K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Hai câu in đậm trên áp dụng biện pháp tu từ liệt kê.

- Tên các triều đại Việt Nam, Trung Hoa được sắp xếp theo thứ tự thời gian từ xa nhất tính đến thời điểm bây giờ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

6 tháng 3 2023

* Thăng Long:

- Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nmghiax là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

- Lịch sử: Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã có tổng cộng 16 tên gọi cả tên chính quy và tên không chính quy, như: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội, Tràng An, Phượng Thành, …

 

* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

* Hà Nội: So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ đưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa.

     Trung văn đại từ điển, tập 19 (Đài Bắc 1967, tr.103) cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm, nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được thực thi, sau này, năm 1888 Thành Hà Nội và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức), cần có một tên tỉnh mới. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”. Dựa theo câu trên, người ta đặt tên tỉnh mới là Hà Đông, tuy rằng tỉnh này nằm ở phía Tây Sông Nhị, theo thực địa phải đặt tên là Hà Tây mới đúng.

3 tháng 3 2023

* Trong đoạn trích Hê–ra–clet đi tìm táo vàng

- Trích dẫn gián tiếp: Các câu trích dẫn không có dấu ngoặc kép, trích dẫn lại qua cuốn Thần thoại Hy Lạp

- Chú thích: chú thích chân trang

* Trong văn bản Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

- Trích dẫn trực tiếp: Những từ ngữ, câu thơ, thành ngữ được đưa trong ngoặc khi trích dẫn (VD: “mở cửa”; “của ngon vật lạ”, …)

- Chú thích: Chú thích chính văn (Sử dụng dấu ngoặc đơn để chú thích trong văn bản, VD: (lụa) (kén cá, chọn canh)); chú thích chân trang.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

- Trong đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng:

Trích dẫn gián tiếp: các câu trích dẫn không có dấu ngoặc kép, trích dẫn lại qua cuốn Thần thoại Hy Lạp.

Chú thích: chân trang.

- Trong đoạn trích Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam:

Trích dẫn trực tiếp: những từ ngữ, câu thơ, thành ngữ được đưa trong ngoặc khi trích dẫn.

Chú thích: chính văn, chân trang.

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau:a. Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng "đế một phương", lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chia thờ Phật (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nổi tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật)...
Đọc tiếp

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau:

a. Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng "đế một phương", lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chia thờ Phật (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, cháu nổi tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).

(Trần Quốc Vương)

b. Cùng với màu sắc là "hình", "bóng". Thơ Tố Hữu để lại trong ki ức độc giả rất nhiều "hình bóng". Bài “Bà mà Hậu Giang" được khép lại bằng "bóng mà": "Nước non muốn quỷ ngàn yêu / Còn in bóng mà sớm chiếu Hậu Giang". Trong bài "Lên Tây Bắc" có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều / Bóng dài lên đình dốc cheo leo" ("Thơ Tổ Hữu", trang 149). Về quê mẹ Tom, "bâng khuâng chuyện cũ", Tổ Hữu không quên: “Đêm đêm chó sủa làng bên động / Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cổn", “Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non", Ông xót xa: “Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi / Tròn đôi nấm đất trảng chân đổi" ("Thơ Tổ Hữu", trang 268).


 

1
3 tháng 3 2023

a) Trích dẫn: Trực tiếp (VD: “đế một phương”; “thành Tô Lịch”)

Chú thích: Chú thích chính văn (VD: (“Thành Tô Lịch”); (chùa Khai Quốc – Mở Nước, nay là chùa Trần Quốc); (con Phật); (con Trời))

b) Trích dẫn: Trực tiếp (VD: “hình”; “bóng”; “hình bóng”; “Bà má Hậu Giang”; “bóng má”…)

Chú thích: Chú thích chính văn (VD: (“Thơ Tố Hữu”, trang 149); (“Thơ Tố Hữu”, trang 268))

=> Tác dụng: Mang tính xác thực, làm cụ thể hóa, làm sinh động, phong phú nội dung văn bản.

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:a) Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, chảu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con...
Đọc tiếp

Phân tích tác dụng của những kiểu trích dẫn, chú thích trong các đoạn văn sau đây:

a) Với Nam Việt Đế Lý Bí, lần đầu tiên Việt Nam xưng “đế một phương”, lần đầu tiên miền trung tâm Hà Nội có thành xây đắp ("thành Tô Lịch"), có chùa thờ Phật (chùa Khai Quốc - Mở Nước, nay là chùa Trấn Quốc), có một mô hình quân chủ Phật giáo, vừa giống mà lại khác Trung Hoa, chảu nối tiếp ông làm vua, xưng là Phật tử (con Phật) chứ không như vua Trung Hoa xưng là Thiên tử (con Trời).

(Trần Quốc Vượng) 

b) Cùng với màu sắc là "hình”, “bóng”. Thơ Tố Hữu để lại trong kí ức độc giả rất nhiều hình bóng”. Bài “Bà má Hậu Giang” được khép lại bằng “bỏng mả”: “Nước non muôn quý ngàn yêu / Còn in bóng mã sớm chiều Hậu Giang”. Trong bài “Lên Tây Bắc” có cái bóng rất kì vĩ của anh Vệ quốc quân: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều / Bỏng dài lên đỉnh dốc cheo leo” (“Thơ Tố Hữu”, trang 149). Về quê mẹ Tơm, “bâng khuâng chuyện cũ”, Tố Hữu không quên: “Đêm đêm chó sủa... làng bên động / Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn”, “Bỏng mẹ ngồi trồng, vọng nước non" Ông xót xa: "Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi / Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi” ("Thơ Tố Hữu", trang 268).

(Lã Nguyên) 

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

a. Trích dẫn trực tiếp: “đế một phương”, “thành Tô lịch”

=> Thông tin thêm tính xác thực

b. Trích dẫn trực tiếp: các câu thơ

=> Trích dẫn trực tiếp là những câu thơ nhằm cụ thể dẫn chứng, tăng tính xác thực, sinh động cho đoạn văn

1 tháng 11 2018

1 – d , 2 – c , 3 – b , 4 – a.