vẫn ngập trong bùn đất đen nhánh và nhão nhoét. Hết bão nhưng bây giờ mới là lúc bệnh tật hoành hành. Đấy là còn chưa kể nỗi đau thê thảm của bao gia đình mất người thân. Phải có đến hơn một nửa số gia đình trong trận bão phải chịu cảnh "tan đàn sẻ nghé". Sự mất mát đau thương ngày một lớn thêm không thể lấy gì bù đắp. Dù cả thế giới đang nỗ lực hết mình với tinh thần tương thân tương ái nhưng so với những mất mát đã qua sự bù đắp ấy chẳng thấm tháp gì.
Dù chỉ được nhìn thấy qua màn ảnh nhỏ nhưng tôi có thể cảm nhận hậu quả trận bão thật là to lớn. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ bằng một sự cảm thông nhưng qua đó, quốc gia nào cũng phải giật mình. Thiên nhiên không phải dễ gì nắm bắt và điều tiết được dù quốc gia ấy có thế lực kinh tế lớn đến cỡ nào.

13 tháng 5 2019

Quê hương vốn là tên gọi thiêng liêng mà rất đỗi thân thuộc trong tâm trí mỗi con người. Đó là nơi sinh ra, nơi chúng ta bắt đầu mọi thứ.Và đối với em quê hương cũng là một nơi rất bình yên mỗi khi nhớ về. Nhất là vào lúc bình minh ,quê hương em trở nên đẹp lạ kì.

Trời tờ mờ sáng, ngước mắt lên cao vẫn nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh ở phía Tây. Gà trong xóm em thi nhau cất tiếng gáy râm ran như một bản hòa ca chào bình minh. Mọi người đã thức dậy, nghe đâu đây tiếng í ới gọi nhau đi chợ buổi sớm của các cô các mẹ , và tiếng hò nhau đi làm đồng , tất cả những âm thanh tạo nên một bầu không khí sinh động. Trời hửng sáng , sương tan dần, cạnh vật bắt đầu hiện rõ dưới ánh nắng tran hòa. Mặt trời lên vươn vai tỏa ánh sáng vàng sau những rặng tre xanh mướt đầu làng.Tiếng chim chích chèo hót vàng hòa cùng tiếng ríu rít của những chú chim sâu trong vườn.Những hàng cau xanh cao đón ánh nắng sớm mai , nắng bao phủ khu vườn, nó không phải ánh nắng trang trang buổi trưa hè, không phải ánh nắng vàng của mùa thu mà nó là cái nắng ướt của buổi sớm mùa hạ trong trẻo tinh khôi. Những làn gió mát thổi nhẹ làm rung động cành lá, khẽ giật mình ,con bướm trắng đang đậu bỗng nhẹ đập cánh bay đi.Trên con đường đất , những đứa trẻ kéo nhau chạy tung tăng đến trường, đi ngang qua cánh đồng đang mùa lúa chín vàng trải dài bát ngát,em thấy những người nông dân đang chăm chỉ làm việc gặt lúa và những chú trâu đang cần mẫn cày từng đường đất . Quả thật, từ xưa đến nay , trâu luôn là người bạn thân thiết với con người trên những mảnh đất làm nông dân dã.Phía đông ánh hồng rực rỡ, mặt trời như chạy theo ta tỏa những tia nắng vàng xuyên qua kẽ lá. Trời mùa hạ trong xanh với những tảng mây trắng bồng bềnh lững lờ trôi vô định.Nằm dưới gốc đa đầu đình, có thể ngắm hết những đám mây đủ hình thù kì thú.Thỉnh thoảng nghe vọng xa xa tiếng họp chợ, tiếng mua bán trao đổi của các bà, các mẹ làm cho không gian buổi sớm tràn đầy sức sống.Nhịp sống nơi thôn dã vào buổi sớm mùa hạ thật khác thành phố đầy khói bụi, đầy xe cộ, người ta vội vã ra đường , tụ tập nơi điểm chờ xe buýt để đến chỗ làm , bắt đầu ngày mới với những vội vàng và bận rộn.Còn bình minh trên quê hương thì bình yên vô cùng từ cảnh vật đến con người luôn mang một thứ gì đó rất đỗi thơ mộng.

Ánh nắng đã lên cao và bắt đầu chói chang hơn, trời ngả về trưa .Một buổi sáng diễn ra và kết thúc như thường lệ.Chỉ khi con người ta sống chậm lại mới cảm nhận được hết thảy vẻ đẹp trong lành của nó. Bình minh là lúc quê hương em đẹp nhất, đẹp với những sinh hoạt thường ngày của người dân nơi đây.

13 tháng 5 2019

Khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong ngày với em có lẽ là bình minh ló rạng trên quê hương. Bình minh trên quê em đẹp lắm. Đẹp đến ấn tượng, khắc ghi.

