Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.
Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!
Chúc bạn học tốt :)
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Con đường em định tả là con đường nào? (Nêu tên đường, nếu ở thành phổ; hoặc đường làng, xã... ).
- Em tả con đường ấy vào lúc nào? (Buổi sáng, lúc em đi học).
2. Thân bài:
*Tả con đường:
a/ Miêu tả những nét bao quát về con đường:
- Địa điểm nhà em, trường em.
- Con đường chạy qua những nơi nào?
- Nó có đã lâu hay mới mỏ? Hình dáng của nó như thế nào?
b/ Miêu tả các bộ phận của con đường:
- Mặt đường nhẵn nhụi hay gồ ghề? Được làm bằng gì?
- Hai bên đường có cây cối nhà cửa hay không?
- Cảnh đi lại diễn ra trên đường như thế nào?
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Em gắn bó với con đường này ra sao?
I. Mở bài
Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.
II. Thân bài
1. Tả hình ảnh con đường quen thuộc
- Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp? Đường đất hay đường rải đá? Lát gạch, tráng xi măng...? )
- Những nét riêng quen thuộc.
+Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những ngôi nhà).
+Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.
2. Con đường vào buổi sáng khi em đi học
- Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.
- Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.
- Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.
III. Kết luận
Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?
Câu 1.
Mở bài: Nêu đối tượng biểu cảm (đặt hoàn cảnh, nêu cảm xúc sơ)
Thân bài:
Miêu tả, tự sự có yếu tố cảm xúc
Kết bài: Cảm xúc chung.
Câu 2.
Miêu tả và tự sự giúp nêu ra cảm nghĩ qua hoàn cảnh và đặc điểm, nhấn mạnh do cảm xúc chi phối.
@Nghệ Mạt
#cua
Đề 1:
Mở bài:
– Thời gian kể chuyện cho bố mẹ nghe (sau bữa cơm tối, trước khi đi ngủ hoặc lúc đang ngồi xem ti vi).
– Giới thiệu truyện mình sẽ kể (truyện biểu cảm, truyện cười hay cảm động).
Thân bài:
– Đưa ra thời gian, địa điểm chính xác câu chuyện em sắp kể (bao giờ, ở đâu).
– Những nhân vật trong câu chuyện là gi? Em có mặt trong đấy không hay chỉ chứng kiến và kể lại?
– Diễn biến của câu chuyện. Trong truyện có các tình tiết cảm động, vui, buồn hoặc gây cười hay không?
– Kết thúc câu chuyện em rút ra bài học gì? Em có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không?
– Ghi lại thái độ của bố mẹ? Bố mẹ có lời khuyên gì hay không?
Kết bài:
– Không khí gia đình sau khi nghe câu chuyện em kể.
– Nêu cảm xúc và suy nghĩ của bạn thân.
Đề 2:
Dàn bài
I. Mở bài
Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài
- Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?
- Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có)
- Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...
III. Kết bài
Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Đề 3:1. Mở bài
Gới thiệu về người bạn định tả
2. Thân bài:
*Hình dáng:
-Tả những đặc điểm về ngoại hình của bạn em?
VD:
b.tả tính tình:
VD:
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của bạn
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Bạn ơi đọc kĩ đề bài dùm cái lập dàn ý chi tiết không phải dàn ý sơ lược
Kỉ niệm ở trường là những khoảnh khắc đáng nhớ, là những hồi ức đẹp đẽ gắn bó với từng góc nhỏ của trường lớp. Nơi đây không chỉ là nơi học tập mà còn là mái nhà thứ hai, nơi tình bạn và kỷ niệm được gieo mầm và phát triển.
Ngày nắng trên đường vào trường, những bước chân đầu tiên từng bước đi, tôi đã bắt đầu xây dựng những ký ức đáng quý. Những người bạn mới, những cô giáo, những buổi học, và cả những lúc vui đùa, những lúc khó khăn, đều là những chặng đường dài mà tôi đã trải qua trong quãng thời gian ở trường.
Kỷ niệm đầu tiên là những ngày nhập học, khi ánh mắt tò mò của chúng tôi nhìn quanh lớp học mới, tim đập nhanh vì sự lo lắng và hồi hộp. Nhưng từng ngày trôi qua, chúng tôi trở nên thân quen và thân thiện hơn, tạo nên một gia đình lớp học đặc biệt. Bàn học nơi tôi ngồi trở thành điểm hẹn của những câu chuyện, những nụ cười và cả những giọt nước mắt.
