Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta(1). Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...(2). Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân toocjanh hùng(3).
1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?Tác giả?Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
- văn bản: tinh thần yo nước của nhân dân ta
- tác giả:Hồ Chí Minh
- hoàn cảnh: đc trích trong báo Chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam( tên gọi từ năm 1951 đêna năm 1976 của Đảng cộng sản Việt Nam hiển nay) tên bài do người soạn sách đặt
2.Phương thức biểu đạt của đoạn trích trên là gì?Câu nào là câu nêu luận điểm của đoạn?
- phương thức biểu đạt chính : nghị luận
-luận điểm
+ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
+Lý lẽ : Tinh thần yêu nước trong lịch sử (“ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại”)
+Dẫn chứng: “ Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...
3.Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu(2) của đoạn văn trên và tác dụng của nó
- biện pháp tu từ: liệt kê( Bà Trưng, bà triệu, lê lợi, trần hưng đạo, quang trung...)
- tác dụng: diễn tả đầy đủ và sau sắc về " những trang sử vẻ vang"
4.Nội dung của đoạn văn trên
- nội dung: phải luôn ghi nhớ" công lao của các vị anh hùng dân tộc", vì họ đã dũng cảm đấu tranh giữ nước, thệ hiện 1 tinh thần yêu nước nồng hậu
1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản: "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
Tác giả: Hồ Chí Minh
2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: Nghị luận
Câu nêu luận điểm của đoạn: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình yêu nước của nhân dân ta.
3. Biện phaáp nghệ thuật được sử dụng trong câu 2: Liệt kê
4. Nội dung của đoạn văn trên: Chúng ta phải biết tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
Có ý kiến cho rằng:Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc văn chương là đúng nhưng chưa đầy đủ em đồng ý không ? Vì sao ? Tìm dẫn chứng
tham khảo =))
Khúc đê làng X, thuộc phủ X có hai, ba đoạn nước đã rỉ ra ngoài. Trong khi nước sông Nhị Hà cứ dâng lên cao, nên có nguy cơ vỡ đê. Bên ngoài trống dội lên từng hồi, hàng trăm người vật lộn với thiên nhiên từ chiều đến gần một giờ đêm để bảo vệ con đê. Trời thì cứ mưa tầm tã không ngớt, nước sông cứ cuồn cuộn dâng cao, sức người như đã kiệt, thế mà trong đình, đèn thắp sáng trưng, quan ngồi chễm chệ uy nghi. Quân lính đứng hầu cạnh nào gãi, nào quạt, nào điếu đóm...Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường để trong khay khảm khói nghi ngút. Quanh sập, có đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để vui chơi tổ tôm. Cảnh tượng này hoàn toàn đối lập với cảnh ngoài đê trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê.
Rõ ràng qua hai cảnh được dựng lên ta thấy rằng đây là một viên quan vô trách nhiệm trước sự sống chết của hàng trăm con người. Hắn chỉ biết hưởng thụ sống sung sướng cho bản thân.
Ngoài đê, dân chúng đang từng giờ từng phút đối mặt với nguy hiểm của nước lũ mạnh và vô cùng hung dữ. Người đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào kè, bì bõm dưới bùn lầy, mươi gió lướt thướt, ướt như chuột lột. Vậy mà Quan phụ mẫu hắn uy nghi, chễm chệ trong đình. Bát sách, thất văn... lúc mau, lúc khoan thật nhịp nhàng. Ngoài kia đàn sâu lũ kiến đang vùi mình dưới mưa cũng không bằng trong đình đang nước bài cao thấp. Quan như bị ma lực hút hồn vào một trăm hai mươi lá bài đen đỏ, mà quên đi tính mạng dân lành, thật đáng thương tâm. Quanh năm quan đâu có biết đến đời sống của dân chúng và công việc mình phụ trách, dưới cái ghế của quan có bao kẻ xu nịnh ôm chân vâng dạ.
Dẫn chứng:
- Trong lúc dân chúng đang vất vả ngâm mình trong bùn, đối mặt với cơn giận dữ của thiên nhiên thì tên quan phụ mẫu lại ngồi trên đình cao, an toàn, ung dung như chốn công đường thời buổi thái bình.
- Quan còn kéo theo các thầy: thầy đề, đội nhất, thông nhì, chánh tổng, ngồi hầu bài. Quan đi hộ đê mà đem theo những đồ vật xa xỉ: trầu vàng, cau đậu, rễ tía, đồng hồ vàng,...
- Không khí trong đình thật êm ái, chỉ có tiếng "dạ", "bẩm", "bốc" thật ung dung, nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
- Quan sung sướng ù ván bài, trong khi dân chúng chìm trong biển nước, nhà cửa tan hoang, tình cảnh nghìn sầu muôn thảm.
Chúc bạn học tốt nha !
đây ko phải văn nghị luận thì tìm lý lẽ bằng chứng làm j hả bạn
mình cũng thấy văn bản này có nghị luận chút thật nhưng ko có dẫn chứng đâu ạ.
Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa", tác giả đã đưa ra ý kiến đánh giá đúng đắn, sau đó dùng lí lẽ sắc bén và bằng chứng xác thực để chứng minh.
Ý kiến | Lí lẽ và bằng chứng |
Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất, nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên con đường hành quân. “ Cháu chiến đấu hôm nay … Ô trứng hồng tuổi thơ” | Không nén lại được tình cảm yêu quý và biết ơn đối với bà anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi thật cảm động, làm cho lời nói độc thoại bên trong thể hiện như lời đối thoại sống động. Việc lặp lại nhiều lần từ Vì ở đầu các dòng thơ góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ vì Tổ quốc, vì nhân dân, trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình mình, mà ở đây ghi đậm dấu ấn là người bà yêu quý với bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. |
Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ này, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng. | Việc đảo khắp mình lên trước hoa đốm trắng làm cho bức tranh gà mái mơ nên đẹp lộng lấy. Việc dùng so sánh Lông óng như máu nắng cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ |
Mẫu 1: Như các bạn đã biết, truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm mà ở đó tác giả tưởng tượng hư cấu dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ. Văn bản Bạch tuộc nằm trong tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ là một trong những văn bản tiêu biểu cho thể loại này. Tuy nhiên khi đọc văn bản này vẫn còn điểm gây tranh cãi là sự việc và con người trong văn bản có thật hay không?
Văn bản Bạch tuộc kể lại câu chuyện là cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ của đại dương với các cảnh như tay bạch tuộc quấn chặt lấy tên thủy thủ, cảnh Nê- mô liên tiếp xông tới chặt đứt vòi bạch tuộc để giải cứu cho đồng đội của mình nhưng đã bị chúng tấn công bằng loại “mực” đen. Và kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển.
Đứng trước các sự việc diễn ra trong văn bản, có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực. Bản thân em cho rằng những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị như: con vật khổng lồ mắt màu xanh, thân hình thoi và đổi màu từ xám sang nâu đỏ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… là những chi tiết không có thật bởi trên thực tế con bạch tuộc rất nhỏ, những con tàu ngầm hiện đại cũng không lặn sâu như vậy. Còn những chi tiết sự hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại là có thật. Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực.
Trên đây là bài trình bày của em về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản Bạch tuộc đang được thảo luận. Trong bài em cũng đưa ra và giải thích về những điều có thật và không có thật đó.
Mẫu 2: “Hai vạn dặm dưới đáy biển” là một cuốn tiểu thuyết giả tưởng hiện đại nổi tiếng của tác giả Jules Gabriel Verne. Đến với cuốn tiểu thuyết này người đọc sẽ phải sửng sốt trước những kì quan dưới đáy biển mà tác giả miêu tả qua ô cửa phòng khách của thuyền trưởng Nê-mô trên chiếc tàu ngầm Nau-ti-lux. Cuốn sách không chỉ dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà còn dành cho mọi thế hệ người đọc. Có người cho rằng sự việc và con người được kể trong văn bản "Bạch tuộc" (Véc-nơ) là không có thực, một số người lại cho là có thực, tạo nên nhiều ý kiến trái chiều.
Văn bản Bạch tuộc kể vè cuộc chiến giữa các thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc không có thật, một số người cho là có thực. Sự việc có thực đó là đoàn thủy thủ gặp những con bạch tuộc ở biển khơi. Không có thực là những chi tiết nhà văn đã tưởng tượng ra trận chiến ác liệt giữa đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… là những chi tiết không có thật
Sự việc và con người trong văn bản là do nhà văn tưởng tượng ra nhưng liên quan đến chuyện thực về những nguy hiểm trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại. Ngày nay mơ ước chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực.
Như vậy sự việc và con người được nói đến trong văn bản Bạch tuộc vừa có thực lại vừa do nhà văn tưởng tượng ra. Điều này làm nên những nét vô cùng đặc biệt trong văn bản “Bạch tuộc” nói riêng và cả tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” nói chung.
Câu | Trạng ngữ | Chủ ngữ | Vị ngữ |
a | Nhìn qua ô cửa | ta | có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ. |
b |
| trái tim | cháy sáng rực như mặt trời, sáng hơn mặt trời, và cả khu rừng im lặng, sáng lên dưới ngọn đuốc của lòng thương yêu vĩ đại đối với mọi người. |
c | Dưới ánh hoàng hôn | chiều, sông | đã về chiều, đỏ như dòng máu nóng hổi phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan-kô. |
Nếu chúng ta bỏ bớt các cụm từ "khổng lồ" ở câu a, "dưới ngọn đuốc của lòng thương yêu vĩ đại đối với mọi người" ở câu b, "phụt ra từ bộ ngực bị xé rách của Đan-kô" ở câu c thì ý nghĩa của các câu trên sẽ thay đổi, ý nghĩa sẽ không được thể hiện rõ nét về đặc điểm nữa.