Em sinh ra và lớn lên ở thành phố nên bình minh trên quê hương hay chính là bình minh của thành phố Nam Định. Sáng nào cũng thế, em thức dậy từ 4 rưỡi sáng lên sân thượng tập thể dục. Tầm này trời vẫn còn tờ mờ sáng. Bầu trời còn chưa sáng hẳn, vẫn còn khoác trên mình chiếc áo màu lam đậm điểm vài nét tối. Nhưng gần 5 giờ sáng vì là trời mùa hè nên trời lúc này đã chuyển hẳn sang màu áo xanh sáng tỏ. Từng đám mây đã bắt đầu hiện rõ từng khoảng không. Từ đằng Đông, ông Mặt trời thức giấc sau một đêm dài, vươn vai ló rạng. Nhìn từ xa mặt trời như một quả gấc chín khổng lồ đang từ từ nhô lên. Ánh sáng từ mặt trời toả ra sáng rõ cả không gian. Mới lúc nào không gian còn đang chàm trong bóng tối. Vậy mà bây giờ lại bừng sáng. Mặt trời lên thì mặt trăng lặn nhường chỗ cho ánh nắng vàng của mặt trời và mây xanh lững lờ.
Bình minh lên cũng là lúc vạn vật xung quanh bừng tỉnh giấc. Cây cối vươn mình rung rinh đón chào ánh nắng ngày mới. Trên những mặt lá xanh còn đọng lại những giọt sương sớm, long lanh lấp lánh dưới ánh nắng sáng. Hoa thơm khoe sắc thắm sau một buổi đêm ngủ giấc dài. Chim ca ríu rít gọi nhau cùng ca khúc hát đón chào bình minh ngày sớm.

Con người cũng thức giấc. Từ sân thượng nhìn xuống góc phố thấy rõ nhịp sống buổi sớm của mọi người. Đầu phố, những gánh hàng sáng đang sắp xếp, chuẩn bị mở cửa chào đón khách. Mùi thơm từ hàng xôi bác Tám, hàng phở bác Kim thoang thoảng trong gió. Gần đó có một nhóm các cụ già đang tập thể dục. Người đi bộ, người tập dưỡng sinh,.. Mọi người nói cười vui vẻ. Ai cũng hạnh phúc đón chào ngày mới bắt đầu. Cứ như thế nhịp sống của mọi người bắt đầu.

Bình minh trên quê hương em giản dị mà đẹp như thế. Thiên nhiên, cây cối, con người đều sung sướng, hạnh phúc đón chào bình minh. Khoảnh khắc ấy thật đẹp và đáng nhớ.

6 tháng 8 2018

Nơi em ở là một vùng quê yên bình, êm ả. Bây giờ là cuối tháng năm, mùa gặt lúa. Buổi sáng trên quê hương em, những ngôi nhà hiện lên với một vẻ đẹp giản dị nhưng rất đáng yêu. Lúc trời mới lờ mờ sáng, những mái nhà còn e ấp sau những làn sương mỏng nhẹ: mái ngói rêu phong đã chuyển sang màu nâu đỏ lấp ló sau những lùm cây nhãn, cây xoài; những mái tôn nhà tầng màu đỏ rực tươi tắn vươn lên như muốn khoe dáng vẻ mạnh mẽ, khoẻ khoắn,... Tất cả đan xen lẫn nhau cùng chung một không gian yên tĩnh, trầm lặng. Nhiều nhà dạy sớm để nấu bữa sáng cho kịp giờ ra đồng. Những ô cửa sổ chợt biến thành những ô ánh sáng, chúng làm hiện rõ dáng hình người mẹ, người chị đang tất bật cho bữa ăn đầu tiên trong ngày của cả gia đình. Từ những mái ngói đơn sơ, từng cuộn khói bếp hay lên quyện vào sương mai buổi sớm... Viết đoạn văn miêu tả hình ảnh những ngôi nhà của quê hương.

6 tháng 8 2018

Phải đứng trên cầu Thăng Long mới chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của buổi sớm bình minh trên quê hương em.Quay mặt về hướng Đông, phía trước là dòng sông Hồng từ nguồn chảy xuôi ra biển; bờ nam của sông là bến Chèm với những ngôi nhà cao tầng mọc san sát đã bắt kịp nhịp độ đô thị hoá của Hà Nội; bên bờ hắc, xã Võng La với những mái nhà ngói rêu phong nằm lặng lẽ dưới những vòm cây. Khi trời mới tờ mờ sáng, dòng sông như một dòng sương mông lung và mờ ảo. Nhà cửa, làng xóm hai bên bờ vẫn như mơ màng nằm ngủ yên trong sương. Mặt Trời lên đỏ rực và tròn trịa như nhô lên từ thượng nguồn sông Hồng. Trong khoảnh khắc, dòng sông như đỏ rực lên vì phản chiếu sắc màu rực rỡ của Mặt Trời. Những tia nắng ban mai làm sương sớm dần tan hiến để lộ ra sắc nước đỏ au lấp lánh và những con thuyền chài, thuyền chở than đang chạy phành phành trên sông. Những xoáy nước và cái mênh mông của sông Hồng dễ khiến ta choáng ngợp níu không có những nhà cửa, cây cối hai bên bờ. Sương dần tan, làng xóm hiện ra khiến ta lầm tưởng những toà lâu đài bừng tỉnh sau giấc ngủ ngàn năm. Những mái nhà đỏ, những lùm cây xanh đan xen nhau kiêu hãnh khoe dáng vẻ đẹp đẽ của mình dưới ánh ban mai.Quê em đẹp như một bức tranh mà nhà họa sĩ tài năng đã bỏ ra bao công sức tạo thành.

