K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2021

Câu 1

Trước hết, Nguyễn Huệ và Bộ Chỉ huy quân Tây Sơn đã triệt để lợi dụng địa hình thiên hiểm, bí mật tạo lập thế trận hiểm hóc đánh địch

+) Thứ hai, thực hiện mưu kế “điệu hổ ly sơn” dẫn dắt chúng vào nơi ta chuẩn bị để tiêu diệt

Câu 2

Em thích nhất triều đại nhà Ngô( 939-965 )

Vì: Em thích Ngô Quyền trong cách đánh chủ động và độc đáo

13 tháng 5 2021

Bạn ơi câu 1 là thế kỉ 17 mà

Câu 2 bạn có thể viết dài hơn đc ko ạ 

31 tháng 10 2023

Các công trình kiến trúc của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hiện nay đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Ấn Độ thời phong kiến. Một số công trình nổi tiếng bao gồm:

  1. Tháp Chàm ở Việt Nam: Được xây dựng từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13, Tháp Chàm là một ví dụ điển hình cho kiến trúc Chăm, một dân tộc có ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

  2. Angkor Wat ở Campuchia: Là một trong những công trình kiến trúc đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, Angkor Wat có kiến trúc Hindu và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ.

  3. That Luang ở Lào: Đền That Luang là biểu tượng quốc gia của Lào và có kiến trúc Phật giáo, cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

  4. Shwedagon Pagoda ở Myanmar: Là một trong những ngôi đền Phật giáo quan trọng nhất ở Myanmar, Shwedagon Pagoda có kiến trúc đặc trưng và cũng chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

Các công trình này đều mang trong mình những đặc điểm kiến trúc và điêu khắc đặc trưng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.

C2: 

Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút:

- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

Nguyên nhân thắng lợi:

Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm

Ý nghĩa lịch sử

- Đây là 1 trong những trận thủy chiến lớn của dân tộc ta.

- Chiến thắng này đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên 1 trình độ mới.

C3:

Đàng Ngoài (Bắc Hà ) sa sút , nhân dân đói khổ.
Đàng Trong ( Nam Hà) : còn đang phát triển:

-Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi , nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.

-1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên ( Đồng Nai,Bà Rịa, Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn ( tp Hồ Chí Minh, Long An , Tây Ninh)

-Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

C4:

Sau chiến thắng ngoại xâm Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng đất nước, đóng đô ở Phú Xuân.

-  Nông nghiệp:

          +   Ban hành chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.

          +   Giảm tô thuế.

-  Công thương nghiệp.

          +   Giảm thuế.

          +   Mở cửa ải thông thương chợ búa.

-  Văn hóa, giáo dục.

          +   Ban chiếu lập học.

          +   Dùng chữ nôm làm chữ viết chính thức.

          +   Lập Viện sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập

          +   Khuyến khích mở trường học

C5:

Thời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay.

Vì:

+ Triều đình hai thời Lý -Trần đã nhìn thấy được những điểm chung của tâm lý người dân để đưa ra chiến lược phát triển dài hạn đúng đắn cho quốc gia.

+ Đoàn kết để trị thủy và chống giặc ngoại xâm.

+ Trong chính sách đất đai, nhà Trần phong đất cho các quý tộc, công thần, giới tăng lữ. Giới này do được cát cứ ở các vùng, được hưởng lợi trên mảnh đất của mình, nên họ chú tâm phát triển sản xuất hàng hóa. Của cải làm ra càng nhiều thì mạng lưới giao thương càng lớn, từ đó thuế thu về cho triều đình cũng càng nhiều.

+ Về thủ công nghiệp, hai thời Lý - Trần có chính sách ưu tiên nên các xưởng thủ công phát triển rất mạnh. Các mỏ khoán sản được giao cho các tù trưởng khai thác rồi thu thuế bằng sản vật. Nhà nước chỉ quản lý xưởng đúc tiền, vũ khí và những vật dụng quan trọng cho triều đình.