Những buổi học không chỉ là nơi chúng tôi học kiến thức mà còn là cơ hội để chia sẻ, thảo luận và xây dựng kiến thức từ những câu hỏi tò mò. Cô giáo là người hướng dẫn, người truyền đạt tri thức, nhưng cũng là người bạn, người thấu hiểu và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng chúng tôi.
Những kỷ niệm không thể nào quên là những sự kiện lớn nhỏ trong cuộc sống học sinh. Tất nhiên, có những kỷ niệm vui vẻ như các buổi liên hoan, hội trại, hay những kì thi đầy hồi hộp. Nhưng cũng có những kỷ niệm đậm chất nhân văn, là những lúc chúng tôi học được ý nghĩa của tình bạn, lòng nhân ái và sự chia sẻ.
Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua là một trang mới của cuốn sách kỷ niệm ở trường. Chúng tôi đã học, đã cười, đã khóc, và cùng nhau trưởng thành. Những chiếc áo đồng phục, những bảng điểm, và những tấm bằng là những kỷ vật đánh dấu hành trình học tập của chúng tôi.
Rồi một ngày, khi bước ra khỏi cổng trường, chúng tôi ôm trọn lấy kỷ niệm và tình bạn. Những người bạn, những người thầy cô, và cả những góc trường đã trở thành một phần không thể thiếu trong trái tim chúng tôi. Khi nhìn lại, trường học không chỉ là nơi chúng tôi nhận biết kiến thức mà còn là mái nhà của những kỷ niệm đẹp nhất.
I. Mở bài
Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài
- Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?
- Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có)
- Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...
III. Kết bài
Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 3 mẫu 1
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”
Những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam hết sức thanh bình yên ả, đi vào thơ ca nhạc họa của muôn đời. Dịp hè vừa rồi, nhân một chuyến đi thăm quê nội, em đã có dịp ngắm cánh đồng lúa của làng. Cảnh đẹp ấy đã trở thành dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí em.
Như đã thành thông lệ, dịp hè nào cũng vậy, em và cả gia đình lại trở về quê thăm ông bà nội. Trong mắt em, cái gì cũng thật lạ lẫm và mới mẻ. Kìa lũy tre xanh xanh đầu làng, kìa triền đê với những đứa trẻ mục đồng đang thả diều, thổi sáo, và cả con sông quê như dải lụa đào mang phù sa bồi đắp cho đồng lúa thêm tươi tốt. Nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa nằm ở giữa làng, nhìn từ xa tựa như một tấm thảm vàng rực, khồng lồ. Mỗi khi gió thổi qua, tấm thảm ấy lại nhấp nhô từng đợt, những con sóng mải miết nối đuổi nhau đi về phía chân trời. Mới ngày nào lúa còn đang thì con gái, sắc xanh mơn mởn bao trùm khắp không gian, hương lúa lên đòng còn quyện trong gió mới, vậy mà giờ đây, cánh đồng lúa ấy đã đượm một màu vàng trù phú. Hạt thóc là hạt ngọc của trời. Để có được bát cơm dẻo thơm trắng ngần, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi và công sức: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những bông lúa nặng trĩu hạt làm thân cây như oằn xuống, báo hiệu một mùa màng bội thu. Hương lúa chín thoang thoảng dịu dàng bay trong gió, một mùi hương thanh khiết và tươi mới, làm dịu mát tâm hồn con người. Đó cũng là thứ mùi đặc trưng của đất, của hương đồng gió nội vào những ngày hè nắng cháy. Vào sáng sớm, khi đất trời còn đọng hơi sương, cánh đồng lúa im lìm như đang ngủ say, cả không gian chìm trong một màu huyền ảo tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa, thấp thoáng thấy vài chú trâu đang nhẩn nha gặm cỏ. Dưới ruộng, những chú cò trắng đang bì bõm lội để kiếm tôm, kiếm tép.
