K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2023

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự 
Câu 2: Câu '' Thưa thầy, thầy có nhớ con không ?" thuộc kiểu câu nghi vấn. Thực hiện hành động hỏi 
Câu 3: Câu chuyện trên đã để lại bài học thông điệp đầy ý nghĩa cho bản thân em. Đó là bài học về lòng biết ơn thầy cô, những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. 
 

1 vị tướng khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé vào thăm trường gặp lại thầy giáo dạy mik vào lớp 1 ông kính cẩn : - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?em là... Người thầy hoảng hốt -Thưa ngài ngài là thống tướng Không với thầy em vẫn là đứa học trò cũ em có đc thành công như ngày hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào Câu 1 xác định kiểu câu phân theo mục...
Đọc tiếp

1 vị tướng khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé vào thăm trường gặp lại thầy giáo dạy mik vào lớp 1 ông kính cẩn : - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?em là... Người thầy hoảng hốt -Thưa ngài ngài là thống tướng Không với thầy em vẫn là đứa học trò cũ em có đc thành công như ngày hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào Câu 1 xác định kiểu câu phân theo mục đích nói trong các lời thoại - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?em là.. --Thưa ngài ngài là thống tướng. -Không với thầy em vẫn là đứa học trò cũ em có đc thành công như ngày hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào Câu 1 xác định kiểu câu phân theo mục đích nói trong các lời thoại - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?em là.. -Thưa ngài ngài là thống tướng . -Không với thầy em vẫn là đứa học trò cũ em có đc thành công như ngày hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào Câu 1 xác định kiểu câu phân theo mục đích nói trong các lời thoại - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?em là.. --Thưa ngài ,ngài là thống tướng -Không với thầy em vẫn là đứa học trò cũ em có đc thành công như ngày hôm nay là nhờ ở sự giáo dục của thầy ngày nào Câu 2 :Qua văn bản em thấy vị tướng là 1 người như thế nào? Giúp emm với mọi người ơi em đang cần gấp mai e phải thi rồiiii🥺🥺🥺 giúp e với ạ C

1
2 tháng 4 2021

c1

1 câu nghi vấn

2. câu trần thuật

3.câu phủ định

2tham khảo

 Tuy trở thành một danh tướng nhưng vẫn nhớ và tôn trọng, biết ơn người thầy ngày xưa khi xưng hô “con – thầy”. Đó là một người có nhân cách lớn.

  
23 tháng 3 2017
  • Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn... nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: lòng biết ơn và cách đối nhân xử thế thấu tình, đạt lí giữa con người với con người.
  • Người học trò tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng (một vị danh tướng) nhưng vẫn luôn nhớ tới những người thầy đã dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Việc người học trò trở về thăm trường, gặp thầy giáo cũ và có những cách ứng xử rất khiêm tốn và đúng mực, thể hiện thái độ kính trọng và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy giáo mình. Ngay cả khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô (con – thầy).
  • Ngược lại, người thầy giáo cũ lại rất tôn trọng cương vị hiện tại của người học trò cũ nên gọi vị tướng là ngài. Đây là cách xưng hô lịch sự, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí.

Bình luận, rút ra bài học:

  • Trong cuộc sống cần phải thể hiện rõ lòng biết ơn với những người đã giáo dục, dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn thể hiện ở những hành động, lời nói, cử chỉ, thái độ...
  • Cách cư xử, xưng hô giữa con người với con người cũng thể hiện nét đẹp của văn hóa giao tiếp.
  • Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực đó là một trong những con đường để hoàn thiện nhân cách con người.
  • Hãy có những việc làm, hành động cụ thể để thể hiện lòng biết ơn.

Liên hệ mở rộng:

  • Đề cao bài học đạo lí biết ơn thầy cô, tinh thần "tôn sư trọng đạo" và truyền thống "uống nước nhớ nguồn".
  • Xã hội văn minh luôn đề cao lối sống đẹp, hành vi ứng xử có văn hóa.
  • Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người có hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn với thầy cô; trong quan hệ giao tiếp có những lời lẽ phát ngôn, xưng hô thiếu chuẩn mực...

=> Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: lòng biết ơn, cách đối nhân xử thế thấu tình đạt lí là nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của con người.

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi:                                                       Người thầy  đạo cao đức trọngÔng Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra...
Đọc tiếp

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi:

                                                       Người thầy  đạo cao đức trọng

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.

Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

câu 1: Xác định phương thức  biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì? Chủ đề ấy được tác giả thể hiện như thế nào? (Gợi ý: Nhan đề, nhiệm vụ (mối quan hệ) giữa các tác phẩm)   

0
Cho văn bản sau:NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNGÔng Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới...
Đọc tiếp

Cho văn bản sau:

NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNG

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất,mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

(Theo Phan Huy Chú)

Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.

A. 3 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.


- Phần 3 (kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

B. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng


- Phần 2 ( kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

C. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.

D. Cả A, B, C đều sai.

1
10 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A