K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2016

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

26 tháng 8 2017

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

8 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Viết bài Tập làm văn số 1 Lớp 9: Đề 1 → Đề 4 (114 mẫu)

10 tháng 9 2016

Help me .

11 tháng 9 2016



I). Mở bài: 
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.


II). Thân bài: 
1. Khái quát: 

- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.

2. Chi tiết: 
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:

- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.

b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…

c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.

- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.

d. Tác dụng:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.

- Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam

III). Kết bài: 
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

8 tháng 9 2016

-MB: Giới thiệu đối tượng tm của bạn là cái kéo.
-TB: - Tm về các đặc điểm của cái kéo
+ Các phần của kéo?....
+ Chất liệu làm nên cái kéo ( Nêu rõ chất liệu từng phần )
- Các loại kéo?....
- Công dụng của cái kéo?
--> khẳng định tầm qan trọng của cái kéo trong đời sống sinh hoạt.
-KB: Nhấn mạnh một lần nữa sự cần thiết của cái kéo trong cuộc sống hằng ngày.

9 tháng 9 2016

c.ơn nhìu

Sau đây là một bài viết mình đã từng làm về chủ đề trải nghiệm này, bạn tham khảo xem nhé: 

          Tôi vẫn nhớ rõ một lời tâm sự đầy cảm động "Ngay cả những cánh bồ công anh đang nương theo gió cũng có hành trình riêng của mình". Số phận đặt chúng ta lên những cơn gió khác nhau để bay đến chân trời của riêng ta. Để thành công trên hành trình ấy, con người đâu thể thiếu được những trải nghiệm. Phải chăng trải nghiệm giúp chúng ta trưởng thành. Trải nghiệm chính là hành trang quý giá, chiếc chìa khóa kì diệu mở ra mọi cánh cửa đến với tương lai tốt đẹp. Sự trải nghiệm là quá trình dấn thân trải qua bao khó khăn, vấp ngã tích lũy nên vốn sống của chính mình. " Cuộc sống là một chuỗi bài học mà bạn phải sống thì mới hiểu được"( Helen Keller) vì vậy để hiểu được cuộc sống ta cần trải nghiệm. Trải nghiệm giúp ta góp nhặt kinh nghiệm thực tế, bồi đắp vốn sống để chúng ta có cái nhìn toàn diện nhất về cuộc đời. Càng trải nghiệm nhiều chúng ta càng được tôi luyện rèn rũa, bước chân tiến tới đài vinh quang cuộc đời sẽ được nâng lên nhờ nấc thang trải nghiệm. Pê-cốp từ nhỏ là một cậu bé mồ côi nhờ trường đời trở thành nhà văn lớn. Ông từng nói " Dòng sông Volga và thảo nguyên là trường đại học của tôi". Và sau này nhân loại có Macxim Gorki - cánh chim báo bão của cách mạng Nga - nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trong dòng chảy văn học của nhân loại. Trải nghiệm còn giúp con người khám phá bản thân từ bên trong, nhận ra ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục. Nhưng trải nghiệm quý giá nhất nó là cho chúng ta một bài học "nhớ đời", chiêm nghiệm sau mỗi thất bại để thành công hoàn thiện cái "tôi" hơn ngày hôm qua. Thomas Edison- nhà bác học vĩ đại của thế giới chính là nhân chứng của một người thành công sau nhiều trải nghiệm. Ông học được cách sáng tạo tư duy không ngừng những cái mới và không bỏ cuộc sau hơn 10.000 lần thất bại. ông đã thành công đưa đến ánh sáng cho nhân loại từ trải nghiệm giá trị ấy. "Khát vọng của tôi mang dấu chân của những cuộc hành trình/ Chạy hoang hoài trong vô cùng vũ trụ...". Tuổi 18 rực rỡ sức sống tuổi trẻ nhiệt huyết, tôi chọn cho mình cách sống như đồi núi vươn tới tầm cao bằng hành trình trải nghiệm. Đừng để hoài phí những ngày tháng tuổi xuân bằng việc khép kín lòng mình, hãy bước ra thế giới và trải nghiệm tăng thêm vốn sống của mình. Trải nghiệm là của bạn vĩnh viễn mà không thuộc về một ai khác. Chúng ta sẽ ra sao nếu không lập tức trải nghiệm cuộc sống?

 

6 tháng 7 2023

I. Giới thiệu

Giới thiệu chủ đề về sự liên quan giữa trải nghiệm và quá trình trưởng thành.Tạo câu hỏi thúc đẩy suy nghĩ: Trải nghiệm có thực sự là yếu tố quan trọng trong quá trình trưởng thành hay không?

II. Trải nghiệm giúp mở rộng kiến thức và hiểu biết

Trải nghiệm giúp ta tiếp cận với những khía cạnh mới, mở rộng kiến thức và hiểu biết về thế giới xung quanh.Các trải nghiệm đa dạng giúp ta phát triển tư duy, khám phá và học hỏi từ những thử thách và thất bại.

III. Trải nghiệm tạo ra sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với khó khăn

Những trải nghiệm khó khăn và thử thách giúp ta phát triển sự tự tin và sẵn sàng đối mặt với khó khăn trong cuộc sống.Qua trải nghiệm, ta học cách vượt qua sự sợ hãi, phản ứng linh hoạt và tìm ra giải pháp cho các vấn đề.

IV. Trải nghiệm xây dựng kỹ năng sống và quan hệ xã hội

Qua trải nghiệm, ta học được cách giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết xung đột và xây dựng mối quan hệ xã hội.Các kỹ năng này là cơ sở để phát triển mối quan hệ tốt và thành công trong cuộc sống cá nhân và công việc.

V. Kết luận

Tóm tắt lại ý chính: Trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong quá trình trưởng thành.Tư duy phản biện: Trải nghiệm không đơn thuần là trải qua, mà là khám phá, học hỏi và phát triển từ những trải nghiệm đó.Khuyến nghị: Hãy tận hưởng và khai thác những trải nghiệm để trưởng thành và phát triển bản thân.