K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

( 1 ) Lao động là công việc vinh quang nhất , không bao giờ mất đi trong cuộc đời mỗi chúng ta .Bởi con người sinh ra là lê lao động và tiến hoá cũng bằng lao động .Và hôm nay , chúng ta tổ chức đại hội của những người lao động để tôn vinh công việc vinh quang nhất này . ( 2 ) Chúng ta là những người lao động , vậy hãy cùng nhau đặt câu hỏi , lao động để làm gì ?Phải chăng lao động để nhận lương...
Đọc tiếp

( 1 ) Lao động là công việc vinh quang nhất , không bao giờ mất đi trong cuộc đời mỗi chúng ta .Bởi con người sinh ra là lê lao động và tiến hoá cũng bằng lao động .Và hôm nay , chúng ta tổ chức đại hội của những người lao động để tôn vinh công việc vinh quang nhất này .

( 2 ) Chúng ta là những người lao động , vậy hãy cùng nhau đặt câu hỏi , lao động để làm gì ?Phải chăng lao động để nhận lương ?Như thế , chúng ta sẽ vui khi tới kỳ nhận lương , muối tháng vui được 1 đến 2 ngày , những ngày còn lại , chúng ta chỉ cảm thấy mình đang vất vả , khổ sở .Có người lại nói : lao động để có công danh? Vậy trong lời người , có bao nhiêu lần chúng ta đạt được niềm vui ấy?

( 3 ) Có người nói , lao động là để hạnh phúc .Và vì lao động là công việc của cả đời , do đó , đây có lẽ là câu trả lời thì tất cả chúng là những người lao động ở Viettel cần suy nghĩ và chiêm nghiệm .Trong cuộc sống , chúng ta thường chúc nhau "Hạnh phúc" . Phải chăng , hạnh phúc là đích cao nhất trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều mong muốn? Nếu chúng ta chọn lao động để hạnh phúc thì chúng ta sẽ có cơ hội để được hạnh phúc mỗi ngày . Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc , thì chúng ta sẽ biến nơi làm việc của chúng ta thành thời tạo nên và dung chứa hạnh phúc. Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biếncông việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình ” .

Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 Theo tác giả , mục đích của lao động là gì ?

Câu 3 : Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc trong đoạn văn ( 3 )

Câu 4 : Anh / Chị có đồng tình với ý kiến “ Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biến công việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình " ? Vì sao ?

1
10 tháng 2 2019

( 1 ) Lao động là công việc vinh quang nhất , không bao giờ mất đi trong cuộc đời mỗi chúng ta .Bởi con người sinh ra là lê lao động và tiến hoá cũng bằng lao động .Và hôm nay , chúng ta tổ chức đại hội của những người lao động để tôn vinh công việc vinh quang nhất này .

( 2 ) Chúng ta là những người lao động , vậy hãy cùng nhau đặt câu hỏi , lao động để làm gì ?Phải chăng lao động để nhận lương ?Như thế , chúng ta sẽ vui khi tới kỳ nhận lương , muối tháng vui được 1 đến 2 ngày , những ngày còn lại , chúng ta chỉ cảm thấy mình đang vất vả , khổ sở .Có người lại nói : lao động để có công danh? Vậy trong lời người , có bao nhiêu lần chúng ta đạt được niềm vui ấy?

( 3 ) Có người nói , lao động là để hạnh phúc .Và vì lao động là công việc của cả đời , do đó , đây có lẽ là câu trả lời thì tất cả chúng là những người lao động ở Viettel cần suy nghĩ và chiêm nghiệm .Trong cuộc sống , chúng ta thường chúc nhau "Hạnh phúc" . Phải chăng , hạnh phúc là đích cao nhất trong cuộc sống mà mỗi chúng ta đều mong muốn? Nếu chúng ta chọn lao động để hạnh phúc thì chúng ta sẽ có cơ hội để được hạnh phúc mỗi ngày . Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc , thì chúng ta sẽ biến nơi làm việc của chúng ta thành thời tạo nên và dung chứa hạnh phúc. Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biếncông việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình ” .

