">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2023

Dàn ý cho đề bài “Phong trào đền ơn đáp nghĩa”:
1. Giới thiệu về phong trào đền ơn đáp nghĩa: Định nghĩa phong trào đền ơn đáp nghĩa
2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào này trong xã hội
3. Ví dụ về các phong trào đền ơn đáp nghĩa
- Ví dụ về phong trào đền ơn đáp nghĩa trong gia đình:
+ Sự đền ơn của con cái đối với cha mẹ
+ Sự đền ơn của anh chị em trong gia đình
+ Ví dụ thực tế về sự đền ơn trong gia đình
- Ví dụ về phong trào đền ơn đáp nghĩa trong cộng đồng
+ Sự đền ơn của người giàu đối với người nghèo
+ Sự đền ơn của người thành công đối với xã hội
+ Ví dụ thực tế về sự đền ơn trong cộng đồng
- Ví dụ về phong trào đền ơn đáp nghĩa trong quốc gia
+ Sự đền ơn của người dân đối với quốc gia
+ Sự đền ơn của người lính và cán bộ công an đối với quốc gia
+ Ví dụ thực tế về sự đền ơn trong quốc gia
4. Lợi ích và tác động của phong trào đền ơn đáp nghĩa
- Tạo ra một môi trường xã hội đoàn kết và hòa thuận
- Góp phần xây dựng một xã hội văn minh và nhân văn
-  Tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ của xã hội
5. Những bước cần thực hiện để thúc đẩy phong trào đền ơn đáp nghĩa
- Tăng cường giáo dục và tạo nhận thức về tầm quan trọng của đền ơn đáp nghĩa
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào phong trào này
- Xây dựng chính sách và quy định hỗ trợ và khuyến khích sự đền ơn đáp nghĩa
6. Kết luận
- Tóm tắt lại ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào đền ơn đáp nghĩa
- Kêu gọi mọi người tham gia và lan tỏa phong trào này trong xã hội

Dàn bài chi tiết

  • Mở bài:

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

  • Thân bài:

Xin lỗi là gì?

Xin lỗi là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

Văn hóa xin lỗi là vẻ đẹp cao quý trong đời sống giao tiếp của con người. Nhận ra lỗi lầm và chân thành nhận lấy nó để mong được tha thứ sẽ làm dịu bớt cơn giận dữ hoặc nỗi đau của người khác. Bởi vậy lời xin lỗi mang tính nhân văn cao cả trong đời sống.

Biểu hiện của người biết nói lời xin lỗi:

Người biết nói lời xin lỗi luôn mở lời xin lỗi khi gây ra một lỗi lầm. Hoặc một hành động sai trái gây ra hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến người khác và tự nhận khuyết điểm về mình. Đồng thời, tích cực tìm cách khắc phục hậu quả đã gây ra. Họ nhận thấy hành động của mình là không nên có. Họ cũng nhận thấy sai lầm và mong muốn được khắc phục. Người biết nói lời xin lỗi luôn sống hiền hòa, chuẩn mực. Họ luôn là người mẫu mực, quan tâm, kính nhường và tôn trọng người khác.

* Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi?

 Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng thái độ quan tâm và cầu thị hết sức cần thiết. Khi lời xin lỗi được trình bày chân thành nó phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân. Mặt khác, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người.

Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra. Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hành động này giúp cho các bên kiềm chế được cơn giận của bản thân. Từ đó, hướng đến những hành động đúng đắn. Lời xin lỗi đúng lúc, đúng việc giúp người bị thiệt hại cảm thấy được tôn trọng. Dựa trên sự đồng cảm, đồng tình hướng đến giải quyết sự việc theo hướng tích cực.

Lời xin lỗi không đơn giản là biết lỗi và nhận lỗi. Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Ai cũng có thể có những sai lầm. Điều này thật không thể tránh khỏi trong cuộc sống vốn rất phức tạp. Biết nói lời xin lỗi là biết nhận trách nhiệm của mình đối với hậu quả do hành mình gây ra. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.

Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm. Đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa. Từ đó nâng cao tinh thần, ý chí, quyết tâm hành động đúng. Biết nói lời xin lỗi để giúp mình quyết tâm sửa chữa và thăng tiến hơn.

Biết nói lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người. Vì những lỗi lầm của mình mà làm ảnh hưởng tới người khác. Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên.

Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. Biết nói lời xin lỗi thể hiện là con người có hiểu biết và có nhân cách đứng đắn.

Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân lẫn xã hội. Mặt khác, lời xin lỗi còn tăng lòng trung thành, niềm tin và sự cộng tác của con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. Sự tha thứ của người khác giúp gia tăng tình thương giữa con người với nhau. Biết nói lời xin lỗi thể hiện lối sống văn hóa lành mạnh, cao thượng đáng được đề cao trong cuộc sống.

* Muốn giao tiếp lịch sự, biết nói lời xin lỗi ta phải làm gì?

Trước hết phải sống chân thành, biết tôn trọng, quý trọng người khác. Phải thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình. Chân thành lắng nghe, bình tĩnh ứng xử thật lịch sự, tế nhị. Sự chân thành lúc nào cũng được ghi nhận trong cuộc sống.

Xác định rõ mức độ thiệt hại hay tổn của người khác do hành động của mình gây ra từ đó có ý định hay hành động bồi thường cụ thể để nhanh chóng giải quyết mâu thuẫn, tránh những xung đột đáng tiếc xảy ra. Lời xin lỗi đúng lúc có tác dụng ngăn cản những hành vi bạo lực, thái độ thô lỗ trong giao tiếp.

Để lời xin lỗi thật sự hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Đôi khi, khi sự việc đáng tiếc xảy ra, ta còn lưỡng lự không biết lỗi lầm do ai, thì trước hết nếu ta không bị thiệt hại gì hãy mở lời động viên, cảm thông, chie sẻ với người thiệt hại nhiều hơn. Điều đó sẽ khiến cho sự việc trở nên nhẹ nhàng và mau chống được giải quyết ổn thỏa. Lời xin lỗi chân thành có sữ mạnh hơn mọi loại thuốc an thần.

Hãy bày tỏ sự thấu hiểu, đồng cảm một cách chân thành. Không nên cố chấp tranh cãi, lớn tiếng, nóng giận khi mình gây ra lỗi lầm. Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

Không phải ai cũng dũng cảm khi phải thừa nhận chính lỗi lầm của mình, nhưng vượt qua được điều đó bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên, xin lỗi đôi khi cũng cần có nghệ thuật. Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn. Nếu bạn đã nhận ra sai lầm của mình thì đừng để quá lâu rồi mới nói lời xin lỗi. Đừng cố biện minh cho sự chậm trễ bằng việc chờ đợi đến lúc thích hợp, mà hãy nói ngay, càng sớm càng tốt.

  • Kết bài:

Biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm là một hành vi cao thượng cần có ở mỗi chúng ta. Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ đem đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn. Xin lỗi là lối giải thoát đầu tiên và nhanh chóng cho mọi sai lầm và tội lỗi.

P/s tham khảo 

28 tháng 2 2018

Dàn ý cảm ơn và xin lỗi


I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “ Xin lỗi và cảm ơn”
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa long nhau”.
Từ xa xưa thì văn hóa ứng xử luôn là chuẩn mực để đánh giá một con người. văn hóa ứng xử thể hiện nhân cách của một con người. để thể hiện chuẩn mwujc có rất nhiều cách để thể hiện và đánh giá. Trong đó, lời xin lỗi và cảm ơn là một chuẩn mực xác thực nhất cho việc đánh giá này. Nhưng lời xin lỗi và cảm ơn như thế nào cho đúng, ta cùng đi tìm hiểu vấn đề này.

II. Than bài
1. Giải thích “ xin lỗi, cảm ơn”
a. Cảm ơn là gi?
“Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình. 
b. Xin lỗi là gi?
“Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.

2. Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn
a. Cảm ơn
- Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn
- Biết ơn thầy cô giáo
- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình
b. Xin lỗi
- Có thái độ ăn năng hối lỗi trước hành động sai trái của mình
- Có những hành động sửa lỗi.
3. Thực trạng
- Nhiều thanh niên hiện nay ngại nói xin lỗi và cảm ơn
- Có nhiều người thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.
4. Nguyên nhân
Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lỗi sống vô cảm khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
5. Hậu quả
Hành động này tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.
Những đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

III. Kết bài
Nêu ý nghĩa của “ cảm ơn và xin lỗi”
Thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề này.

11 tháng 2 2022

+ Mở bài: Nêu khái quát vị trí của lòng nhân ái đối với cuộc sống tinh thần, giá trị con người trong đời sống hiện nay.

