Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trung thu là tết đoàn viên. Đêm trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà nó còn là ngày của gia đình, của sự đoàn tụ. Trung thu là ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Vào ngày này, trẻ con chúng tôi được rước đèn, phá cỗ và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác. Chính vì thế, đêm trung thu luôn là đêm náo nhiệt và tưng bừng nhất ở làng tôi. Sau khi ăn tối, trẻ con chúng tôi rủ nhau tập trung ở sân đình để chuẩn bị đi rước đèn. Thường niên, chúng tôi đi rước đèn ngay khi trăng lên. Bởi vậy mà chúng tôi tập trung từ rất sớm. Nghe theo lời chỉ dẫn của các anh chị bí thư đoàn, chúng tôi nhanh chóng xếp thành hàng lối ngay ngắn. Đứa tay xách lồng đen, đứa cầm đèn ông sao, đứa thì đội vương miện thắp sáng óng ánh, đứa thì mặt nạ, hay thanh kiếm phát sáng dài. Chúng tôi đi đến đâu náo nhiệt ồn ào đến đấy, vừa đi vừa hát vang bài "đêm trung thu". Vầng trăng cũng đã tỏ, dường như chúng tôi đi đến đâu, trăng theo đến đó, rót ánh sáng bàng bạc xuống đường soi sáng bước tôi đi. Vầng trăng lúc mới lên to tròn vành vạnh, có màu hồng hồng bao quanh. Mặt trăng to rõ và gần hơn mọi khi. Tôi có thể nhìn thấy rõ những vết lồi lõm trên mặt trăng hệt như bóng dáng chú cuội chị Hằng ngồi gốc cây đa như sự tích bà kể năm nào. Một vòng rước đèn, chúng tôi lại trở về vị trí tập trung ban đầu. Đến nơi, các anh chị trong đoàn xã đã dựng trại, bày mâm ngũ quả cho chúng tôi. Khi nghe hiệu lệnh xếp hàng và ngồi xuống, chúng tôi được phát quà, bánh kẹo và bắt đầu thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, chúng tôi ai nấy trở về nhà. Lúc này trăng đã lên cao lắm rồi, không còn cái màu hồng hồng như lúc trước nữa. Về đến nhà, ba mẹ vẫn đang chờ tôi, cặp bánh dẻo, bánh nướng đã được để sẵn trên bàn cùng trà uống mẹ vừa mới pha. Về đến nhà, tôi kể lại cho ba mẹ nghe tôi đã làm những gì rồi ba mẹ lại nói chuyện vui vẻ. Cả nhà ngập tràn tiếng cười. Ánh trăng soi sáng khắp sân nhà chiếu cả vào nơi gia đình tôi đang quây quần vui vẻ.
Một buổi học của ngày đầu tuần lại đến. Buổi học này để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, tiết trời ấm áp. Nắng ban mai rải nhẹ những tia nắng vàng óng á xuống cành cây, kẽ lá. Mọi vật như bừng tỉnh giấc. Em tung tăng cắp sách đến trường. Vẫn như thường ngày, chúng em nhanh chóng truy bài lẫn nhau. Đúng bảy giờ, tiếng trống trường quen thuộc lại vang lên. Chúng em xếp hàng ngay ngắn trước sân trường để làm lễ chào cờ. Bạn Liên đội trưởng điều khiển nghi lễ. Lá quốc kì được từ từ kéo lên, phần phật trong gió sớm. Tiếng trống chào cờ vang lên cùng bài hát Quốc ca, Đội cahùng tráng. Cảnh tượng lúc chào cờ đã khơi dậy trong lòng em một sự tưởng nhớ và lòng biết ơn sâu sắc. Ba mươi phút trôi qua, kết thúc nghi lễ và những nội dung của tiết chào cờ. Chúng em tuần tự vào lớp học.
Tiết học đầu tiên là môn Tập đọc với bài Người công dân số Một. Qua bài học, hình ảnh yêu nước, thương dân của người nông dân đất Việt đã in sâu vào tâm trí em. Đó là hình ảnh Bác Hồ thời trai trẻ. Bác đang chuẩn bị cho chuyên đi xa để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Vì hoài bão cứu nước nên Bác không làm việc ở Sài Gòn mà phải bôn ba ra nước ngoài, dù phải chịu nhiều gian khổ. Em cảm thấy thương Bác vô cùng.