Câu 1 . Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

-Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận

Câu 2 Theo tác giả , mục đích của lao động là gì ?

=>Lao động để nhận lương

=>Lao động để có công danh

=>Lao động để hạnh phúc

Câu 3 : Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp cấu trúc trong đoạn văn ( 3 )

=>Sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc ''Nếu chúng ta chọn lao động để hạnh phúc'' nhằm diễn đạt và nhấn mạnh ý nghĩa cần thuyết phục được chọn vẹn hơn.Thực chất, lao động là để hạnh phúc.Nhờ có tinh thần lao động quên mình mà con người biết sống đẹp hơn, cùng nhau bằng bàn tay lao động và trí tuệ để làm nên những điều phi thường khác.

Câu 4 : Anh / Chị có đồng tình với ý kiến “ Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biến công việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình " ? Vì sao ?

=>Ý kiến Nếu chúng ta lao động để hạnh phúc ,chúng ta sẽ biến công việc thành đam mê và là cách để chúng ta tạo ra giá trị sống của mình là hoàn toàn đúng.Xưa đúng,nay đúng và sau này cũng vậy.Khi có niềm đam mê với công việc là một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng, khi có thành công trong sự nghiệp là cách ta mãn nguyện với cuộc sống.Cuộc đời sẽ chẳng nghĩa lí gì khi ta không được là chính mình, cũng như ta sẽ tẻ nhạt khi không được đam mê với công việc của mình.giá trị cuộc sống thực sự nằm ở điều ta nghĩ,việc ta đã,đang và sẽ làm.

10 tháng 2 2019

Camon ạ <3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Để sống cuộc đời của chính mình quả là một thách thức. Điều này buộc bạn phải thật sự biết mình mong muốn gì, bằng không, bạn sẽ phải sống những điều người khác mong đợi. Nếu bạn không tự đặt kỳ vọng cho mình thì người khác sẽ áp đặt lên bạn kỳ vọng của chính họ. Sống cuộc đời của chính mình chính là nhận trách nhiệm phát triển bản...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“… Để sống cuộc đời của chính mình quả là một thách thức. Điều này buộc bạn phải thật sự biết mình mong muốn gì, bằng không, bạn sẽ phải sống những điều người khác mong đợi. Nếu bạn không tự đặt kỳ vọng cho mình thì người khác sẽ áp đặt lên bạn kỳ vọng của chính họ. Sống cuộc đời của chính mình chính là nhận trách nhiệm phát triển bản thân mình chứ chẳng phải nhận trách nhiệm làm thỏa lòng người khác. Cuộc đời của bạn như thế nào là do bạn lựa chọn: chọn tương lai, nghề nghiệp, nơi làm việc, người chung sống, sự nghiệp theo đuổi… Khi quên mất khả năng lựa chọn và quyền lựa chọn của mình, bạn sẽ sống cuộc đời của người khác.

Một nguyên nhân chính làm cho chúng ta khó lòng biết được mình đang như thế nào, mình mong muốn gì để thoát khỏi vòng chi phối và ảnh hưởng tiêu cực từ những người yêu thương ta không đúng cách, đó là vì chúng ta ít dám đối diện với bản thân mình. Có những hoàn cảnh bên ngoài chi phối như phải đấu tranh vất vả với cuộc mưu sinh và ta bị dính vào guồng quay của nó, không còn tách mình ra được; nhưng cũng có những lý do từ chính chúng ta: sợ đối diện với chính mình, sợ sự thật về mình. Ai chẳng có những giới hạn, nỗi sợ, những điều bất toàn, nhưng chỉ những ai dám nhìn vào đó để thay đổi, để cải thiện, để vươn lên thì mới có được một cuộc đời tươi vui và hạnh phúc.

