Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
khúc hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng :" chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều đc yên vui" khúc hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. ông ra lệnh " bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp ) trông coi "
khúc hạo đã có những cố gắng đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. ông chia cả nc thành những đơn vị hành chính các cấp : lộ, phủ, châu, giáp, xã. mỗi xã đặt ra xã quan, 1 người chánh lệch trưởng và 1 người tá lệnh trưởng. 1 số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có 1 quản giáp và 1 phó tri gíap để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. theo sách " an nam chí nguyên ", Khúc hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy tòan bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp
-Cuối thế kỉ IX , nhà Đường suy yếu .
-Khúc Thừa Dụ quê ở Hòng Châu (Hải Dương).
- Ông sống khoan hòa , dân chúng mến phục.
- Giữa năm 905 , Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ , xây dựng một chính quyền tự chủ .
- Đầu năm 906 , vua Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
- Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay, xây dựng đât nước tự chủ , đặt lại các khu vực hành chính , của người trông coi mọi việc đến tận xã, xem xét và định lại mức thuế , bãi bỏ các thứ lao dịch , lập lại sổ hộ khẩu .
Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và rất độc đáo. Kế hoạch đó chủ động và độc đáo ở những điểm là lợi dụng địa thế (sông nước)và địa vật (hai bên là rừng rậm) đê bố trí trận cọng địa ngầm dưới lòng sông và cho quân mai phục ở hai bên bờ.
thiếu kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền như thế nào nhe bạn☺✔
Tiết độ sứ là chức quan của nhà Đường, thể hiện quyền thống trị của nhà Đường đối với An Nam, nay phong cho Khúc Thừa Dụ để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.
Đời sống vật chất
- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.
- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.
- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Đời sống tinh thần
- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.
Khúc Hạo là con trai của Khúc Thừa Dụ. Trong nhiêu tài liệu hiện nay không chép về tiêu sử của ông nhưng với cuộc đời và sự nghiệp của ông có thể thấy, ông là người thông minh, rất thức thời, có chí lớn và có ý thức độc lập tự chủ cao.
Năm 906, Khúc Hạo được cha phong cho làm “Tĩnh hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu” - một chức vụ chỉ huy quân đội. Sau khi cha mất, Khúc Hạo kế nghiệp cha nắm quyền Tiết độ sứ. Ngày 1-9-907, nhà Hậu Lương (triều đại thay thế nhà Đường ở Trung Quốc) cũng phải công nhận ông là “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”.
Khúc Hạo nắm quyền trong khi công cuộc xây dựng đất nước về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội còn đang dang dở. Nối nghiệp cha, nối chí cha, phát huy ý chí tự lập, tự cường của dân tộc, Khúc Hạo đã kiên trì giữ vũng đất nước chăm lo xây dựng nên tảng độc lập của dân tộc, tiến hành nhiều cải cách quan trọng.
Về chính trị, Khúc Hạo đã bãi bỏ mô hình tổ chức hành chính của chính quyền đô hộ nhà Đường, xây dựng một bộ máy nhà nước mang tinh thần dân tộc[1]. Từ một mô hình của chính quyền đô hộ mang tính phân tán của quyền lực thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên hết sức lớn lao nhằm xây dựng một chính quyền dân tộc thống nhất từ trung ương cho đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã có xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau trước gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc thu thuế, được cử ra theo nguyên tắc tôn trọng người già và được quyền thế tập. Điều này rất phù hợp với tư tưởng và truyền thống của cư dân nông nghiệp, vì nghề nông phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và kinh nghiệm của những người già. Theo sách An Nam chí nguyên Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp có trước cả thảy gồm 314 giáp[2].
Với cải cách trên, chính quyền Khúc Hạo đã tiến thêm một bước trong quá trình xây dựng nền tự chủ, tăng cường sự quản lí của nhà nước tới cấp địa phương. Có thể nói, đây là lần đầu tiên các làng xã chấp nhận vào đội ngũ quản lí của nhà nước. Tác giả Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã đánh giá về vị trí của cuộc cải cách này là: “Tổ chức hành chính của họ Khúc phần não sẽ là cơ sở cho tổ chức hành chính của các triều đại tự chủ sau này”[3].
Về kinh tế - xã hội: Đường lối của cuộc cải cách Khúc Hạo đi theo định hướng chung là “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị. Nhân dân cốt được yên vui”[4].
“Khoan dung là không thắt buộc quá đối với dân như bọn tham ô quan lại, một tệ nạn lớn của thời Bắc thuộc.
Giản dị, là không làm phiền hà, nhiễu dân bởi quá nhiều thủ tục hành chính quan liêu.
An, lạc (yên vui) "an cư, lạc nghiệp" là lý tưởng của nếp sống nông dân nơi làng xóm”[5].
Tóm lại, đó là một đường lối chính trị thân dân. Nó chứng tỏ bất cứ một phong trào dân tộc chân chính nào cũng phải có một nội dung dân chủ nào đó.
Về kinh tế, Khúc Hạo đã sửa đổi lại chế độ điền tô, thuế má lao dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh: “Bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên, quê quán, giao cho giáp trưởng trông coi…”[6].
Chính sách “bình quân thuế ruộng” thực chất là chính sách “quân điền” với chế độ thuế tô, dung, điệu của nhà Đường, nhưng đã được Khúc Hạo đã áp dụng vào nước ta một cách sáng tạo, phù hợp với cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam thế kỉ X.
Như vậy, những cải cách kinh tế và chính trị của Khúc Hạo đã có ý nghĩa lớn lao trong công cuộc xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ, tách dời khỏi quyền lực của chính quyền đô hộ phong kiến phương Bắc. Do nhu cầu chống ngoại xâm, các hào trưởng địa phương phải phục tùng chính quyền trung ương Trung Quốc, nhưng vẫn có xu hướng cát cứ để củng cố chính quyền ở các cơ sở. Công cuộc xây dựng nền tự chủ, thống nhất của Khúc Hạo mở ra một thời kì phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành.
Với những đóng góp trong sự nghiệp xây dựng đất nước hồi đầu thế kỉ X, dòng họ Khúc đã đặt cơ sở quan trọng để Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn một nghìn năm Bắc thuộc của dân tộc bằng chiến thắng Bạch Đằng lịch sử (938).