K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2020

Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh giúp bà cụ qua đường:
- Đi học về, háo hức muốn về nhà ngay vì được điểm 10 môn Giáo dục công dân, muốn khoe với bố mẹ.
- Đường phố đông người qua lại, đi qua ngã tư rất khó khăn.
- Em nhìn thấy một cụ già đứng đó từ bao giờ, rất muốn sang đường mà không thể sang được.
Thân bài
- Tả vài nét về phố phường lúc đó: Đường rất đông người, ai cũng vội về nhà, tiếng còi xe kêu inh ỏi, không ai để ý tới bà cụ đó.
- Tả sơ qua về cụ già: khoảng 70 tuổi, người gầy, mắt kém, phải đeo kính, đi đứng chậm chạp, tay cầm tờ báo Người cao tuổi.
- Cảm xúc của em:
+ Lúc đầu em định đi ngay vì đang rất muốn về nhà.
+ Sau đó em thấy cụ già nhìn em chờ đợi với sự hi vọng em sẽ giúp đỡ cụ.
+ Em thấy cụ giống bà mình ở quê, già yếu, cần sự giúp đỡ.
+ Em nhớ tới bài kiểm tra được điểm 10 của mình về môn Giáo dục công dân, em đã viết rất hay về lòng tốt của con người.
- Kể về hành động của em: Em đến bên cụ già, chào cụ, hỏi cụ có muốn sang
đường không và xin được giúp đỡ cụ.
- Tả vẻ thái độ của cụ già: rất vui, nở nụ cười hiền hậu, cảm ơn em.
- Kể về việc em dắt cụ qua đường: Hai ông cháu qua đường cẩn thận, mọi người nhường dường, có nhiều ánh mắt thiện cảm dành cho em.
- Kể kết thúc sự việc: Cụ già nắm tay em cảm ơn. Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Em về nhà kể chuyện với bô mẹ. Bố mẹ khen ngợi em.
Kết bài
- Khẳng định lại cảm xúc của em về việc làm tốt ấy.
- Mong muốn sẽ làm được nhiều điều có ích hơn nữa.

26 tháng 10 2021

undefined

26 tháng 10 2021

Bài tham khảo

3 tháng 4 2018

- B1: Lựa chọn sự việc chính- giúp bà cụ qua đường lúc xe đông

- B2: lựa chọn ngôi kể- ngôi thứ nhất (có thể ngôi thứ 3)

- B3: Xác định thứ tự kể ( trình tự sự việc)

   + Hoàn cảnh gặp bà cụ muốn qua đường (địa điểm, thời gian)

   + Quá trình, hành động giúp bà cụ qua đường

   + Tâm trạng của bà cụ và bản thân em sau khi bà cụ qua đường

B4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự

   + Dáng đi, nét mặt của bà cụ

   + Bối cảnh xung quanh đông người và nhiều xe qua đường

   + Cảm nghĩ khi làm được việc có ý nghĩa

B5: Viết bài theo những dàn ý đã lập

Bài 1:

Khi ánh đèn đường sáng lên cũng là lúc màn đêm dần buông xuống, giữa đường vẫn còn rất đông xe cộ. Bên lề đường đối diện, tôi thấy 1 bà lão tóc bạc, lưng còng, tay chống gậy cứ nhìn xung quanh với vẻ mặt lúng túng. Chắc do tại xe đông quá nên bà không dám sang. Thấy vậy, tôi nhanh nhẹn qua đường và đến bên chỗ bà cụ , nắm lấy khuỷu tay bà và nói : " Để cháu sang đường cùng bà nhé!" Thế là tôi đã cùng bà đi qua đường trên lối dành cho người đi bộ. Sau khi chào tạm biệt bà, tôi vui lắm, vui vì đã giúp đỡ được người khác.

_ Cre : đầu tự nghĩ ạ ko chép mạng nha('.')

_ Cậu có thể tham khảo bài làm tren đây ạ, chúc cậu học tốt'.'