+ Các phường nghề được phát triển tự do, các thợ thủ công được nâng cao tay nghề do học được kĩ thuật từ Trung Hoa, Chăm-pa, nên sản phẩm hàng hóa dồi dào, giao thương phát triển. Triều đình liên tục được tăng ngân quỹ nhờ thu thuế.

+ Pháp luật trong hai thời Lý - Trần cũng được phát triển khá hoàn thiện. Thời Lý đưa ra được bộ luật Hình Thư, bộ luật đầu tiên của nước ta, với những quy định khá văn minh, như người phạm tội có thể chuộc tội bằng cách nộp tiền hay ruộng, cấm giết gia súc (trâu, bò, ngựa) vì làm giảm sức sản xuất…

=> Thời đại Lý - Trần là hai thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử nước ta. Kinh tế, văn hóa, tôn giáo phát triển. Pháp luật hoàn thiện. Chính trị, xã hội ổn định. Quân đội vững mạnh, thiện chiến, đoàn kết một lòng, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông

8 tháng 5 2022

tham khảo********Đến mờ sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu (30/01/1789), đại quân Tây Sơn đã mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng kinh thành Thăng Long; đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia; tạo nên chiến thắng hiển hách, vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm ...

8 tháng 5 2022

đồn tiền tiêu

đồn Hà Hồi

đồn Ngọc Hồi- Đống Đa

17 tháng 12 2020

* Điều kiện tự nhiên:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi là gió mùa kèm theo mưa => thích hợp cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước.

=> Vì thế từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

* Điều kiện kinh tế:

- Công cụ sản xuất: từ những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt.

- Nông nghiệp: là ngành sản xuất chính. Ở mỗi nước hình thành một số ngành thủ công truyền thống như dệt, làm đồ gốm, nghề đúc đồng và sắt...

- Do nhu cầu trao đổi sản phẩm, việc buôn bán theo đường ven biển rất phát đạt. Một số thành thị - hải cảng đã ra đời và hoạt động nhộn nhịp.

=> Sự phát triển của các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời của hàng loạt quốc gia cổ ở Đông Nam Á. 

- Ngoài ra còn những tác động về mặt kinh tế của thương nhân Ấn Độ và văn hóa Ấn Độ.

17 tháng 12 2020

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.

=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

Chúc bạn thi tốt!

28 tháng 9 2016

- các quốc gia cổ đại phương Đông : Ấn Độ, Ai cập,Lưỡng Hà,Trung Quốc.

- câu 2 ở trong sách giáo khoa cũng có nha mình ngại chép lên lắm.

28 tháng 11 2016

trong sách có đấy

 

29 tháng 12 2020

 

- Đầu tháng 4 - 1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy có kị binh bộ tống rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi thuyền chiến của Ô Mã Nhi tiến gần đến trận địa bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục, đúng lúc nước thủy triều xuống nhanh.

- Từ hai bên bờ, hàng nghìn chiếc thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh, phá vỡ đội hình giặc. Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ đắm.

- Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc. Những tên sống sót nhảy lên bờ liền bị tiêu diệt. Toàn bộ cánh thủy binh giặc bị tiêu diệt. Ô Mã Nhi bị bắt sống.

15 tháng 12 2016

em cũng cần câu trả lời

 

15 tháng 12 2016

Giúp mình với!!!

4 tháng 10 2016

- Triều đại phong kiến Trung Quốc đã xâm lược nước ta:nhà Triệu,nhà Hán,nhà Đông HánĐông NgôTào Ngụynhà Tấnnhà Tềnhà Lương, nhà Tùynhà Đường, nhà Nam Hán, thời thuộc Minh

- Thất bại trong các cuộc xâm lược đó là:

Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục làm Tiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo chết, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.

Năm 923/930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.

Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng làTiết độ sứ.

Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.

Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.

 

4 tháng 10 2016

Cảm ơn nha