Vì vậy, ngay lúc này, bạn hãy đi vào nội tâm mình để trả lời những câu hỏi: Tôi có đang sống cho ước mơ của chính mình? Tôi có đang làm những công việc mình thật sự yêu thích? Tôi có sẵn sàng vượt qua mọi cản trở và thách thức để đạt được những điều tôi thật sự mong muốn? Trong thinh lặng và cô tịch, bạn sẽ bắt gặp được những khát khao mãnh liệt cùng những thúc giục đích thực của mình.”

(Trích “Bí mật tư duy triệu phú - Sống cuộc đời của chính mình”, Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: Đoạn trích đã chỉ ra: sống cuộc đời của chính mình chính là gì?

Câu 2: Trong đoạn trích, những người như thế nào sẽ “có được một cuộc đời tươi vui và hạnh phúc”?

Câu 3: Tác dụng của “đi vào nội tâm mình” đối với việc sống cuộc đời của chính mình ?

Câu 4: Theo anh/chị, “Cuộc đời của bạn như thế nào là do bạn lựa chọn” đúng hay sai? Vì sao?

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân. Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.”
( “ Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012 )
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sự dụng trong đoạn trính.

Câu 2. Chỉ ra câu chủ đề của đoạn trính.
Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.

Câu: 4. Theo tác giả vì sao Xã hội mở ngày nay làm cho không ai " Nhỏ bé "?
Ad trả lời giúp em với ạ!!

Tối nay em phải nộp bài rồi!

0
Đề 1: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu : …..Thành công là điều quang trọng, khẳng đinh bản thân mình với mọi người lại càng quan trọng…Nhiều lúc bản thân cứ thèm muốn những địa vị, những thứ mà người khác sở hữu. Nhưng rốt cuộc đó cũng chỉ là những mong muốn ảo ảnh. Nó sẽ chẳng được bền lâu nếu cứ cố sức theo đuổi Quan trọng là ta có dám từ bỏ cuộc sống đó, có dám nuôi sống...
Đọc tiếp

Đề 1: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :

…..Thành công là điều quang trọng, khẳng đinh bản thân mình với mọi người lại càng quan trọng…Nhiều lúc bản thân cứ thèm muốn những địa vị, những thứ mà người khác sở hữu. Nhưng rốt cuộc đó cũng chỉ là những mong muốn ảo ảnh. Nó sẽ chẳng được bền lâu nếu cứ cố sức theo đuổi

Quan trọng là ta có dám từ bỏ cuộc sống đó, có dám nuôi sống bản mình bằng chính bàn tay và khối óc của mình. Có dám đương đầu với những điều khó khăn nhất trong cuộc sống để làm giàu tâm hồn từ những điều nhỏ nhặt và bình dị nhất…

Nếu một lần nữa, đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, liệu bản thân ta có đủ can đảm lựa chọn con đường biết là chông gai kia hay không?

Có thể có người có, người không, Nhưng điều chắc chắn rằng, những người muốn thoát khỏi vỏ bọc của mình sẽ sẵn sàng làm điều đó. Cho dù có bị thất bại, dù bị chê cười, dù bị ghẻ lạnh, cũng muốn thử một lần mà không hối hận.

Tất nhiên sự tự do, hạnh phúc, khó khăn, đau khổ, và bất ngờ sẽ luôn song hành trên con đường chông gai đó.

Câu 1. Anh/chị hiểu thế nào là “ vỏ bọc “ trong câu: “ Những người muốn thoát khỏi vỏ bọc của mình sẽ sẵn sàng can đảm lựa chọn con đường biết là chông gai kia hay không “ ?

Câu 2. Tác dụng của câu hỏi tu từ “ Nếu một lần nữa, đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, liệu bản thân ta có đủ can đảm lựa chọn con đường biết là chông gai kia hay không? ”

Câu 3. Anh/chị có đồng tình với câu nói : “…đương đầu với những điều khó khăn nhất trong cuộc sống để làm giàu tâm hồn ” ( trình bày khoảng 8 – 10 dòng )

Đề 2: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :

Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.
Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”…
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với câu nói : “…Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn” ? ( trình bày khoảng 6 – 8 dòng )

Đề 3: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu :

Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.

Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và … mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn không dám ra ngoài và dám biến những giấc mơ của bạn trở thành hiện thực?

Câu 1. Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình?

Câu 2. Theo anh/chị làm thế nào để bản thân thoát khỏi “ vùng an toàn” do chính ta tạo ra? ( trình bày khoảng 8 – 10 dòng )

0
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị. Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ. Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi. Lập tức, chàng...
Đọc tiếp

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói

Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.Câu1: xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu2 : nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : " những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi niềm vui và sự yêu đời.Câu3: vì sao tác giả cho rằng : "Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích"?
Câu4: thái độ ứng xử cần thiết của anh/chị khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.?

1
21 tháng 5 2019

1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2. Hiệu quả của biện pháp so sánh: So sánh tâm hồn con người cũng như thìa muối khi được thả vào cốc nước và biển hồ. Ý nói có nhiều cách để tiếp nhận và vượt qua nỗi buồn, đó là tùy thuộc vào bản thân mỗi người.

3. Tác giả nói: "Nhưng với những người có tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước...có ích" là hoàn toàn đúng bởi có những người lúc nào cũng chỉ biết sầu buồn, hạn hẹp, không biết lạc quan để vượt qua những khó khăn. Sẽ chẳng khác nào như cốc nước nhỏ bỏ thêm thìa muối.

4. Thái độ cần thiết để ứng xử với những khó khăn thử thách trong cuộc sống:

- Lạc quan, tự tin.

- Tiếp nhận nỗi buồn, sự vấp ngã với tâm thế: thất bại là mẹ thành công.

- Biến nỗi buồn thành động lực để vượt qua khó khăn.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: "Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng mình rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

"Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng mình rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn.

Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hoà, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

Đọc một "nội dung sâu sắc" khác với cách đọc "mì ăn liền" của chúng ta khi lướt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là việc ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ "sống trên mạng".

(Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?
Theo http:/www dantricom.vn)

1. phong cách ngôn ngữ?

2.ghi lại câu nêu khái quát của đoạn

3.ý kiến của em :"Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay những tác phẩm nghệ thuật quý giá"

4. rút ra 2 thông điệp cho bản thân

1
9 tháng 11 2017

1. Phong các ngôn ngữ báo chí

2. Đọc sách văn học thực sự khiến con người trở nên thông minh, tốt tính hơn.

3. Nhận định trên hoàn toàn đúng. Bởi đọc sách có nội dung sâu sắc khiến ta dành nhiều thời gian nghiền ngẫm một nội dung vấn đề nào đó. Khi vấn đề được nghiền ngẫm cũng đồng nghĩa với việc bạn rút ra được bài học nào đó từ cuốn sách. Điều này khác hẳn với việc đọc những bài báo ngắn, những mẩu tin, có thể việc đọc đó cung cấp cho người đọc cung cấp thông tin hữu ích tạm thời nhưng nó sẽ chỉ lướt qua đầu họ, khiến họ thụ động hoặc tiếp nhận thông tin mà không có sự phản tư. Điều này nguy hại và dễ nảy sinh tư duy "mì ăn liền", tâm lí nóng vội, chỉ muốn có ngay kết quả hiện ra trước mắt mà không muốn hoặc không cần trải nghiệm cả một quá trình suy tư, chiêm nghiệm về vấn đề.

4. Thông điệp cho bản thân:

- Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.

