K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a. Nội dung: Vẻ đẹp xanh mơn mởn đầy sức sống của một mầm non vừa thoát ra chiếc vỏ cũ để đến với cuộc đời. 

b. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa: Nó "đứng" dậy giữa trời/ "Khoác" chiếc áo xanh biếc. 

Tác dụng: 

- Khiến hình ảnh mầm cây trở nên có hồn như con người

- Gây ấn tượng cho người đọc

- Cho thấy sức sống đầy mạnh mẽ của một mầm cây đang vươn lên phát triển

28 tháng 5 2022

Tham khảo:

- Biện pháp nghệ thuật là nhân hóa.

- Tác dụng:

+ Dùng những động từ, cụm động từ như nghe, bật, đứng dậy, khoác áo là những hành động của người để tả, kể về mầm non

+ Thể hiện sự trỗi dậy, vươn lên, bừng nở của chồi non.

+ Mầm non cũng có tâm hồn như con người, mọc lên, vươn ra một cách hào hứng, phấn khởi và đầy hãnh diện để chào đón cuộc đời mới.

28 tháng 5 2022

Tham khảo của mình về văn việt là :
 

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ
  • Nói quá
  • Nói giảm nói tránh
  • Điệp từ, điệp ngữ.

Trong các tác phẩm văn học, các tác giả thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhằm bổ trợ cho việc diễn đạt nội dung. Có thể khẳng định, các biện pháp nghệ thuật có vai trò rất lớn tạo nên sự thành công của tác phẩm. Do đó, để học tốt môn Ngữ văn, học sinh cần nắm được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học Việt Nam.

 

Ẩn dụ cũng là một biện pháp nghệ thuật thường xuyên được sử dụng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác.

Ví dụ:

“ Thuyền về có nhớ bên chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

(Ca dao)

Trong câu ca dao trên, hình ảnh “thuyền” và “bến” được sử dụng để chỉ người đàn ông và người phụ nữ. Trong đó, “thuyền” chỉ người đàn ông, bôn ba ngược xuôi. Còn “bến” chỉ người phụ nữ ở một nơi chờ đợi người đàn ông. Từ đó nói lên sự sắt son, chung thủy của tình yêu nam nữ.

So sánh:
 

rong nhiều trường hợp các từ ngữ biểu hiện sự so sánh thường bị ẩn.

Như vậy, So sánh là việc đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

Biện pháp so sánh có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc.

... 

Câu trả lời của mình là biện pháp ẩn dụ và so sánh.

Thua !

19 tháng 3 2019

b. - Biện pháp nghệ thuật là nhân hóa.

- Tác dụng:

+ Dùng những động từ, cụm động từ như nghe, bật, đứng dậy, khoác áo là những hành động của người để tả, kể về mầm non

+ Thể hiện sự trỗi dậy, vươn lên, bừng nở của chồi non.

+ Mầm non cũng có tâm hồn như con người, mọc lên, vươn ra một cách hào hứng, phấn khởi và đầy hãnh diện để chào đón cuộc đời mới.

Bài làm

Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc.

- Biện pháp nghệ thuật: Ẩn dụ vì từ " Mầm non " có các hoạt động " nghe thấy "," bật "," đứng dậy "," khoác áo ", những hành động trên đều là hành động của con người.

# Chúc bạn học tốt #

7 tháng 3 2020

Tham khảo nha bạn !

Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vây mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.
Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán che chở cho mấy đứa nhỏ. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời.
"Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có mội tí thôi mà lũ trẻ đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị tụi nhỏ giằng, kéo, giật và đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm!
Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình.
Rồi ngón tay tôi, những chiếc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ trẻ khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng bao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!".
Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.
- Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò ác độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu các cậu không dừng lại tôi sẽ đi mách các thầy cô đó!
Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi.
Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số bạn nông nổi đến mức chơi nghịch, chơi ác mà thôi!
Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành giập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu học trò hư kia nhé!