19 tháng 5 2018
Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó nhiệm vụ thứ tư là bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Nghị quyết đã chỉ rõ nội dung của nhiệm vụ này như sau: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại.” Di sản văn hoá tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể gồm di tích, di vật và môi trường cảnh quan xung quanh di tích đó. Theo kết quả kiểm kê, hiện nay cả nước có trên 4 vạn di tích, trong đó tới hết năm 2006 có 2882 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia và 4286 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển. Hệ thống di tích Việt Nam được phân thành 4 loại hình cơ bản là di tích lịch sử, di tích kiến trúc - nghệ thuật, di tích khảo cổ và danh lam thắng cảnh. Di tích lịch sử liên quan tới sự kiện hoặc nhân vật lịch sử có những đóng góp, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của lịch sử dân tộc. Đến với di tích lịch sử, khách tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau. Giá trị của di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện ở quy hoạch tổng thể và bố cục kiến trúc, ở sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ở những bức chạm khắc trên kết cấu gỗ, ở vẻ đẹp thánh thiện của những pho tượng cổ, ở nét chạm tinh xảo của những đồ thờ tự... Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều di tích khảo cổ. Các di tích, di vật khảo cổ học là nguồn sử liệu quan trọng giúp việc biên soạn lịch sử trái đất và lịch sử dân tộc từ thời tiền/sơ sử tới các thời kỳ lịch sử sau này. Danh lam thắng cảnh thường được kết hợp giữa công trình tôn giáo tín ngưỡng với cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đất nước ta ở miền nhiệt đới, trải dài trên nhiều vĩ tuyến, có “Rừng vàng biển bạc” với một hệ động thực vật đặc biệt phong phú và nhiều hang động kỳ thú đủ sức hấp dẫn mọi du khách. Việt Nam, mảnh đất của di tích, từ miền núi tới hải đảo đâu đâu cũng có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Hàng vạn di tích là nguồn tài nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch bền vững. Khái quát hệ thống di tích lịch sử văn hóa của Việt Nam có thể đi đến nhận định rằng: Số lượng di tích của cả nước rất lớn, đa dạng về loại hình và có giá trị to lớn về nhiều mặt. II. Tình hình bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh: - Nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh nói riêng ngày càng được nâng cao. Bảo vệ di tích, phát huy giá trị của di tích phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đấu tranh chống vi phạm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân. Hàng ngàn di tích được xếp hạng và tu bổ trong mấy chục năm qua đã thể hiện những nỗ lực to lớn của toàn xã hội chăm lo và bảo vệ di tích. Về cơ bản hệ thống di tích của đất nước đã được bảo vệ, chăm sóc và tu bổ bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, do trải qua hàng chục năm chiến tranh, chúng ta chưa có nhiều điều kiện chăm lo, bảo vệ di tích nên đến nay, mặc dù đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều di tích bị vị phạm chưa được giải tỏa. Phần lớn các vi phạm này đã diễn ra từ nhiều chục năm nay nên việc giải quyết cần có quyết tâm và sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. - Các di tích lịch sử tiêu biểu của đất nước đều từng bước đã được đầu tư tu bổ. Tuy nhiên, cũng còn nhiều di tích đang ở trong tình trạng xuống cấp. Nhưng việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích chính nổi tiếng, hầu như chưa có di tích nào được đầu tư tu bổ hoàn chỉnh từ kiến trúc tới hạ tầng, từ nội thất tới ngoại thất. Bên cạnh đó, chất lượng tu bổ di tích, nhất là những hạng mục được thi công bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp còn chưa đạt yêu cầu về chuyên môn. Tăng cường quản lý nhà nước và xây dựng đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân, công nhân... phục vụ tu bổ di tích là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. - Trong những năm qua, nhiều di tích đã được phát huy giá trị một cách tích cực dưới các mức độ khác nhau. Các chương trình festival ở di tích Cố đô Huế, Đêm rằm Phố cổ Hội An, Hành trình du lịch về nguồn (các di tích cách mạng ở miền Bắc, miền Trung)... đã thu hút thêm nhiều khách tham quan và dần trở thành những ngày hội văn hóa lớn của cả nước. Các di tích lớn, nhất là đối với các di tích sau khi được ghi vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đều trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Điều đó đưa đến kết quả nguồn thu từ bán vé tham quan tại di tích và những sản phẩm dịch vụ khác không ngừng tăng lên, tạo việc làm cho nhiều người lao động, góp phần biến đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Nhiều di tích có nguồn thu lớn như: di tích Cố đô Huế thu từ bán vé năm 2006 đã đạt mức 55 tỷ đồng, Vịnh Hạ Long 30 tỷ đồng; đền Ngọc Sơn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội, Di tích Cố đô Hoa Lư, Côn Sơn - Kiếp Bạc đã thu được 3 đến 4 tỷ đồng/năm... Nhìn chung, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn bộc lộ những thiếu sót cơ bản là: - Mặc dù nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của di tích và trách nhiệm của toàn xã hội đối với di sản văn hóa đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện và cũng chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể. - Chúng ta còn lúng túng trong việc xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, chưa nhận thức thật sâu sắc vị trí, vai trò của di tích trong quá trình đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, cá biệt có nơi, có lúc vẫn tồn tại xu thế thương mại hóa di tích, đặt các mục tiêu, dự án phát triển kinh tế cao hơn các mục tiêu về bảo vệ di tích, thậm chí có những dự án về phát triển kinh tế được triển khai tại khu vực có di tích nhưng dự án không hề đề xuất bất cứ biện pháp nào để bảo tồn di tích. - Công tác quản lý di tích vẫn cần tiếp tục được củng cố, còn nhiều di tích cần phải giải tỏa sự vi phạm. - Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa được qui tụ dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước, nên không được định hướng để sử dụng có hiệu quả. - Nhiều dự án tu bổ di tích được thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đầu tư đồng bộ cho di tích, từ tu bổ kiến trúc, nội thất tới tôn tạo cảnh quan sân vườn, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, phòng chống cháy, trộm, cải tạo hệ thống đường đi lối lại trong và xung quanh di tích, xây dựng các khu