Mùa lúa chín cũng là mùa nhộn nhịp, đông vui nhất trong làng. Em rất thích được chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, các bác nông dân đã cùng nhau ra đồng, tiếng cười nói, trò chuyên rôm rả làm náo động cả một vùng. Trên gương mặt họ lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười lại sáng bừng bao niềm hân hoan, hạnh phúc. Bàn tay gặt lúa khéo léo nhanh thoăn thoắt, chả mấy chốc, những bó lúa được xếp gọn gàng trên xe để kéo về sân phơi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy sát làm nên âm thanh rộn ràng của cuộc sống làng quê. Thóc đầy sân phơi tự bao giờ đã là biểu tượng của cuôc sống ấm no, trù phú, mang lại sự bình yên trong tâm hồn mỗi người. Những con đường quê ngày mùa còn ngập tràn sắc vàng của rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái đã trở thành nét đặc trưng của những vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Tôi thích nhất là được cùng đám trẻ con hàng xóm ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Những chú cào cào, châu chấu bụng căng tròn nướng lên ăn còn đọng lại hương thơm và vị béo ngậy nơi đầu lưỡi. Vài chú chim sẻ sà xuống đồng để nhặt những hạt thóc còn vương vãi sau khi gặt.
Được thăm cánh đồng lúa đã trở thành niềm mong đợi và háo hức của tôi mỗi lần về quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa, tôi cảm thấy thật yên bình và thêm phần gắn bó với quê hương mình hơn.
I. Mở bài
Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:
- Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu?
- Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài
- Nếu đó là danh lam thắng cảnh:
- Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không?
- Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy.
- Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc...
- Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em:
- Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
- Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có)
- Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),...
- Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...
III. Kết bài
Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Bài viết số 1 lớp 7 đề 3 mẫu 3
Quê tôi xa lắm, đó là một vùng biển miền trung vì vậy chỉ có dịp hè tôi mới được ba mẹ cho về thăm quê. Biển quê tôi đẹp lắm, có ánh nắng chói chang, có cát trắng, có gió Lào vi vu ngày đêm thổi về biển.
Mỗi dịp được về quê, tôi thường dậy sớm theo nội tôi ra biển. Trong hơi sương còn đang phàng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển tôi cảm nhận được cái vì cái nồng nồng khó tả phả vào người. Trên không trung, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm, nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước. Từng đợt sóng nhẹ nhẽ vỗ vào bờ, nước biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài tít phía xa. Tôi bước đi với đôi chân trần trên cát, cảm giác mát dịu xuyên thấu vào da thịt tôi. Một cảm giác lạ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ óc lăn lóc trên cat. Mỗi cái vỏ là nơi chứa đựng những kỉ niệm của quê hương. Khi rời xa quê, chính những cái vỏ ốc ấy là cầu nối để tôi được sống lại với quê hương mình.
Khi trong tay ta có những chiếc vỏ ốc, ta chỉ cần hả hơi vào rồi áp tai nghe thì sẽ nghe thấy tiếng sóng vỗ, nhịp điệu, âm thanh của biển. Những con sóng vỗ bờ cát, tung bọt trắng xóa. Nó nhào lên rồi vút về để lại trên cát biết bao nhiêu là vỏ ốc và những chú cua con vội vàng lẩn trốn.
Người dân quê tôi chủ yếu làm nghề đánh bắt cá, những tàu lớn thường đi đánh bắt xa, có khi cả tháng họ mới vào đất liền, chỉ còn lại những người lớn tuổi, súc khỏe giảm sút thì mới đánh bắt gần bờ. Họ thường dậy từ rất sớm để ra biển, chân họ dậm từng bước chắc nịch hằn lên bãi cát, chiếc thuyền bằng gỗ nâu đen bóng lướt trên cát theo sức đẩy của những cánh tay dài lực lượng. Bọn trẻ con riu rít chạy theo bứt những bông hoa muống biển tim tím, cánh còn ướt đẫm hơi sương đêm ném lên thuyền. Hoa muống biển có phải vì vẻ đẹp bình dị của hoa hay bởi sức sống mãnh liệt của nó mà người dân ở đây coi hoa muống biển như một loài hoa lành đem bình yên đến. Hoa theo những con thuyền lênh đênh ngoài khơi xa mang theo nỗi mong chờ của người ở lại. Biển hiền hòa là thế nhưng cũng có lúc sục sôi giận dữ. Đó là những ngày biển động sóng nổi lên dữ dội. Những con sóng bạc đầu không còn khẽ khàng mơn man lên bờ các mà điên cuồng xô ầm ầm vào vách đá. Những ngày như hế nhanh chóng tan đi khi phiên chợ cá đông vui tới. Ấy là khi thuyền về. Các con thuyền chở nặng cá tôm hoan hỉ trở về sau những chuyến đi dài ngày vất vả. Nhìn từ xa, hai con mắt thuyền mở to như vui mừng khi lại được nhìn thấy bến bờ. Thuyền vừa cập bến, người trên bờ đã đổ xô đến. Kẻ ôm chầm lấy nhau mừng mừng, tủi tủi, người nhanh nhẹn khiêng những sọt cá nặng lên khoang bờ. Những con cá béo nung núc những mảng thịt, mang còn phì phò bong bóng được xếp lẫn với những con tôm còn tươi roi rói cứ búng càng tành tách như dọa bọn trẻ con thò tay nghịch bắt. Tiếng lao xao trả giá, tiếng lịch thúng mủng của người bán, vạn người mua hòa lẫn vào nhau nghe đông vui khó tả. Trời đã vãn chiều trên bãi cát chỉ còn lổng chổng sọt không thì người ta mới lục đục kéo nhau về. Những con thuyền bầy giờ mới nhẹ nhõm gối đầu lên bờ cát trắng, nằm nghỉ ngơi sau một chuyến đi dài. Hoàng hôn đến từ lúc nào đang nhẹ dần buông trên biển. Đó là một ngày ở biển khi tôi được về thăm mảnh đất quê hương.