Tiết học tiếp theo là môn Toán với bài Diện tích hình tròn. Chúng em hào hứng thảo luận, xây dựng bài học. Từng cánh tay đưa lên như những búp măng non, ai cũng mong được cô giáo gọi đến tên mình. Chúng em tiếp nối nhau trả lời rồi lên bảng giải bài tập. Những tia nắng ấm áp nghiêng mình qua cửa sổ xem chúng em làm bài. Làn gió mát rượi thổi đến như tiếp sức, cổ vũ cho chúng em. Nhờ hiểu bài, em làm bài tập rất nhanh. Cô giáo nhìn chúng em làm bài với vẻ hài lòng phấn khởi. Có lẽ hôm ấy chúng em đạt điểm mười nhiều nhất.
Môn Toán vừa kết thúc cũng là tiếng trống trường gióng giả vang lên báo hiệu giờ giải lao. Chúng em ùa ra sân, tung tăng chạy nhảy. Ai nấy đều vươn cao lồng ngực để hít thở không khí trong lành. Mười lăm phút giải lao lại hết, chúng em vào lớp, tiếp tục môn Địa lí. Bài học về châu Á đã giúp em hiểu được đặc điểm tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của các nước thuộc châu lục này. Chúng em đã hiếu được rằng, các nước châu Á đều thuộc chủng tộc da vàng, chúng ta phai cùng nhau đoàn kết, hợp tác và phát triển,
Tiết học cuối cùng là môn Đạo đức. Bài học Em yểu Tổ quốc Việt Namđã giúp em thấy được Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, ngày nay đang gìn giữ và phát triển. Em lại càng nhận rõ phần trách nhiệm của mình đang chờ ởphía trước. Em cảm thấy yêu quê hương, đất nước vô cùng.
Thế là buổi học đã hết. Chúng em ra về với niềm hân hoan, phấn chấn. Ai cũng rạng rỡ nụ cười tươi thắm trên môi. Em mong sao các buổi học sau đều như thế.
I – Mở bài
– Giới thiệu về ngày đi học đầu tiên đáng ghi nhớ .
– Cảm xúc , ấn tượng chung
II – Thân bài
1 –Chuẩn bị tới trường
– Cảnh sắc thiên nhiên , tâm trạng (miêu tả cảnh và miêu tả nội tâm)
– Chuẩn bị đến trường : Bút thước , sách vở , các đồ dùng khác
– Trên đường đi tới trường : Cảnh vật , tâm trạng , bạn bè
2 – Tới trường
– Cảnh ngôi trường : Cồng trường , sân trường , không khí náo nức , đông vui
– Lớp học : Phòng học mới , cô giáo , bạn bè , đồ dùng trong lớp .
– Tâm trạng , cảm xúc trước những điều mới lạ .
3 – Sự việc gây ấn tượng
– Cô giáo , một vài bạn trong lớp
– Sự việc hoặc người bạn cùng bàn đáng ghi nhớ .
– Bài học đầu tiên
III – Kết bài
– Ý nghĩa của trường lớp đối với tuổi thơ .
– Ấn tượng , cảm xúc sâu sắc của bản thân , lời tự hứa
Theo nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, mùa hè đi qua, nhường chỗ cho mùa thu. Những chiếc lá vàng xoay xoay trong gió thu se lạnh. Những cây hoa sữa bung từng chùm hoa trắng muốt như bông tuyết…Mùa thu đến, khẽ khàng nhưng mang bao nhiêu là niềm vui của trẻ thơ chúng tôi. Tết Trung thu- Tết của thiếu nhi. Thật là hồi hộp và háo hức!
Buổi chiều hôm ấy, cả nhà tôi đã tràn ngập không khí đón Tết Trung thu. Mẹ lụi cụi nấu nướng xôi chè. Ba tôi đang trang trí lại mảnh sân nhỏ trước nhà. Hai anh em chúng tôi thì tíu tít ngắm nghía lồng đèn. Mấy bạn trong xóm í ới gọi nhau khoe lồng đèn làm tôi càng háo hức mong cho chiều xuống thật nhanh.