quản lý và dịch vụ... Cơ sở hạ tầng tại các di tích còn yếu, hệ thống giao thông đến di tích không phải đã hoàn toàn thuận lợi, thậm chí với nhiều di tích còn rất khó khăn trong việc tiếp cận, nhất là các di tích ở miền núi. - Việc giới thiệu, tổ chức khai thác ở di tích còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp tốt giữa khai thác di sản văn hóa vật thể với di sản văn hóa phi vật thể. Hoạt động tổ chức giới thiệu tại di tích chưa được làm một cách khoa học, bài bản. - Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức khai thác du lịch và dịch vụ tại di tích. Tại một số di tích còn có hiện tượng sử dụng các “hướng dẫn viên không chuyên”, tranh giành giới thiệu di tích để áp đặt thù lao bất hợp lý, dẫn đến làm mất đi một phần tình cảm tốt đẹp của du khách và ảnh hưởng tới việc thu hút khách tham quan tới di tích. Việc sản xuất đồ lưu niệm phục vụ khách tham quan chưa được chú ý, chủ yếu mang tính tự phát, do dân nghĩ, dân làm nên thiếu định hướng, thiếu bàn tay chuyên môn (họa sỹ, kiến trúc sư chẳng hạn). Do đó, sản phẩm lưu niệm thường rất xấu, ít đổi mới, thiếu sự đa dạng, vật liệu mau hỏng và không thể hiện được đặc trưng gắn bó với di tích. Giá trị dịch vụ trong khai thác di tích còn chiếm một tỷ trọng rất thấp - Công tác tuyên truyền về di tích chưa được chú trọng, thông tin về di tích hạn chế. Thiếu những cuốn sách cẩm nang về di tích để phục vụ du khách. - Công tác giáo dục, đào tạo cán bộ cơ sở, người khai thác hoạt động du lịch chưa được coi trọng. III. Một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. - Kiên trì công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa và Luật Di sản văn hóa. Chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên, triển khai có hiệu quả khẩu hiệu “Di sản nằm trong tay thế hệ trẻ” của UNESCO. ICOMOS nhấn mạnh tới “một chương trình thông tin đại cương” cho mọi người, bắt đầu từ trẻ em ở tuổi đến trường. - Sớm hoàn chỉnh hệ thống chính sách về di tích, nhất là những chính sách về xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đặc biệt là những quy định của các Luật thuế cho phép các doanh nghiệp, cá nhân được giảm một phần thuế kinh doanh, thuế thu nhập… nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân đó có những đóng góp trực tiếp cho việc tu bổ di tích, mua di vật, cổ vật hiến tặng bảo tàng nhà nước, tài trợ cho những chương trình nghiên cứu về di tích.v.v. Thông qua đó nâng cao vai trò quản lý và định hướng của Nhà nước để sử dụng có hiệu quả hơn nữa sự đóng góp của nhân dân cho bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá - Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, với quan điểm di tích là cái đang có, cái không thể thay thế, nên vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau thì cái mới, cái xây dựng sau cần phải hết sức tôn trọng di sản gốc. Từ thực tiễn và những bài học có tính phổ quát trên phạm vi toàn thế giới, UNESCO, ICOMOS đã ban hành nhiều công ước, hiến chương trong đó có nêu những nguyên tắc cơ bản để giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển như Hiến chương về bảo vệ thành phố và đô thị lịch sử: “...bảo vệ các thành phố và các đô thị lịch sử khác phải là một bộ phận hữu cơ của hệ thống cố kết các chính sách phát triển kinh tế và xã hội...”; “Những chức năng mới và các mạng kết cấu hạ tầng do đời sống đương đại đòi hỏi phải thích hợp với đặc trưng của thành phố lịch sử.”; bảo vệ di tích không có nghĩa bảo vệ một cách bất di bất dịch, Hiến chương cũng nêu rõ: “Việc đưa các yếu tố đương đại vào mà hài hòa được với tổng thể khung cảnh là có thể chấp nhận, bởi vì các yếu tố mới đó có thể góp phần làm cho khu vực thêm phong phú.”. - Ngày nay, du lịch được coi là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hóa, du lịch là động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản văn hóa, và di sản thiên nhiên và đã thành một phức hợp đóng một vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, sinh thái và thẩm mỹ...đó là mối tương tác giữa du lịch và di sản văn hóa nêu tại Công ước quốc tế về du lịch văn hóa đã được ICOMOS thông qua tại kỳ họp Đại Hội Đồng lần thứ 12 ở Mexico năm 1999. Một số mục tiêu đáng chú ý của Công ước: “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo hướng tôn trọng và phát huy di sản và các văn hóa đang tồn tại...”, “Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đối thoại giữa những người chịu trách nhiệm về di sản và những người kinh doanh du lịch nhằm làm họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng và tính chất mỏng manh dễ hỏng của các tổng thể di sản, các sưu tập, các văn hóa đang tồn tại, kể cả sự cần thiết phải đảm bảo một tương lai bền vững cho những di sản đó.”. Công ước đã đưa ra 6 nguyên tắc về du lịch văn hóa, 6 nguyên tắc này hoàn toàn có thể và cần được áp dụng trong điều kiện Việt Nam, các nguyên tắc đó là: + Tạo ra những cơ hội quản lý tốt và có trách nhiệm cho các thành viên của cộng đồng, chủ nhà và các khách quan tham gia để họ thấy được và hiểu được trực tiếp di sản và văn hóa của cộng đồng đó. + Mối quan hệ giữa các địa điểm Di sản và Du lịch là có tính động và có thể có giá trị xung đột nhau. Phải quản lý mối quan hệ đó một cách bền vững cho hôm nay vì các thế hệ mai sau. + Lên kế hoạch Bảo vệ và Du lịch cho các địa điểm Di sản, phải bảo đảm cho du khách sẽ cảm nhận được là bõ công, là thoải mái, là thích thú. + Các cộng đồng chủ nhà và dân chúng bản địa phải được tham gia vào việc lập kế hoạch bảo vệ và du lịch. + Hoạt động du lịch và bảo vệ phải có lợi cho cộng đồng chủ nhà. + Các chương trình xúc tiến du lịch phải bảo vệ và phát huy các đặc trưng của di sản thiên nhiên và văn hóa. Vì vây, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, tăng tính hấp dẫn của di tích nhằm thu hút nhiều hơn nữa khách tham quan; tổ chức các hoạt động văn hoá tại di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết. Nguồn tài nguyên di tích cũng sẽ bị cạn kiệt như những nguồn tài nguyên dầu mỏ, than đá... nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn. Bảo tồn và khai thác luôn là hai mặt của một vấn đề, nếu chỉ bảo tồn mà không chú ý tới khai thác sẽ gây lãng phí tài nguyên, hạn chế việc phát huy giá trị; nếu chỉ khai thác mà không bảo tồn thì còn nguy hiểm hơn nữa, điều đó sẽ gây hủy hoại di tích, hủy hoại môi trường và những hậu quả to lớn khác cho toàn xã hội. Muốn vậy thì cần phải: - Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. - Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở...