Khi nhắc đến quê hương, điều đầu tiên tôi nhớ đến là biển, tôi ao ước được sống tại vùng quê thanh bình này. Đứng trước biển bao la, tôi thấy mình thật nhỏ bé, tôi yêu quê hương, tôi yêu bờ biển quê mình, và tự hào biết bao khi tôi là người con của quê hương yêu dấu đó.
Kỉ niệm trường em
Trường em giờ đã xa
Được 10 năm rồi đó
Vậy mà em vẫn nhớ
Những kỉ niệm trường em
Trường em với niềm vui
Trường như bao nỗi nhớ
Kỉ niệm đáng nhớ nhất
Là cách đây 10 năm
Ngày đầu tiên đi học
Em khóc, túm áo mẹ
Giữ chặt không muốn rời
Lúc ấy cô nhẹ nhàng
Đến bên lau nước mắt
Bàn tay cô mềm mại
Nhẹ nhàng và thân thương
Nơi đầy có bạn bè
Là những người học chăm
Đi xa em mãi nhớ
Ngôi trường tuổi học trò
Nhớ mãi về bảng đen
Bạn thân cùng cửa sổ
Chiếc ghế ngồi thân quen...
*. Mở bài:
- Giới thiệu về cây tre Việt Nam
- Cảm nhận chung về cây tre
*. Thân bài:
a. Những đặc điểm gợi cảm của cây tre
- Về hình dáng, tập tính: Thân ,lá, cành…..
- Về phẩm chất: Đoàn kết , yêu thương, kiên cường……
Gợi cảm xúc yêu mến, cảm phục vì cây tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam
b. Cảm nhận về giá trị của cây tre trong đời sống
Tre gắn bó với đời sống vật chất: Làm vũ khí chống ngoại xâm, dụng cụ lao động sản xuất…..
- Tre gắn bó với đời sống tinh thần: Làm bóng mát, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ…
c.Tre gắn bó với riêng em:
- Gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ của em……
d. Suy ngẫm về cây tre trong đời sống hiện tại :
- Ý nghĩa biểu tượng cây tre:
- Ngày nay tre dần lui về vị trí khiêm nhường…. Song cây tre mãi là biểu tượng của tâm hồn người Việt Nam…
*. Kết bài :
- Khẳng định lại tình cảm của em với cây tre
MB:
- Tả cây tre( theo trình tự không gian): Thân cây cao ntn? Màu xanh..., lá tre... bụi tre...
- Cây tre giúp người dân : Là đồ dùng trong nhà, là đồ chơi của trẻ thơ, là vũ khí đánh giặc, và hiện nay những rổ tre, giỏ tre đã giúp người dân đi lên khỏi đói nghèo...
- Em yêu cây tre....
MB:- Tre co mat o khap noi
- Tre là người bạn thân gắn bó, gần gũi với nhân dân
TB:
- Tre mang những phẩm chất đáng quý
- Tre gắn bó với nông dân trong lao động sản xuất
- Tre sát cánh với con người trong cuộc sống hàng ngày & trong công cuộc bảo vệ đất nước
- Tre luôn là người bạn đòng hành với dân tộc VN trong hiện tại & quá khứ
KB:
- Cây tre là dáng đứng hiên ngang của đất nước con người VN.