- Hình thành và rèn luyện thói quen đọc sách truyện (văn học) và suy nghiệm về vấn đề đặt ra trong tác phẩm

Mọi người ơi giúp em phần đọc hiểu này với ạ Giáo sư Daniel Kahneman ở trường đại học Princeton (Mỹ) (chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2002) và các nhà nghiên cứu khác đã thử đo tình trạng hạnh phúc chủ quan của con người bằng cách hỏi họ về trạng thái của họ vào những lúc nghỉ ngơi trong ngày. Số liệu nghiên cứu đưa ra trong bài báo được xuất bản trên tờ Science số ra ngày 30/06/2006 khẳng định rằng...
Đọc tiếp

Mọi người ơi giúp em phần đọc hiểu này với ạ
Giáo sư Daniel Kahneman ở trường đại học Princeton (Mỹ) (chủ nhân giải Nobel Kinh tế 2002) và các nhà nghiên cứu khác đã thử đo tình trạng hạnh phúc chủ quan của con người bằng cách hỏi họ về trạng thái của họ vào những lúc nghỉ ngơi trong ngày. Số liệu nghiên cứu đưa ra trong bài báo được xuất bản trên tờ Science số ra ngày 30/06/2006 khẳng định rằng có rất ít sự tương quan giữa thu nhập và hạnh phúc.

Ngược lại, GS. Kahneman và các cộng sự còn phát hiện ra rằng những người có thu nhập cao hơn thường dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động gắn với những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng và stress. Thay vì dành nhiều thời gian hơn để giải trí, họ thường phải dành nhiều thời gian hơn để làm việc và đi làm. Họ thường xuyên ở những trạng thái như thù địch, giận dữ, lo lắng và căng thẳng.

Tất nhiên, ý tưởng là tiền bạc không mua được hạnh phúc thì “xưa như Trái Đất” rồi. Nhiều tôn giáo cũng khuyên con người rằng sự gắn bó với những sở hữu vật chất khiến chúng ta không hạnh phúc. Ban nhạc Beatles cũng nhắc nhở chúng ta là tiền không thể mua được tình yêu (“money can't buy me love”) và những điều tốt đẹp nhất trên đời này thì không mất tiền mua (“The best things in life are free”). Chính Adam Smith (người nói rằng “không phải vì lòng tốt của người bán thịt, người cất rượu hay người thợ bánh mì mà chúng ta có bữa ăn tối, ai cũng tự thương mình, không phải vì người khác, họ không có ý muốn cung cấp nhu cầu cần thiết cho chúng ta, mà được lợi lạc khi làm các nghề đó”) đã miêu tả các thú vui tưởng tượng của giàu có như là “một sự lừa gạt”.

Tuy nhiên, có điều gì đó rất mâu thuẫn về điều này. Nếu tiền bạc không mang lại hạnh phúc thì tại sao tất cả chính phủ các nước tại tập trung vào việc tăng thu nhập quốc dân theo đầu người? Tại sao rất nhiều người trong chúng ta gắng sức để kiếm nhiều tiền hơn nếu tiền bạc không làm chúng ta hạnh phúc hơn?

Có lẽ câu trả lời nằm ở bản chất của chúng ta là con người có mục đích. Chúng ta phải làm việc để kiếm ăn, tìm bạn đời và nuôi dạy con. Tích lũy tiền đến một mức nào đó mang lại một sự bảo đảm cho những thời kỳ khó khăn. Tiền cũng là một cách thức đo độ thành công của chúng ta. Và tiền là một mục tiêu chúng ta cầu viện đến khi chúng ta chán làm bất cứ việc gì và không thể nghĩ ra lý do nào khác để làm việc. Kiếm tiền khiến chúng ta phải làm gì đó để cảm thấy mình có ích khi chúng ta không biết rõ tại sao chúng ta đang làm việc.
-Câu 1: Có mấy luận điểm lớn trong đoạn trích trên
-Câu 2: Theo tác giả bài viết, những khảo sát của Giáo sư Daniel Kahneman và các cộng sự đem lại những kết quả gì?

0
Đọc đoạn văn: ''Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: -Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra nguwòi đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn:

''Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp:

-Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra nguwòi đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó!- Lần đầu tiên trên gương mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười-vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuânj, vui vẻ.