Di tích có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại. Bảo vệ và phát huy giá trị của di tích là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người và của cả cộng đồng.
16 tháng 2 2018

Có lẽ trong một năm thì những ngày Tết là ngày được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê tôi, người ta mất cả tháng trời để chuẩn bị đón Tết. Và những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất, vui vẻ nhất trong năm.

Chuẩn bị đón Tết, nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. Từ đầu cho đến cuối thôn, nhà nào cũng sắm sửa đào, quất để chưng đón Tết. Những cành đào hồng thắm, những trái quất vàng ươm sai trĩu cành, nào những hoa hồng, hoa cúc, đồng tiền, lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá rong, mua giang chẻ lạt, rủ nhau cùng dọn ngõ xóm, nhà cửa chu toàn.

Người lớn háo hức, trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đứa trẻ theo mẹ đi chợ Tết, đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bao lì xì đỏ, được mặc quần áo mới, được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thí

Vào những ngày đầu năm mới, mọi người tới nhà nhau và chúc nhau một năm mới những điều tốt đẹp nhất. Không những thế, người ta thường nói đến những chuyện vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Khóc lóc hay giận dữ là một trong những điều kiêng kị trong những ngày đầu năm, vì người ta cho rằng, như vậy sẽ xui xẻo cả năm. Chính vì thế mà ngày Tết ở quê hương tôi đâu đâu cũng thấy những tiếng cười vui vẻ, giòn tan. Những tiếng cười ấy thực sự xuất phát từ tâm chân tình chứ không phải là giả tạo, bởi lẽ, người làng tôi xưa nay sống với nhau rất tình nghĩa.

Những ngày Tết, nhà nào cũng thấy phảng phất khói hương nghi ngút và những mâm cỗ đầy những món ngon mà thường ngày không có. Nhà tôi, mẹ cũng chuẩn bị những món ăn thật ngon để sắp làm cỗ cúng ông bà tổ tiên. Mẹ bảo rằng, ngày Tết ông bà sẽ về thăm con cháu, ăn bữa cơm đầu năm với con cháu cho nên mẹ làm những món ngon nhất để dâng lên các cụ với tất cả lòng thành kính và cầu mong ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình mình có thêm sức khỏe và gặp nhiều điều may mắn hơn. Có lẽ vì thế mà trong tâm tưởng của tôi, những sáng đầu năm luôn là những thời khắc linh thiêng nhất. Khi đó, cả gia đình tôi cúi cẩn trước ban thờ tổ tiên để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.

Ngày Tết ở quê tôi thực sự là những ngày đáng nhớ nhất trong năm. Đó không chỉ là những ngày bắt đầu một năm mới mà còn là ngày gia đình đoàn tụ, là ngày mà mọi buồn lo trong năm tan biến hết, thay vào đó chỉ có tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. Ngày Tết cổ truyền thực sự là một nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt Nam.

ch nhất với chúng là … Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lý do mà trẻ con thích Tết hơn người lớn.

Mai đào bừng nở xuân đất Việt

Lộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …

Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.

Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận được dư âm của mùa đông vẫn còn. Những cái rét bao trùm lên mọi cảnh vật không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã ngọt hơn.

Nhìn lên bầu trời, tôi tưởng như đêm qua có một bàn tay nào đó đã gội rửa vòm trời sạch bóng. Những đám mây dày chầm chậm trôi như đang còn ngái ngủ. Dường như mây cũng lười biếng một chút trong ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây tan dần. Một vài tia nắng yếu ớt rẽ đám mây khó tính rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng thêm đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với bố mẹ.

Tôi đưa mắt nhìn khắp phố. Con đường phố tôi như chàng thanh niên tràn đầy sức sống vừa được nàng xuân ban tặng một chiếc áo mới. Đó là nhờ sự điểm tô của một vài nhánh lộc xanh nhú ra từ cành bàng khẳng khiu đầu phố, là âm thanh của những chú chim chuyền cành hót ríu rít như chờ đợi rất lâu câu chuyện đón xuân về, là những khẩu hiệu, băng rôn màu đỏ, màu vàng được treo khắp đó đây, là tiếng cười nói, chúc tụng hân hoan của người đi chơi Tết. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường.

Bỗng có mùi hương trầm đánh thức khứu giác của tôi. Mùi hương ấy đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê không có dịp gặp gỡ người thân trong dịp Tết.