Khi ông mặt trời mệt mỏi lặn xuống dãy núi phía tây thì cũng là thời khắc bắt đầu của đêm Trung thu. Màn đêm nhẹ nhàng phủ xuống khắp xóm làng. Dãy núi mờ xa như khoác chiếc áo choàng đen tím thẫm. Bầu trời xanh trong. Gió khẽ lay động những tàu chuối sau nhà. Kìa! Từ phía sau lũy tre làng, mặt trăng từ từ nhô lên. Lũ trẻ chúng tôi đều hướng mắt về cái vầng ánh sáng kỳ ảo ấy.Trăng tròn như quả bóng .Ôi! Thật là huyền ảo! Trăng tỏa ánh sáng mát dịu xuống khắp xóm làng. Ánh trăng xuyên qua kẽ lá. Mảnh sân con trước nhà tôi sáng rõ như thắp điện. Không biết chú Cuội và chị Hằng trên cung trăng có nhìn thấy chúng tôi ? Tôi băn khoăn khi nghĩ đến chú Cuội đang ngồi bên gốc đa nhìn xuống trần gian mà chẳng làm sao về nhà. Chắc chú Cuội nhớ nhà lắm! Thương chú Cuội quá!
Bỗng có tiếng trống thình thình từ phía khu sinh hoạt văn hóa của làng. Tôi vội vàng dắt em tôi chạy về phía đó. Chao ôi! Cả một đoàn múa lân đang biểu diễn giữa bãi đất trống. Hình như cả làng đều đổ xô ra đây. Mọi người đứng chen chúc nhau. Mặt ai cũng rạng rỡ. Trong tiếng trống sôi động, con lân múa những động tác thật uyển chuyển. Lúc thì lân cúi xuống, quỳ lạy rồi bất ngờ tung người lên cao uốn lượn dũng mãnh…Lúc thì lân lại mềm mại di chuyển như một dãi lụa đang tung bay trong gió. Chú Tễu chạy tới chạy lui xung quanh lân. Ông Địa lại cầm chiếc quạt giấy quạt phành phạnh. Tiếng reo hò, cổ vũ không ngớt. Mấy đứa trẻ con cười ré lên khi ông Địa đến gần chúng trêu chọc. Tôi say sưa ngắm nhìn tất cả với một niềm say mê lạ kỳ. Không thể không thán phục tài múa lân của các anh trong đội lân. Không thể nhịn được cười trước cái vẻ ngộ nghĩnh và đáng yêu của chú Tễu và ông Địa. Thật là tuyệt vời!
Khi đội lân biểu diễn xong thì mọi người tụ tập ngồi xung quanh bãi đất trống. Ở giữa bãi đất dựng một khán đài nhỏ, có treo đèn nhấp nháy, lồng đèn đủ kiểu dáng, màu sắc…Mâm cỗ được bày biện đủ thứ hoa quả, bánh trái đặt trang trọng trên một chiếc bàn lớn giữa khán đài. Một bác lớn tuổi lên khán đài giới thiệu chương trình đêm Trung thu. Các tiết mục văn nghệ thật đặc sắc. Nào là đơn ca, tốp ca, độc tấu đàn tranh, sáo…Diễn viên toàn là người trong làng. Nhiều cô bác lớn tuổi cũng góp vui văn nghệ bên cạnh các tiết mục của các bạn thiếu nhi. Tôi say sưa theo từng điệu múa, tiếng đàn, giọng hát…Chao ôi là vui!
Lũ trè con chúng tôi hào hứng nhất là tiết mục phá cỗ. Chúng tôi cầm lồng đèn đi tung tăng quanh khán đài. Nào lồng đèn ông sao, lồng đèn con cá, con thỏ, lồng đèn du thuyền…Cái nào cũng thắp nến rực rỡ…Nổi bật nhất là chiếc lồng đèn ngôi sao của anh Nam- nó to bằng cả cái nia. Vừa đi, chúng tôi vừa hát vang: Tết Trung thu rước đèn đi chơi…
Các cô bác chia bánh kẹo, hoa quả cho chúng tôi. Đứa nào cũng hớn hở vì được nhiều quà bánh. Em tôi cười tít mắt vì nó được một chiếc bánh dẻo thơm phức.Thật là hạnh phúc!