9 tháng 9 2021

Tham khảo dàn ý về con mèo (Nếu bạn muốn con trâu thì cũng được, sẽ có nhiều cho bạn)

I. MỞ BÀI:

Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).

 

II. THÂN BÀI:

1. Khái quát chung về loài mèo:

- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.

- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).

 

2. Đặc điểm:

- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...

 

3. Tập tính loài mèo:

- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.

- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.

 

4. Vai trò:

- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.

 

5. Lời khuyên:

- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.

 

III. KẾT BÀI:

Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).

9 tháng 9 2021

Minh cảm ơn bạn!!!! :3

19 tháng 1 2022

Refer:

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

- Trước hết, em cần chọn cho mình một đồ dùng học tập cụ thể (bút bi, bút chì, cặp sánh, quyển tập,...) miễn là đồ dùng đó là vật gần gũi, em có nhiều tình cảm về nó và có nhiều kiến thức về nó. Khi thuyết minh, em cần đảm bảo những ý sau đây:

   + Nguồn gốc, xuất xứ, người phát minh?

   + Cấu tạo của đồ dùng đó như thế nào là đúng, là tốt?

   + Cách bảo quản đồ dùng đó như thế nào là tốt?

   + Ý nghĩa của đồ dùng trong cuộc sống của em?

   + Cảm nghĩ của em về đồ dùng đó?

19 tháng 12 2022

Tham khảo:

1. Mở bài:

Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?...

- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?Đó là người thầy(cô) như thế nào?Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.

- Diễn biến của câu chuyện:

Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.
8 tháng 1 2022

Tham khảo

húng ta phải biết sống lạc quan, đừng bao giờ cảm thấy bản thân mình bất hạnh, ông trời sinh ra ta, có một cơ thể hoàn hảo, có một gia đình hạnh phúc, để chúng ta gặp nhau, thế là quá đủ rồi. Chúng ta phải vui lên, sống thay cho những đứa trẻ không được thấy mặt trời, sống thay cho những ai thực sự bất hạnh, phải vui lên, đừng buồn vì bất cứ thứ gì.

Người ta thường nói: “Ông trời không cho ai tất cả, cũng không lấy đi của ai tất cả hết”. Nhưng tôi đôi khi cảm thấy bất lực khi có cảm giác ông trời đang muốn nhấn chìm tôi giữa dòng người bất tận. Sự bất lực khi bản thân quá yếu kém, đó là bất lực khi tôi không có ý chí phấn đấu. bất lực khi tôi cảm thấy bản thân quá bế tắc. Trong cuộc sống, tôi vẫn may mắn hơn so với rất nhiều người, có những cô bé, cậu bé phải trải qua cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, không có điều kiện để đến trường, phải đấu tranh với định kiến xã hội, với sự xa lánh của bạn bè, nỗi bất lực của bản thân khi có những khiếm khuyết trên cơ thể. Tôi hiểu được điều ấy từ một câu chuyện, câu chuyện quen thuộc nơi giảng đường, câu chuyện về cậu bé viết bằng chân qua cuốn sách “Tôi đi học” của thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký.

“Tôi đi học” là những trang nhật ký đầy nỗ lực của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, là lời khẳng định, không gì là không thể, chỉ cần ta có quyết tâm, có ý chí, biết đấu tranh và một con mắt nhìn đời lạc quan.