Người đi chơi Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, nét mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, buồn bã được gửi lại sau cánh cửa giao thừa đã khép lại đêm hôm qua. Giờ đây chỉ còn niềm hân hoan đón chờ những điều tốt đẹp sắp đến của một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ quần áo mới tươi cười nhận những phong bao lì xì màu đỏ may mắn.

Ngày xuân chính là dịp mọi người đoàn tụ, về với gia đình. Những mâm cỗ được dọn ra trong sự hân hoan, sum vầy của mọi người. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ai cũng mong chờ khi mùa xuân đến. Tôi lặng lẽ đứng ngắm quanh cảnh buổi sáng đầu năm ở khu phố, lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa và con người đã đem đến cho cảnh sắc nơi đây. Tôi ước gì thời gian ngừng lại để tôi có thể thả hồn vào trong khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

6. Tả mùa xuân trên quê em: bên dòng sông Đuống
Quê em là một làng cổ ven sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em đẹp như một bức tranh được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài hoa.

Sau rằm tháng Giêng, tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vãn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thôn thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng trong làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại và thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước, sân đình, khắp làng trên xóm dưới.

Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng tới tận chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.

Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lam tỏa ra, la đà vẫn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ !

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vồng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quai thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.

Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực ánh đèn và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Mầu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên... do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.

Mùa xuân đến, đất trời như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có tự ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này.


 
7. Buổi sáng mùa xuân trên quê hương em
“Én có gì lạ, báo mùa xuân sang

Nắng có gì lạ mà cánh hoa hồng tươi?…”

Lời bài hát thiếu nhi vang lên trên đài phát thanh trong buổi sáng đầu xuân khiến lòng tôi xốn xang, rạo rực. Vẫn là chim, là nắng, là hoa,... mà sao sáng nay với tôi chúng đáng yêu đến thế! Có lẽ bởi mùa xuân đã đến thật rồi! Không khí tinh khôi của buổi sáng mùa xuân đã tràn ngập trên khắp quê hương tôi.

Mùa xuân đến đem hạnh phúc đến cho muôn loài. Không giống như mùa đông âm u, lạnh giá, mùa hè chói chang rực lửa hay mùa thu buồn với làn gió heo may cùng những chiếc lá vàng rơi. Mùa xuân mang tới cho con người, vạn vật một cảm giác ấm áp, hiền hòa. Tuy tiết trời vẫn còn se lạnh nhưng tôi vẫn cảm nhận được hơi thở mùa xuân thật nồng nàn ấm áp. Những mầm cây giờ đây đã tỉnh dậy sau giấc ngủ đông dài, khẽ vươn vai như muốn vẫy chào buổi sáng mùa xuân đẹp.

Sáng sớm nên bầu trời như sà thấp xuống một màu trắng đục với màn sương mỏng manh như khói vẫn còn bao phủ trên mặt đất. Rồi từ đằng đông, bỗng anh ánh sắc hồng phơn phớt. Ông mặt trời ló ra khỏi đám mây, hé mắt từ từ nhô lên cao như quả bóng màu cam sẫm chiếu những tia nắng dịu dàng đánh thức muôn loài. Ánh nắng tuy còn yếu ớt những cũng đủ để xóa đi bóng đêm, làm tan nhanh màn sương buổi sớm.

Bầu trời lúc này không còn màu trắng đục nữa. Nó như cao hơn, rộng hơn, nhuộm kín một màu xanh trong trẻo. Những hàng cây còn đẫm sương đêm khẽ lay động lá cành vẫy tay như muốn gọi: “Dậy thôi! Dậy mau lên các bạn ơi! Một ngày mới lại bắt đầu. Mùa xuân đã đến rồi đấy!”.

Mùa xuân đến, đất trời trở lại dịu êm chắt chiu cần mẫn tiếp nhựa sống cho vạn vật. Hình như muôn loài đều rạo rực hẳn lên vì khí xuân ấm áp đã xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét. Gió xuân mơn man, lay đùa từng hàng cây khóm lá. Vạn vật, cây cối như được hồi sinh. Những chồi non xanh tươi mập mạp của cây bưởi đầu nhà đua nhau bung ra, khoe với bạn bè bộ quần áo mới. Chúng vui vẻ vì đã trút bỏ được tấm áo bông cũ kĩ, nặng nề mặc suốt ba tháng mùa đông. Mấy cây cam nở hoa trắng xóa, hương thơm dìu dịu theo gió lan tỏa khắp không gian mùa xuân buổi sáng. Trong vườn, hoa đua nhau khoe sắc, tỏa hương. Kìa mấy cây đào bích rực rỡ đang rung rinh trong nắng xuân như muốn nói: “Chào cô bé, cậu bé! Chúc buổi sáng đầu xuân tốt lành!”. Những đóa hồng nhung chưa nở hết e ấp như những nàng thiếu nữ xinh xắn tuổi mười lăm. Cánh hoa đỏ tươi còn đọng những hạt sương lóng lánh ánh lên như những hạt ngọc. Viền quanh là những bông su si vàng rực nổi bật trên nền lá màu xanh thẫm... Dường như các loài hoa đều muốn góp phần đem đến cho buổi sáng mùa xuân một vẻ đẹp tuyệt vời.

Hai bên đường, những hàng cây trơ trụi khẳng khiu trong suốt mùa đông đã không còn nữa. Giờ đây chúng thi nhau khoác lên mình bộ cánh xanh mơn mởn trong như những ngọn nến xanh được bàn tay mẹ thiên nhiên thắp lên tô điểm cho sắc xuân thêm rạng rỡ. Trên các cành cây, chim chóc cũng đua nhau hót ríu ran. Chim sẻ, chim ri lích chích nhảy nhót chuyền cành. Họa mi, sơn ca,... cùng cất cao tiếng hát. Tất cả tạo thành một bản hợp xướng rộn rã vang xa ca ngợi xuân tươi đẹp.