Trăng đã lên cao từ lúc nào. Trăng như chiếc đĩa bạc lơ lửng giữa bầu trời . Tiếng cười nói đã bớt xôn xao. Mọi người lục tục kéo nhau về. Lũ trẻ con chúng tôi xách lồng đèn và quà bánh rồng rắn dẫn nhau về. Ánh nến từ lồng đền hắt xuống mặt đường soi rõ cả bước chân. Một cảm giác nuối tiếc cứ lởn vởn trong tâm trí tôi.
Về đến nhà, hai anh em tôi lại ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lung linh của mảnh sân trước nhà. Những ngọn đèn nhấp nháy treo ngang dọc trên giàn hoa như ngàn ngôi sao. Một chiếc lồng đền ông sao còn to hơn cả lồng đèn anh Nam lơ lửng trên cây mận. Một mâm cỗ nào chè, xôi, bánh nướng, bánh dẻo được mẹ đặt giữa sân. Niềm vui sướng, háo hức lúc nãy tưởng tan biến, nào ngờ lại dâng lên trong lòng tôi. Ba mẹ tôi dịu dàng chia quà cho hai anh em tôi. Cả nhà tôi ngồi trò chuyện, ăn bánh, uống nước trong ánh sáng dịu mát của vầng trăng . Không khí gia đình đầm ấm đem lại cho tôi cảm giác thật bình yên. Tôi ngước nhìn lên bầu trời, bắt gặp vầng trăng tròn trịa . Chú Cuội sẽ buồn biết mấy khi không được về thăm nhà nơi trần gian này. Còn tôi, tôi hạnh phúc hơn chú Cuội nhiều lắm, vì tôi đã được đón một đêm Trung thu thật vui vẻ.
Đêm rằm tháng tám với Tết Trung thu đã để lại ấn tượng khó quên trong tôi. Chúng tôi đã có những giờ phút thật tuyệt vời của trẻ thơ. Cám ơn mùa thu, cám ơn đêm Trung thu!
Em cũng như bao bạn nhỏ khác cũng đều mong ngóng đến ngày Tết trung thu mồng một tháng sáu, bởi đây là ngày tết thiếu nhi, là ngày mà chúng em sẽ được cùng nhau chơi trông trăng, được người lớn mua cho những đồ chơi trung thu như: lồng đèn, ông sao năm cánh, những chiếc oản và quả bưởi để chúng em có thể làm lễ trông trăng.
Vào đêm Rằm trung thu, không gian xung quanh khác hẳn mọi ngày, mặt trăng trên cao kia tròn vành vạnh, chiếu sáng xuống mặt đất, và đứng ở dưới em cũng có thể nhìn trọn vẹn hình ảnh của chú cuội đang ngồi thổi sáo bên gốc cây đa, bên cạnh là chú trâu hiền từ. Trăng hôm rằm không chỉ sáng mà xung quanh vầng trăng sáng ấy còn được giăng kín bởi những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, làm cho bầu trời đã sáng lại càng sáng hơn, đã đẹp lại càng đẹp hơn nữa. Không gian hôm Rằm rất tuyệt vời, đã vậy lại có những cơn gió hiu hiu thổi làm cho em cảm thấy rất thoải mái.
Vì rằm trung thu cũng là ngày Tết thiếu nhi nên ở quê em đặc biệt vui nhộn, những tiếng nói, tiếng cười của các bạn nhỏ vang vọng từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Hôm nay là ngày đặc biệt nên em cũng như các bạn không phải học, dù rằng không phải vào thứ bảy hay chủ nhật. Để ngày tết trung thu thêm ý nghĩ hơn, mẹ em đã đi chợ và mua cho em rất nhiều quà, đó là một ông sao năm cánh, và một đèn lồng có hình búp bê rất đẹp, đặc biệt là khi nhấn nút khởi động thì chiếc đèn này còn phát ra tiếng nhạc rất du dương nữa. Có những đồ vật xinh xắn này em sẽ có một buổi trông trăng đầy vui vẻ với các bạn cùng xóm của mình.
