Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đóng góp của Đinh Bộ Lĩnh:
- Dẹp loạn 12 sứ quân.
- Thống nhất đất nước.
- Lên ngôi vua trị vì đất nước.
- Bãi bỏ một số thuế má.
Đóng góp của Lê Hoàn:
- Kề cận bên Đinh Tiên Hoàng để giúp đỡ việc nước.
- Dẹp loạn quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
- Đem lại bình yên cho đất nước.
Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đóng đô ở Hoa Lư
Ý nghĩa:
Nhà nước Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ, lên ngôi hoàng đế năm 968 cho đến tháng 10 âm lịch năm 1054 đời vua Lý Thánh Tông, khi ông đặt ra quốc hiệu Đại Việt. Thời kỳ Đại Cồ Việt đánh dấu lần đầu tiên sau thời kỳ Bắc thuộc, người Việt có được một quốc gia độc lập, một nhà nước phong kiến tập quyền riêng và quân đội riêng
Đinh Bộ Lĩnh đặt tên nước là Đại Cồ Việt . Đóng đô ở Hoa Lư ( Ninh Bình )
* Ý nghĩa của tên nước :
- "Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào.
- Ý nghĩa này còn được thể hiện ở hai câu đối (vẫn còn trong đền vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư):
Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An.
Nghĩa là:
Nước Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;
Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán.
a) Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã có đóng góp như thế nào đối với DT
- Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.
- Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.
- Sau khi lên ngôi ông thi hành nhiều chính sách giúp ổn định và phát triển đất nước
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vua Quang Trung thi hành đc những chính sách tiến bộ gì ?
Vua Quang Trung không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà chính trị có biệt tài
-Với tầm nhìn rộng lớn và tiến bộ, chỉ trong 3 năm, ông đã liên tiếp đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,... nhằm xây dựng đất nước và tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại từ phương Tây.
- Về nhân sự, ông đã xuống chiếu cầu hiền và trọng dụng nhiều nhân tài như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiệp, Nguyễn Huy Lượng...
- Về quân sự, ông cho xây dựng quân đội trang bị hiện đại (hải quân thời Tây Sơn còn hiện đại hơn cả hải quân nhà Nguyễn sau này).
-Về kinh tế, ông cải cách chế độ đinh điền và ruộng đất, khuyến khích thủ công nghiệp, mở rộng ngoại thương với phương Tây.
-Về giáo dục, ông cải tiến thi cử theo hướng thiết thực và ban hành chính sách khuyến học, khuyến khích dùng chữ Nôm thuần Việt thay cho chữ Hán để nêu cao tinh thần dân tộc, sắp xếp lại chùa chiền dư thừa và bài trừ mê tín dị đoan.
=> Những cải cách này mang xu hướng rất tiến bộ và vượt trên các nước châu Á đương thời, có thể đưa đất nước thoát khỏi sự trì trệ đã kéo dài trên 100 năm của chế độ phong kiến thời Trịnh - Nguyễn.
3. -Nguyên nhân:+ Ý chí đấu tranh, tinh thần yêu nước
+Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy,đứng đầu đó là Quang Trung.
+ Sự ủng hộ của nhân dân
-Ý nghĩa: +Lật đổ các tập đoàn phong kiến
+Lập lại thống nhất
+Chống giặc ngoại xâm
lê lợi đã đuổi quân xâm lược Minh sau 20 năm thống trị nước ta
quang trung dùng kế thần tốc quét sạch 29 vạn quân thanh khỏi nước ta chưa đầy 1 tháng