Tiếng chim líu lo thôi thúc mọi người. Đường làng vừa vắng lặng là thế bỗng nườm nượp xe đạp, xe máy rộn ràng chuyển bánh. Bên lề đường, khách bộ hành thong thả bước như đang tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm ban mai. Vài tốp nam thanh nữ tú diện quần áo mới đi chơi xuân, nét mặt tươi vui, tiếng nói tiếng cười rộn rã, râm ran. Sáng nay, tôi cùng bà và mẹ lên chùa thắp hương cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng. Các bà ra chùa mặc những chiếc áo nhung dài, tay xách làn đựng hương hoa, miệng bỏm bẻm nhai trầu nối nhau đi. Mọi người gặp nhau ai cũng vui vẻ chào hỏi, tay bắt mặt mừng. Có thể nói sáng xuân đã làm cho con người thêm gần nhau hơn, không khí thêm rộn ràng náo nhiệt.

Ngước nhìn bầu trời xanh, lắng nghe đất trời đang cựa mình, tôi thấy lòng mình dâng lên một niềm vui phơi phới. Ôi, buổi sáng mùa xuân trên quê hương tôi thật đẹp. Tất cả như được gột tươi mới và tràn căng sức sống. Tôi thầm nghĩ: “Cám ơn mùa xuân, cám ơn buổi sáng trong lành! Bạn quả là một người bạn mang phép lạ tuyệt vời. Tôi yêu bạn, yêu bạn nhiều lắm!”.

8. Khung cảnh mùa xuân trên quê em
Mùa xuân chính là mùa tươi đẹp nhất trong năm, những cơn mưa xuân làm cho vạn vật tràn trề nhựa sống, vạn vật đua nở, trăm hoa khoe sắc. Sau những ngày đông dài và buồn thì mùa xuân đến như thổi vào cuộc sống của con người những luồng sinh khí mới, dào dạt mà thiết tha. Mùa xuân là mùa em yêu thích nhất trong năm, bởi vào những ngày này thì khung cảnh quê hương của em trở nên vô cùng rực rỡ, tuy đó chỉ là những cảnh vật đơn sơ của một làng quê nghèo nhưng những thứ thân thương thường hóa thành những điều kì vĩ, tuyệt tác trong tâm hồn mỗi người. Và đối với tôi, mùa xuân trên quê hương chính là một tuyệt tác của đất trời.

Ai cũng có quê hương, đó chính là nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi con người ta được sinh ra và lớn lên. Trên mảnh đất quê hương đó sẽ in đậm những dấu ấn của những kỉ niệm, của những dòng hồi ức đầy tươi đẹp. Những điều thân thuộc mà ta yêu thương thường được ưu ái hơn trong những cảm nhận, dẫu đi xa đến những miền tươi đẹp, trù phú hơn nhưng trong tâm thức mỗi người thì quê hương vẫn là nơi đẹp đẽ nhất, đẹp bởi chính tình yêu, sự gắn bó, và đẹp bởi nơi đó ta có người yêu thương.

Đối với tôi cũng vậy, quê hương mình luôn là bức tranh tươi đẹp nhất mà tôi luôn muốn cất giữ, bảo vệ. Quê tôi chỉ là một làng quê nghèo làm nghề nông nghiệp, tuy còn nghèo nhưng con người luôn có ý thức đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau. Và khung cảnh thân thương, đó là một nơi vô cùng tươi đẹp, bởi ở đó có sự hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống của con người, đặc biệt vào những ngày xuân, khung cảnh ấy như tươi mới hơn, nhựa sống tràn trề qua mỗi cảnh vật.

Khung cảnh làng quê khi xuân về cũng như khoác lên mình một chiếc áo mới đầy rực rỡ, những cây cổ thụ đầu làng không còn trơ trụi lá như như tiết trời vào đông nữa.Trên những cành cây xa nảy mầm những sự sống, sắc xanh bao trùm không gian của làng khiến cho khung cảnh tươi mới, rực rỡ. Những khóm hoa ven nhà cũng bắt đầu trổ hoa, những bông hoa khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời càng điểm tô thêm không khí đầy náo nức, vui tươi của ngày xuân. Đó là những đóa hoa hồng, hoa cúc, hoa đào đỏ thắm… tất cả như gọi mùa xuân về cho xóm làng.

Mùa xuân cũng là mùa trồng cây, tại sân vận động của làng em đang diễn ra hoạt động trồng cây theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Trồng cây nhằm làm cho không khí trong ngôi làng trở nên trong xanh, tươi mát hơn. Mặt khác, sân vận động là nơi tổ chức và diễn ra các hội diễn thể dục thể thao, bởi vậy trồng cây còn tạo ra bóng mát. Sở dĩ địa phương em trồng cây vào mùa xuân bởi mùa xuân chính là mùa sinh trưởng của cây cối, vạn vật, đây là thời điểm thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cối.