Đã thành thông lệ vào mỗi ngày Rằm trung thu, cứ vào tầm bảy giờ tối, chúng em sẽ háo hức chạy ra văn hóa, xếp thành những hàng ngay ngắn, thẳng tắp để các anh chị phát kẹo trung thu. Chúng em cười nói rất vui vẻ nhưng tuyệt nhiên không có ai chen lấn hay tranh giành nhau cả. Sau khi được phát kẹo, chúng em đều rất lễ phép chào các anh chị rồi cùng nhau cầm kẹo và những chiếc đèn lồng trong tay đi khắp làng, từ đầu xóm đến cuối xóm, cứ đến mỗi nhà thì các bác, các cô lại mang ra những chiếc kẹo và thưởng cho chúng em.
Và tiết mục cuối cùng cũng là tiết mục ý nghĩa nhất, đó chính là lễ trông trăng, chúng em sẽ tập hợp hết kẹo được phát, những chiếc đèn lồng, những ông sao năm cánh lại rồi cùng nhau ngồi quây quần bên một tấm chiếu nhỏ, chúng em đứa nào đứa đấy đều ngước cổ lên ngắm trăng, bởi vào thời khắc ánh trăng sáng nhất, tròn nhất chính là khi lễ trông trăng diễn ra và chúng em hoàn thành nghi lễ ấy.
Đêm trung thu là một đêm em cảm thấy rất vui, bởi đêm Rằm ánh trăng rất đẹp, to và tỏ rạng rực rỡ, đây cũng là đêm trăng mà thiếu nhi chúng em vui vẻ nhất, bởi không chỉ được cùng nhau vui chơi mà còn cùng nhau ngồi làm lễ trông trăng, chia nhau từng chiếc kẹo ngọt. Năm nào cũng vậy,đêm rằm trung thu luôn là đêm mà chúng em mong chờ nhất.
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)
Thân đoạn:
Giới thiệu về mẹ em:
+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?
+ Mẹ em làm nghề gì?
Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:
Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...
Mẹ dạy em học bài...
...
Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ
Kết đoạn.
Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.
Câu 1 :
Tình cha con luôn là thứ tình cảm âm thầm, lặng lẽ nhưng mạnh mẽ và da diết. Chưa bao giờ em viết bất cứ một điều gì dành cho cha, bởi rằng có lẽ ngôn từ không đủ sức để diễn tả hết tình cảm đó. Và có lẽ em không đủ can đảm để viết ra những lời tự sâu trong trái tim dành cho cha. Đó là một người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời em hôm nay và cả mai sau nữa.
Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đnag tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ giành cho gia đình.
Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.
Nếu như mẹ âm thầm tần tảo sớm hôm thì cha là người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác hết mọi chuyện lớn trong gia đình. Cha như cây đại thụ chống những cơn bão nổi dậy trong gia đình. Nếu không có ý chí, nghị lực và tình yêu phi thường thì cha không thể gánh vác được trách nhiệm lớn lao như thế.
Em vẫn thường bắt gặp hình ảnh người mẹ dịu hiền, đảm đang, tần tảo trong những câu thơ, áng văn của nhiều nghệ sĩ; nhưng hình ảnh người cha thật hiếm hoi. Có lẽ tình cảm giành cho mẹ rất dễ bày tỏ nhưng đối với cha thì rất khó khăn. Tuy nhiên không phải thế mà vai trò người cha trở nên giảm đi. Ngược lại vai trò và trách nhiệm ngày càng to lớn và được khẳng định mãnh liệt hơn.
Cha em là một người rất hiền lành, mọi việc trong nhà cha đều lo toan, những việc nhà cha cũng hay đỡ đần giúp mẹ. Có rất nhiều lúc mẹ cười bảo với mấy chị em rằng “Cha mấy đứa ai cũng khen giỏi giang, không ngại giúp việc nhà cho vợ”. Em rất tự hào vì có người cha tuyệt vời như vậy.