Tôi là một cây bàng non mới lớn, trước đây tôi còn sum suê xanh tốt, mơn mởn những chồi mập mạp và sung sức lắm. Vây mà giờ đây, tôi không cầm được nước mắt.
Số là mấy ngày trước đây, các cô cậu choai choai đến liên hoan, tiệc tùng gì đó ở gốc bàng tôi. Dưới trời nắng oi bức thế này, tôi nghĩ cũng thương bèn cố vươn rộng tán che chở cho mấy đứa nhỏ. Tự nhiên tôi lại thiếp đi vào giấc ngủ dưới ánh nắng sánh vàng của lão Mặt Trời.
"Rắc! Rắc!" - một tiếng động ghê rợn và cảm giác đau nhói giật lên làm tôi chợt tỉnh. Trời ơi! Còn đâu cành lá mơn mởn! Mới thiếp đi có mội tí thôi mà lũ trẻ đã hành hạ cái thân bàng tôi. Oái! Một đứa đu lên cánh tay tôi, tay tôi đã vốn chẳng chắc khỏe được như mấy bác bàng cổ thụ, đã thế còn bị tụi nhỏ giằng, kéo, giật và đu. Cảm giác đau nhói tiếp tục dày vò cái thân bàng khốn khổ này. Thế rồi như cọng bún, cánh tay tôi oặt xuống, gượng mãi tôi cũng chẳng nhấc nổi lên. Thấy tôi lầm lũi, đáng thương thế này mà chúng còn phá lên cười - những điệu cười xem chừng khoái trá lắm!
Chúng như còn chưa thỏa mãn với sự độc ác này bèn dùng con dao chém vào thân mình tôi. Ối! Ái! Cứ mỗi vết chém là người tôi thắt lại, đớn đau vô chừng. Máu tôi ứa ra, nhuộm trắng một phần thân mình.
Rồi ngón tay tôi, những chiếc lá xanh non của tôi cũng rời khỏi tôi, sao chúng nỡ... Tôi nào có làm điều gì độc ác đâu. Mùa hè tôi che chở cho lũ trẻ khỏi cái nắng cái gió, mùa mưa tôi hứng những giọt nước mưa lạnh ngắt cho chúng mà giờ chúng lại mang đến sự đau đớn, chúng giết tôi. Lòng tôi như se lại: "Sẽ chẳng bao giờ, phải chẳng bao giờ tôi che chở cho lũ trẻ vô ơn này nữa!".
Bỗng đâu lại có một lớp nữa kéo đến. Trong cơn sợ hãi, tôi nhắm tịt mắt lại, chuẩn bị cho cái chết đau đớn và dai dẳng. Tôi vừa giận dữ lại vừa lo lắng.
- Các cậu ngừng ngay đi! Đừng làm cái trò ác độc đó nữa. Bàng là bạn của chúng ta mà! Nếu các cậu không dừng lại tôi sẽ đi mách các thầy cô đó!
Tôi ngạc nhiên quá chừng trước câu nói mang đầy sự nhân ái của một cậu học sinh chừng mười hai, mười ba tuổi.
Tôi chợt hiểu rằng không phải học sinh ai cũng xấu mà chỉ có một số bạn nông nổi đến mức chơi nghịch, chơi ác mà thôi!
Thời gian trôi qua, tôi cũng chẳng còn giận mấy cô cậu đó nữa và cũng khỏe khoắn hơn nhờ bàn tay chăm sóc hiền hậu của bác lao công. Nhưng cái cành giập gãy lủng lẳng thì vẫn không nhấc lên nổi. Các bạn học sinh ơi, đừng có nghịch ác như mấy cô cậu học trò hư kia nhé!

~~~ Hc tốt

Đoạn 1 :

Câu 1:Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật

Câu2 :Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật

Câu4:Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật

Đoạnm 2:ùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật

13 tháng 3 2018

mk cần gấp nên các bn lm hộ mk nha 

Từ ghép : mầm non, xanh biếc

Từ đơn : vừa, nghe, thấy, vội, bật, chiếc, vỏ, rơi, nó, đứng, dậy, giữa, trời, khoác, áo, màu.

28 tháng 4 2017

Đây quả là một đoạn thơ rất hay trong bài thơ " Mầm non " của Võ Quảng. Ở đấy tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa giúp ta cảm nhận hình ảnh mầm non lớn lên chân thực và sinh động. Mầm non như một con người, nó biết lắng nghe những dung động của cuộc sống vui tươi. Nó mang trong mình sức sống căng trào. Và nó lớn lên yêu đời, lạc quan, đường hoàng (nó đứng dậy giữa trời).

Hình ảnh thơ đẹp, trong sáng rất gần với vẻ đẹp tâm hồn thiếu nhi. Có lẽ vì thế mà đoạn thơ đã khơi gợi chí tưởng tượng phong phú và lòng mến yêu cuộc sống của các “mầm non đất nước”.

19 tháng 8 2020

nhân hóa

19 tháng 8 2020

a)

Biện pháp tu từ : nhân hóa (Ngọn đèn đứng gác)

TD :Biện pháp nhân hóa đã giúp ta cảm nhận được hình ảnh ngọn đèn dũng cảm đứng canh gác mặc cho mưa gió , vẫn luôn đứng đó soi sáng , giúp đỡ quân ta chiến đấu , giúp đỡ quân ta đánh trận để giành được thắng lợi , tiến bước lên phía trước.

b) Biện pháp tu từ : nhân hóa ( ​Mầm non vừa nghe thấy ; Nó đứng dậy giữa trời ;Khoác áo màu xanh biếc )

TD :Biện pháp nhân hóa đã giúp ta cảm nhận được hình ảnh mầm non lớn lên vô cùng chân thực và sinh động. Mầm non như một con người : nó biết lắng nghe những rung động của cuộc sống vui tươi , nó mang trong mình sức sống mãnh liệt , nó cũng rất yêu đời, lạc quan, đường hoàng .