K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tầm quan trọng của không khí

Các hành tinh khác có ánh sáng mặt trời, nhưng Trái đất là hành tinh duy nhất chúng ta có không khí và nước. Nếu không có không khí và nước, Trái đất sẽ không thể duy trì sự sống. Một cộng đồng đa dạng của đời sống thực vật và động vật phát triển mạnh trên hành tinh này trong hàng triệu năm, duy trì bởi ánh nắng mặt trời và được hỗ trợ bởi nước, đất và không khí.

Việt Nam nằm trong vùng có mức độ ô nhiễm không khí cao bản đồ đo mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời của NASA cùng các nhà khoa học thuộc ĐH North Carolina.

Khí gây nguy hiểm sức khỏe

– Khí oxit cacbon có thể gây đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu hoặc gây tổn hại đến tim mạch, trường hợp mức độ ô nhiễm cao sẽ gây nên bệnh tim mạch trầm trọng, tổn thương hệ thống hô hấp… và về lâu dài có thể dẫn đến những chứng bệnh mãn tính.

– Dioxit sunfua (SO2) là chất khí được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu như than, dầu FO, DO có chứa lưu huỳnh, độc hại không chỉ đối với sức khỏe con người, mà cả động thực vật.

– Khí SO2 kích thích mạnh đối với mắt, da và các màng cơ, niêm mạc đường khí quản. 

Những tác động xấu đến sức khỏe

Các chuyên gia khác thì cho rằng con người hầu như không thể tránh khỏi việc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.

Hằng ngày, có thể chúng ta không uống nước ô nhiễm hoặc không hút thuốc, nhưng chúng ta không thể kiểm soát được việc mình đang tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm hay không. Chúng ta không thể không thở được.

Tác hại sức khỏe

– Ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người mà những biểu hiện dễ nhận thấy là chảy nước mắt, đỏ mắt, ho, thở khò khè… Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, vào nồng độ của loại chất gây ô nhiễm và thời gian tiếp xúc.

– Phụ nữ mang thai và trẻ em nếu tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong khoảng thời gian dài sẽ có nguy cơ bị tổn hại sức khỏe lâu dài, ở mức độ nghiêm trọng hơn.

– Những tác động xấu của ô nhiễm không khí không chừa bất cứ ai là đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thậm chí có thể bị ung thư…

Ảnh hưởng đến trẻ em

Những năm gần đây, các bệnh ở trẻ em liên quan đến ô nhiễm không khí có xu hướng tăng cao, nổi bật là bệnh suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, viêm phổi, bại não, ung thư và các dị tật bẩm sinh.

Không khí kém chất lượng ảnh hưởng tới tình trạng trẻ em sinh ra có chỉ số cân nặng thấp, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ dựa trên 3 triệu ca sinh nở được ghi nhận tại 9 quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Ú. Chỉ số cân nặng thấp – khi một trẻ em mới sinh có cân nặng dưới 2,5kg – sẽ khiến đứa trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, kém nhận thức và thậm chí là chết yểu.

Tác nhân hàng đầu gây ung thư

Ngày 17.10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã xếp ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở người.

Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) ngày 16/10 cũng tuyên bố rằng ô nhiễm không khí là một nguyên nhân dẫn đến gây ung thư, cùng với những tác nhân nguy hiểm khác được biết đến như amiăng (một loại khoáng chất tự nhiên thường được sử dụng trong xây dựng), thuốc lá và bức xạ tia cực tím.

Thông báo trên được đưa ra sau đưa ra sau khi có kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia của IARC thuộc Tổ chức Y tế Thế giới có trụ sở tại Lyon, Pháp. Theo các số liệu thống kê mới nhất của IARC, năm 2010, hơn 220.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi trên toàn thế giới có liên quan đến ô nhiễm không khí và đây cũng là nguyên nhân liên quan đến tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang.

Trước đó, IARC đã coi là một số thành phần trong không khí ô nhiễm như khói diesel là chất gây ung thư, nhưng đây là lần đầu tiên tổ chức này xác nhận tất cả các loại ô nhiễm không khí đều gây ung thư.

Từng chất chứa trong không khí bị ô nhiễm có nguy cơ gây ung thư là rất thấp, nhưng các nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu khi lan rộng như giao thông vận tải, nhà máy điện và khí thải công nghiệp, nông nghiệp kết hợp với nhau sẽ dẫn đến nguy cơ cao.

Việc phân loại trên được đưa ra sau khi nhóm các nhà khoa học thuộc IARC phân tích hơn 1000 nghiên cứu trên toàn thế giới và đưa ra đủ bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi. Trước đó, ô nhiễm không khí cũng được xác định là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp và tim mạch.

Dựa vào các căn cứ tài liệu y khoa đã được công bố và khuyến cáo của các bác sĩ, chúng ta không nên xem nhẹ những căn bệnh do ô nhiễm không khí gây ra.

http://maykhumuicaocap.com/tac-hai-cuc-ki-nguy-hiem-cua-o-nhiem-khong-khi-voi-suc-khoe/

14 tháng 11 2018

Đáp án D

15 tháng 2 2019

Đáp án D

24 tháng 3 2018

Chọn đáp án C

Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nito. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit ( S O 2 ) và nito đioxit ( N O 2 ). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric ( H 2 S O 4 ) và axit nitric ( H N O 3 ). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit

15 tháng 12 2017

Đáp án C

11 tháng 1 2019

Đáp án D

13 tháng 5 2019

Đáp án C

12 tháng 11 2018

ĐÁP ÁN C

14 tháng 8 2017

18 tháng 8 2019

Đáp án A

Các trường hợp thỏa mãn: 3 – 4 – 5 – 6 – 7 - 9