Em còn nhớ có một lần mẹ ốm, phải đi viện. Những ngày này cha vừa làm tròn vai trò người cha, vừa gánh thêm vai trò làm mẹ. Sáng sáng cha dậy nấu cơm cho con ăn, rồi đưa con đi học, rồi quét dọn, chăm sóc đàn heo vừa mới sinh. Cha lo lắng cho mẹ đến nỗi hốc hác cả gương mặt, đôi mắt cha trở nên nặng nề nhưng vẫn ánh lên niềm tin yêu trong cuộc sống.
Cha là con út trong gia đình của ông nội, các cô và bác đều đi xa. Cha gánh vác chuyện gia đình mình và gia đình lớn của ông nội. Cha vẫn đều đặn chăm sóc ông bà, thường xuyên dẫn ông bà đi khám sức khỏe định kì. Có nhiều lúc em thấy cha loay hoay bên bếp lò, nấu bát canh chua cho ông bà nội. Bởi đây là món mà ông bà rất thích ăn. Cha đã tự tay vào bếp làm cho ông bà mà không cho các con nấu. Một cử chỉ bình dị nhưng đã nói lên được tấm lòng hiếu thảo, đáng trân trọng mà cha dành cho ông bà.
Cha là một người giàu đức hi sinh, vẫn luôn dành cho gia đình những điều tốt đẹp nhất. Có nhiều lúc đi làm về, em nhìn thấy sự mệt nhọc trên gương mặt cha nhưng cha vẫn nở nụ cười tươi, vẫn luôn mang đến cho gia đình không khí vui tươi nhất. Chưa bao giờ cha kêu ca, than vãn mệt mỏi hay cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo toan. Đây là điều mà em học được ở cha, một đức tính là một người đàn ông cần có được.
Cha luôn là một người đàn ông tuyệt vời và vĩ đại nhất đối với gia đình em. Là tấm gương sáng về cách làm người mà em đã học tập được rất nhiều. Em mong sao cha luôn khỏe mạnh, vui vẻ để cả nhà em luôn được hạnh phúc sum vầy như thế này.
Cảm nghĩ về người cha:
Tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và quý báu nhất. Đặc biệt là tình cảm cha con sâu đậm. Nhiều câu ca dao đã nói về tình cảm cha con: “công cha như núi Thái Sơn”, “con có cha như nhà có nóc” hay “Phụ tử tình thâm,… tất cả đều nói lên công cha to lớn của người cha.
Trong mỗi gia đình Việt, người cha được coi là trụ cột gia đình, chỗ dựa tinh thần của cả gia đình. Chính bởi vậy, mọi việc lớn nhỏ trong nhà như tậu trâu, tậu ruộng hay dựng vợ gả chồng cho con cái thì người cha thường là người quyết định. Con cái ngoan ngoãn hay hư hỏng cũng đều phần lớn do sự dạy dỗ và cách giáo dục ảnh hưởng của người cha. Bên cạnh một người mẹ dịu dàng thương con cần một người cha nghiêm khắc. Giữa cha và mẹ có cách giáo dục con cái khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng đều mong con cái mình trưởng thành về mọi mặt như dân gian vẫn có câu: “con hơn cha là nhà có phúc”. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi giọt mồ hôi người cha rơi đều là lo lắng cho các con được học, được sống và có nhiều kinh nghiệm sau này bước vào đời. Sẽ thật may mắn cho những ai được sống dưới vòng tay yêu thương và chăm sóc của cha mẹ mình.
Cha mẹ thường hi sinh rất nhiều để con cái họ được tốt nhất có thể. Đâu đó trong cuộc sống này vẫn có những người cha lam lũ, làm việc quần quật, ngay cả những công việc vất vả mệt nhọc như quét rác, đội than, đạp xích lô,… vẫn với một ước mong mang lại cuộc sống hạnh phúc đủ đầy nhất có thể cho con cái mình. Một tấm gương điển hình em có biết, bác hàng xóm gần nhà là một người cha lý tưởng. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngày ngày bác thường phải đạp chiếc xe cà tàng với vài hòn đá mài và chậu nước nhỏ rong ruổi khắp thành phố để làm nghề mài dao kéo. Tuy vậy, mỗi khi có ai đó nhắc đến những đứa con của bác thì bác lại cười rất tươi và hào hứng kể với sự mãn nguyện và đôi mắt ánh lên niềm tự hào.