– Cha ông ta xa xưa đã có câu “Lá lành đùm lá rách”

+ Thân bài:

– Lòng nhân ái là gì? Lòng nhân ái được thể hiện như thế nào? Bạn thấy lòng nhân ái xuất hiện ở đâu? (ví dụ như: trong các cử chỉ cao đẹp của con người, đối nhân xử thế giữa người với người, bạnlấy ví dụ thực tế trong đời sống, có thể từ chính cuộc sống của bản thân mình…)

– Lòng nhân ái có tầm quan trọng như thế nào? Có lòng nhân ái con người sẽ sống đoàn kết yêu thương nhau hơn. Con người khi sống với nhau bằng lòng nhân ái xã hội sẽ phát triển và gắn bó với nhau

+ Mở mang tâm hồn con người, giảm bớt những hận thù, ganh ghét kị. Trên thế giới sẽ không còn chiến tranh. Trong mỗi dân tộc sẽ giảm đi số lượng tội phạm… Giúp cho quan hệ giữa người với người tốt hơn

– Xây dựng một xã hội phát triển giàu đẹp, tràn đầy nghĩa tình…. mà ở trong đó tinh thần tương thân, tương ái nâng đỡ nhau cùng phát triển sẽ được phát huy

– Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều là thiên thần nhưng trong quá trình lớn lên tiếp xúc và học tập từ xã hội bên ngoài mà con người dần dần thay đổi, có người trở nên lương thiện, có tính thần nhân ái biết giúp đỡ người khác có người thì trở nên hung bạo thích đánh đám, thích làm tổn thương người khách, do vậy nếu tất cả đều có lòng nhân ái thì cuộc sống trên thế giới sẽ vô cùng bình yên.

– Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường mỗi chúng ta cần làm sao để có được lòng nhân ái?(học tập, tu dưỡng đạo đức, trau dồi tình cảm cho bản thân,…)

+ Kết bài:

– Một xã hội muốn phát triển tốt đẹp là một xã hội mà con người sống trong đó phải có lòng nhân ái, cần yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Bởi có thế cuộc sống của con người ta mới thật sự ý nghĩa. Bởi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

11 tháng 2 2022

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng nhân ái. (Một trong những phẩm chất quý báu của con người Việt Nam ta chính là lòng nhân ái).

2. Thân bài

a. Giải thích

Lòng nhân ái: tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.

b. Phân tích

Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh, giúp đỡ nhau làm cuộc sống của con người ngày càng tốt lên, xã hội phát triển hơn.

Một con người có tâm thiện, luôn giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và sẵn sàng giúp đỡ lại khi mình rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Nếu xã hội ai cũng có tấm lòng “tương thân tương ái” thì xã hội sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có tấm lòng nhân ái, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, chỉ biết đến bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng nhân ái; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

11 tháng 2 2022

tin tưởng

29 tháng 8 2021

tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà: Một nhà quân sự, một nhà báo tài năng chuyên nghiên cứu về chủ tịch Hồ Chí Minh

- Vài nét về đoạn trích: “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái cao cả” đã làm nổi bật phong cách giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc

2. Thân bài

a. Quá trình hình thành phong cách Hồ Chí Minh

* Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để hình thành phong cách của mình

- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây, chính bới vậy, Bác đã thu nhận được vốn tri thức văn hóa sâu rộng:

 

+ Vốn tri thức sâu rộng có được do Bác hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp nên đã học và nói thành thạo nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Hoa, Nga…

+ Bác học hỏi ngay cả khi trải qua những công việc kiếm sống: bác làm nhiều nghề và đến đâu Bác cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa đến một mức khá uyên thâm

 

* Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại ở Bác là sự tiếp thu có chọn lọc

 

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài:

+ Không phải tất cả văn hóa các nước Bác đều tiếp thu, Người chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực ⇒ tiếp thu một cách chủ động

 

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên cơ sở nền tảng là văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng bên ngoài

b. Những vẻ đẹp trong lối sống và làm việc thể hiện phong cách Hồ Chí Minh

- Nơi ở, nơi làm việc của Bác rất giản dị, là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh ao, chỉ vẻn vẹn vài phòng, đồ đạc “mộc mạc, đơn sơ”

 

- Tư trang rất giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp

- Cách ăn uống rất đạm bạc với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối… ⇒ những món ăn dân tộc không chút cầu kì

c. Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh

- Phong cách sống của Bác là phong cách sống giản dị nhưng lại vô cùng thanh cao:

+ Phong cách sống của Bác không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời

+ Phong cách sống của Bác chính là phong cách sống với cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên

⇒ Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách sống mang hồn dân tộc sợi nhắc đến phong cách của các vị hiền triết trong lịch sử dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm

3. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Cách lập luận chặt chẽ, luận điểm, luận cứ rõ ràng, xác đáng, cách trình bày ngắn gọn…

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm ngưỡng vọng chân thành đối với vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc. Mỗi chúng ta có thể học tập lối sống giản dị mà thanh cao rất Việt Nam ấy để vững vàng sống trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay

tham khảo phải in đậm