Mùa xuân cũng náo nức, vui tươi hơn bởi chính con người quê hương em, cảnh vật tràn trề nhựa sống như thổi vào mỗi con người dân quê những luồng sức sống mạnh mẽ, căng tràn. Mọi người đều vui mừng hân hoan trước không khí của mùa xuân. Viết về mùa xuân, nhà thơ Nguyễn Bính cũng có những câu thơ rất hay và ý nghĩa như sau:

“Đây cả mùa xuân đã đến rồi

Từng nhà mở cửa đón vui tươi

Từng cô em bé so màu áo

Đôi má hồng lên nhí nhảnh cười”

Mùa xuân không chỉ làm cho cảnh vật trở nên tươi đẹp, rực rỡ hơn mà còn đốt lên một ngọn lửa sống mãnh liệt trong tâm hồn những người dân quê chúng em. Theo quan niệm của người dân quê em thì mùa xuân là mùa xủa sự sống sinh trưởng, mùa của những niềm vui tươi và là mùa của hạnh phúc xum họp. Dẫu làm ăn xa thì vào mùa xuân, đặc biệt là dịp tết nguyên đán thì người dân đều trở về quê ăn tết cùng gia đình, cùng những người thân yêu đón một năm mới an lành, hạnh phúc. Nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng đã nói về nỗi xúc động cả những con người xa quê trong bài thơ của mình như:

“Khách xa gặp lúc mùa xuân chín

Cảnh trí băng khuâng chợt nhớ làng

Chị ất, năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng trang chang chang”

Mùa xuân trên quê hương em rất đẹp, không chỉ đẹp ở cảnh sắc, vạn vật mà đây cũng là thời điểm lòng người vui tươi, rộn rã nhất. Đón mùa xuân trên chính quê hương mình là điều vô cùng tuyệt diệu.

9. Cảnh mùa xuân trên quê em vào buổi sáng đầu năm mới
Xuân về rực thắm cánh đào

Đung đưa trong nắng đón chào Tết sang.

Chỉ cần nghe hai câu thơ ấy thôi là không khí Tết cổ truyền – Tết Nguyên Đán lại ùa về trong lòng em. Cảm giác đó thật lâng lâng, khó tả, khiến lòng người sao xuyến khôn nguôi. Phải chăng mùa xuân trên quê hương em đã về! Cứ mỗi độ xuân về, em lại thêm yêu hơn dãy phố nơi mình sinh sống vào những ngày đầu năm mới.

Sáng sớm ngày mùng 1 Tết, vừa tỉnh giấc, cũng như mọi ngày, em ra ngoài ban công vươn vai và hít một hơi căng lồng ngực. Em cảm nhận được cái se se lạnh, phải chăng là dư âm của mùa đông vẫn còn. Nhưng cái lạnh ấy bao trùm lên mọi cảnh vật: cây cối, chim muông không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã dịu ngọt hơn.

Ngước mắt lên nhìn bầu trời, dường như đêm hôm qua đã có một bàn tay nào đó gội rửa để vòm trời hôm nay sạch bóng hơn. Những bác mây dày trôi thong rong như đang còn ngái ngủ. Mây cũng như lười biếng một chút trong những ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây cũng tan dần. Đâu đó một vài tia nắng yếu ớt len lỏi giữa đám mây chiếu rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với cùng gia đình.

Em đưa mắt quanh một vòng nhìn khắp phố. Con đường em đi hàng ngày như một chàng trai cường tráng, tràn đầy sức sống, vừa được nàng tiên xuân ban tặng một chiếc áo mới. Chàng ấy được điểm tô bằng một vài cành lộc xanh mơn mởn, nhú ra từ những cành bàng bị mùa đông tuốt sạch lá giờ chỉ còn khẳng khiu đứng đầu phố, còn là âm thanh của những chú chim non tập chuyền cành, hót ríu rít như đang chờ đợi rất lâu một câu chuyện đón mùa xuân về, những hàng khẩu hiệu, băng rôn đủ sắc màu đỏ, vàng được treo khắp đó đây chào mừng năm mới, là tiếng cười nói rộn ràng, lời chúc tụng hân hoan của những người đi chơi Tết. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh mùa xuân đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường nơi em ở. Đấy, mùa xuân trên quê hương em, chỉ ngần nấy đã thấy nao lòng. Bỗng đâu đó có mùi hương trầm thoang thoảng đánh thức khứu giác của em. Mùi hương ấy chỉ thoang thoảng thế thôi nhưng đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê, không có dịp hội tụ với người thân trong những ngày lễ Tết.

Mọi người nô nức du xuân, chúc Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, ai ai cũng dạng ngời trên từng nét mặt, tràn đầy vẻ tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, muộn phiền của cuộc sống được khép lại sau cánh cửa giao thừa từ đêm hôm qua. Giờ đây chỉ có niềm hân hoan đón chào những điều tốt đẹp sắp đến với từng người trong một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ áo váy mới, tươi cười với gương mặt dạng ngời, nhận những phong lì xì màu đỏ chứa đựng niềm may mắn cho năm mới. Ngày xuân cũng chính là dịp mọi người đoàn tụ bên gia đình. Mọi người hân hoan, sum vầy quanh mâm cỗ tất niên. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ, thiêng liêng nhất vào mùa xuân trên quê hương em.

Em lặng lẽ ngắm nhìn khung cảnh buổi sáng đầu năm mà lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa đã ban tặng cho cảnh sắc nơi đây. Em ước gì thời gian ngừng lại để em có thể thả hồn vào khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

13 tháng 3 2021

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới.Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió. Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp, mượt mà xuống mặt đất. Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn. Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân. Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới. Nó vui vẻ, hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ, gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm. Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng. Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn, vạn sự như ý. Tất cả trở nên tình cảm hơn. Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới, trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh. Những tiếng nô đùa, reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Những cửa hàng bánh, mứt chật kín người. Những cành hoa đào, mai được bày bán khắp phố. Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Mùa xuân lại về trên mọi nẻo đường từ nông thôn đến thành thị ai cũng đều hân hoan để chào đón năm mới.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương, nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ. Em rất thích mùa xuân quê em.