Tôi hỏi bạn, nếu một ngày, bạn bị đau tay, làm gì cũng bất tiện, bạn có cảm thấy bực bội không? Thế nhưng, có một Nguyễn Ngọc Ký sau một lần ốm đã phải mang “đôi tay nặng trịch, không còn đủ sức nhấc nó lên nữa”. Nếu một ngày, bạn bị những người xung quanh nhìn bằng con mắt dò xét, bạn có khó chịu không? Thế nhưng có một Nguyễn Ngọc Ký đã phải nghe những lời trêu đùa của lớp bạn: “Ký què!” rồi những lần bị bạn bè cười vào mặt. Bạn thường mơ về một tương lai đẹp đẽ ra sao? Nhưng có một Nguyễn Ngọc Ký chỉ ước “đôi tay được trở lại bình thường, dù chỉ đôi phút…”

“Tôi đi học” là cuốn sách 39 chương nhật ký mà thầy giáo ưu tú kể lại về tuổi thơ bất hạnh nhưng cố gắng vươn lên đến chiếc ghế đại học để truyền động lực cho bạn đọc. Hầu hết mọi người chỉ biết đến câu chuyện về cậu bé viết bằng chân, chứ ít ai biết đến những ngày tháng mà Nguyễn Ngọc Ký phải sống buồn tủi, phải nhờ đến những người xung quanh giúp đỡ, những cố gắng của một đứa trẻ để được bằng bạn bằng bè. Ít ai biết rằng, Nguyễn Ngọc Ký viết rất hay vẽ đều rất đẹp, học không chỉ đều mà còn giỏi… Đó là kết quả của sự đấu tranh bằng tinh thần, nghị lực, bằng khát khao và hy vọng.

Năm lên bốn tuổi Nguyễn Ngọc Ký bị bệnh bại liệt, hai tay không cử động được nữa. Lúc bấy h quê cậu bé Nguyễn Ngọc Ký bị giặc pháp chiếm đóng . Khi hòa bình lập lại, cậu quyết tâm đi học . Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, sự tin tưởng của gia đình cậu dùng đôi chân của mình thay thế đôi tay và đến lớp học đều đặn. Tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ rất xúc động khi đọc những dòng tâm sự trong câu chuyện Những ngày mon men đến lớp, những ngày tập viết, bài tập thủ công 10 điểm.. của tác giả. Đối với 1 cậu bé bình thường việc cầm bút tập viết hay dùng kéo cắt thủ công đã khó, thế mà Nguyễn Ngọc Ký dùng đôi chân của mình để tập viết và cầm kéo để cắt thủ công thực sự là điều mà mọi ng không nghĩ rằng có thể làm được. Điều ngạc nhiên hơn là Nguyễn Ngọc Ký còn dùng chân để vẽ hình trong toán học . Với đôi chân chỉ cần cặp chiếc thước kẻ 1 đường thẳng đã khó, huống hồ phải kẻ những đường ngang dọc lắt léo trong toán học đòi hỏi thật chính xác, hay dùng compa vẽ hình tròn. Bằng ý chí và nghị lực phi thường cậu đã vẽ được những hình khá chuẩn xác. Để rồi vượt lên trên tất cả những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua từ lớp vỡ lòng đến tốt nghiệp trung học. Nguyễn Ngọc Ký luôn là học sinh giỏi, được thầy yêu bạn mến.

Tôi được biết đến cuốn tự truyện nay qua 1 người bạn. Cuốn sách này đã cho tôi hiểu rõ hơn về quá trình vượt khó, vươn lên để hoàn thành chặng đường đầy chông gai ấy. Cuốn sách mỏng nhưng lại chứa đựng rất nhiều câu chuyện đầy cảm động, để ta biết rằng không chướng ngại gì có thể ngăn cản ước mơ của một con người mạnh mẽ và quyết tâm, nhất là khi họ lại có được tình thương và sự ủng hộ không ngừng của bạn bè thầy cô, gia đình và xã hội.

Mong mọi người biết trân quý sự may mắn nếu chúng ta có một thân thể lành lặn, và hãy chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ với những người không được may mắn ấy!

Và hãy cố gắng thực hiện ước mơ của mình, bởi không gì có thể ngăn ta, chỉ cần có một quyết tâm sắt đá, ý chí kiên cường và con mắt nhìn đời một cách lạc quan. “Đủ mạnh mẽ để vượt qua khó khăn”, ” Đủ lạc quan để luôn mỉm cười và cám ơn cuộc đời”