-Cả đời chị có một lúc nào thật vui không?- Đột nhiên tôi hỏi.

-Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...

Viên chánh án huyện rời chiếc bàn xếp đến phát ngốt lên những chồng hồ sơ, giấy má. Đẩu đi đi lại lại trong phòng, hai tay thọc sâu vào hai bên túi chiếc quần quân phục đã cũ. Một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển, lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị và đầy suy nghĩ.

( Trích ''Chiếc thuyền ngoài xa_ Nguyễn Minh Châu'' SGK Ngữ Văn 12_tập 2_trang 76)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính?

Câu 2: Cho biết nội dung đoạn văn bản trên ?

Câu 3: Em có đồng ý với người đàn bà hàng chài khi cho rằng ''... Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!'' không?Vì sao?

Câu 4: Đoạn văn '' Viên án chánh huyện... đầy suy nghĩ'' đã gởi đến người đọc thông điệp sống nào?

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (100 --> 150 từ ) trình bày suy nghĩ của em làm thế nào để xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận, vui vẻ trong xã hội ngày nay.

0
Ngày nay, phần lớn ai nấy đều có chức phận riêng của mình. Thậm chí nhiều người bận tối mắt tối mũi với hàng núi công việc, họ làm việc chăm chỉ, ít khi có thời gian cho bản thân. Tất nhiên thái quá không hẳn đã là tốt, song có một bộ phận tuy trẻ tuổi nhưng đã có tâm lý thích hưởng thụ quá sớm. Ví dụ sinh viên không chịu đọc sách, không chịu đi thư viện mà thích ăn chơi, đua đòi. Trí thức trẻ không...
Đọc tiếp

Ngày nay, phần lớn ai nấy đều có chức phận riêng của mình. Thậm chí nhiều người bận tối mắt tối mũi với hàng núi công việc, họ làm việc chăm chỉ, ít khi có thời gian cho bản thân. Tất nhiên thái quá không hẳn đã là tốt, song có một bộ phận tuy trẻ tuổi nhưng đã có tâm lý thích hưởng thụ quá sớm. Ví dụ sinh viên không chịu đọc sách, không chịu đi thư viện mà thích ăn chơi, đua đòi. Trí thức trẻ không chịu nghiên cứu thì trình độ làm sao được nâng lên. Nhiều người chỉ thích chơi bời mà không chịu làm việc. Tôi quen một trí thức trẻ trong lĩnh vực khoa học xã hội, anh rất ít khi chịu đọc sách nghiên cứu khi thấy bạn mình chịu khó mày mò thì anh bạn tôi buông một câu: đọc làm gì nhiều cho mệt, đọc nhiều có hái được ra tiền đâu. Thử hỏi như vậy sẽ có đâu những kiến thức sâu sắc mới mẻ phục vụ cho chuyên môn. Một số bạn trẻ đi ra học hành, làm ăn giao lưu bị rủ rê ăn chơi, đã tự cho mình cái quyền thử một lần cho biết. Xin thưa, có những cái chỉ thử một lần thì sẽ có nguy cơ lần thứ hai và gây nghiện như hút ma túy chẳng hạn. Ai đã dính vào nàng tiên nâu thì khó từ biệt, bao nhiêu cơ hội cũng sẽ rời ta. Thực ra, trong thời buổi kinh tế thị trường, xã hội tiêu thụ xuất hiện con người rất dễ nẩy sinh tâm lý thực dụng và hưởng thụ. Thanh niên chúng ta không ít người đã cổ vũ với những quan niệm đó. Đó cũng là một nhận thức sai lệch.
Câu 1 : theo tác giả thanh niên ngày nay có những nhận thức sai lệch nào trong cuộc sống
câu 2 : em hiểu được gì về thái độ của tác giả khi bàn về hiện tượng

0
MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ, EM CẢM ƠN MN NHIỀU Đề1 Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy.Còn...
Đọc tiếp

MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ, EM CẢM ƠN MN NHIỀU

Đề1 Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy.Còn với những người tiên phong quyết tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm.Đó là cách thức mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống – đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho chúng.
Bạn là thanh niên.Vậy hãy trở thành người đi tiên phong.Đi tiên phong mới là cách sống thực sự.Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi là “Cái làng địa cầu” nhưng vẫn còn rất nhiều nơi để khám phá.Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc vẫn chưa ai từng làm.Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, và đừng sợ thất bại. Con đường của những người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự”.
(Trích “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm”, Kim Woo Chung
– Nguyên Giám đốc Tập đoàn Deawoo, NXB Văn hóa thông tin, tr.159,160)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp từ từ được sử dụng trong câu: “Với những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy”.

Câu 3: Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng “Con đường của người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho tương lai của chính mình”?

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Đề2 Bất kỳ một quan điểm nào cũng có thể thay đổi, điều quan trọng là bạn có “muốn”thay đổi hay không mà thôi. Mọi thứ không bỗng dưng mà có, thái độ cũng vậy. Để có một thái độ sống đúng đắn, trước tiên ta cần hình thành nó, rồi dần dần phát triển lên, biến nó thành tài sản quí giá cho bản thân.
Một số người từ chối việc thay đổi, họ cho rằng “Tôi đã quen sống như này từ nhỏ, thay đổi chỉ làm cho cuộc sống thêm rắc rối mà thôi!” hoặc “Cha mẹ sinh mình ra thế nào thì cứ thế ấy, thay đổi làm gì cho mệt!”.Bạn cần biết rằng, không bao giờ là quá trễ cho một sự thay đổi.Nhờ thay đổi, con người mới có những bước tiến vượt bậc.Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn.Bạn gọi một cái cây không đâm chồi nẩy lộc, không ra hoa kết trái là gì? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu ta không ngừng hoàn thiện bản thân.
Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh.Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng trong cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.
(Wayne Cordeiro, “Thái độ quyết định thành công”,
NXB Tổng hợp TP. HCM, 2016, tr.34)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

Đê 3: Dùng lời xin lỗi để hàn gắn một mối quan hệ căng thẳng là kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống, nhưng không phải ai cũng biết cách xin lỗi hoàn hảo (…)
Tiến sĩ Jennifer Thomas, đồng tác giả của quyển “Khi lời xin lỗi không đủ”, diễn giả của TED và là chuyên gia tâm lý, đã tiến hành nghiên cứu cùng với tiến sĩ Gary Chapman- tác giả quyển “ 5 ngôn ngữ tình yêu” và đi đến 5 yếu tố cần có trong lời xin lỗi: thể hiện sự hối tiếc, chấp nhận chịu trách nhiệm, bù đắp, thể hiện lòng ăn năn một cách thông minh và ngỏ ý mong được tha thứ.
“Những lời xin lỗi cụ thể sẽ khác nhau tùy từng người tiếp nhận, phụ thuộc vào ngôn ngữ bày tỏ sự xin lỗi của cả hai là gì. Vì vậy, tôi đã tìm ra rằng, chẳng hạn, khi nói: “Tôi sai rồi, tôi xin lỗi” thì sẽ chạm đến 77% người tiếp nhận. Nhưng 23% cá nhân khác thì chờ đợi nghe tiếp ba điều còn lại.Đó là lý do chúng ta có 5 yếu tố trên”, Thomas giải thích.
Dù vậy, những lời xin lỗi vẫn cần được soạn riêng cho từng người mà bạn cần xin lỗi. Trong bài viết chia sẻ trên tờ Time, các chuyên gia đã chia sẻ những bí quyết, rút ra từ các nghiên cứu của họ, nhằm giúp bạn soạn được lời xin lỗi phù hợp nhất với từng nhóm đối tượng nhất trong cuộc sống.
(https://doanhnhansaigon.vn/ky-nang-mem-trong-cuoc-song
-nhung-cach-de-noi-xin-loi-hoan-hao-1089497.html)

Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

0