Người cha nào cũng vậy, bác hàng xóm cũng là hiện thân của cha em. Một người thợ xây bình thường, quanh năm rãi nắng dầm mưa với từng viên gạch xây lên những mái ấm gia đình. Đôi bàn tay của cha chai sần, thô ráp nhưng vẫn ấm áp lạ thường. Những công việc nặng nhọc trong gia đình có lẽ cha đều là người làm nhiều nhất. Tuy vậy, những gì tốt đẹp cha luôn nhường nhịn cho vợ con, mong tất cả điều tốt đẹp đều đến với vợ con và gia đình mình.
Đức tính nổi bật lên ở cha em đó sự cần cù chịu khó, hết lòng chăm lo cho vợ con và gia đình. Cho dù công việc hàng ngày của cha vô cùng vất vả nhưng không vì vậy mà cha quên chăm lo cho gia đình, quan tâm đến việc học của anh em em. Cha thường xuyên uốn nắn khuyết điểm, nhắc nhở những gì em sai và đặc biệt động viên khen ngợi con cái mỗi khi làm được điều tốt và có thành tích trong học tập. Cha luôn dạy chúng em lòng tự lập. Cha đã từng nói “làm người phải có ý chí, không được vì một chút gian khổ đã ngại”. Càng khó khăn càng phải cố gắng vượt qua nó.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha luôn tôn trọng mọi người, tôn trọng vợ con. Mọi việc dù có áp lực đến đâu nhưng cha đều bình tĩnh phân trần mọi thứ, ít khi la lối, chửi bới. Cha rất nghiêm khắc nhưng cũng rất dễ gần, mọi chuyện khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống em đều tâm sự dãi bày với cha. Những lời răn dạy, khuyên nhủ của cha cho em vững tâm và lấy động lực để làm tốt mọi thứ.
Chúng em yêu kính cha, cố gắng chăm học, chăm làm để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách đáp đền chữ hiếu cụ thể và thiết thực nhất ...
Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.
Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….
Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.
Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn.
Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.
Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.
Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.
Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.
#Châu's ngốc
trả lời:
https://vndoc.com/cam-nghi-ve-ngay-tet-co-truyen-que-em/download
bạn vào lick và tham khảo
học tốt
Tết Trung Thu là một ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với Thiếu Nhi Việt Nam. Đến ngày hội trăng rằm hàng năm, các bạn háo hức được rước đèn, được phá cỗ, được nghe lại truyền thuyết về Chị Hằng và Chú Cuội trên cung trăng. Đối với các bạn học sinh trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên cũng vậy, Tết Trung Thu luôn là một ngày hội tràn đầy niềm vui và những kỉ niệm đáng nhớ bên thầy cô, bạn bè và mái trường thân yêu. Tết Trung Thu đã đi qua gần một tháng nay nhưng những cảm xúc về ngày “Vui hội trăng rằm” vẫn đong đầy vẹn nguyên trong tâm trí tôi.
Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên đã tổ chức cho các bạn học sinh toàn trường một ngày hội trăng rằm với nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn, bổ ích, giàu tính truyền thống. Đây là cơ hội để các bạn thêm đoàn kết, cùng nhau chia sẻ cảm xúc, để các bạn hiểu thêm về truyền thống dân tộc qua những phong tục lễ tết. Và đặc biệt hơn cả, ngày Tết Trung Thu đã thắt chặt tình cảm gắn bó, thương yêu của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh đối với các bạn học sinh.
Dù ngày hội trăng rằm đã qua đi, các bạn quay trở lại nhịp sống quen thuộc và hoạt động học tập hàng ngày ở trường. Song mỗi khi nhắc đến ngày Tết Trung Thu, các bạn hân hoan chia sẻ những ấn tượng đẹp đẽ, khó phai của mình về ngày đặc biệt đó, và về tình cảm tri ân dành cho thầy cô, mái trường đã mang lại cho các bạn một ngày đầy ý nghĩa. Các bạn đã viết nên những dòng cảm xúc chân thành, sâu sắc về ngày Tết Trung Thu dưới mái trường Ngô Sĩ Liên yêu quý của mình.
dàn ý thoy nha