" Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"

Câu thành ngữ, tục ngữ trên gợi cho e...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nghĩ về lòng yêu thương nhau, không nên đánh nhau, phải biết nhường nhịn nhau.

(Lưu ý: ↑ chỉ là cách hỉu cụa mik)

8 tháng 5 2022

tham khảo

Hồi còn nhỏ, mỗi khi hai chị em tôi mà xích mích cãi nhau, mẹ thường nạt:

“Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

Nhưng chị em tôi không bao giờ nghe mẹ. Mãi đến sau này khi tôi đã lớn, tôi mới thấm thía bài học từ câu nói đó.

Có lẽ cũng sẽ có nhiều bạn như tôi, ban đầu chỉ hiểu câu nói đơn giản theo nghĩa đen của nó. Tuy nhiên, ca dao tục ngữ truyền miệng của Việt Nam chưa bao giờ là đơn nghĩa cả. “Khôn ngoan” là từ “đắt” trong câu nói. “Khôn ngoan” là khả năng nhận biết đúng – sai, hay – dở, lợi – hại, ở đây hiểu theo hướng tích cực. Từ “đá đáp” chỉ hành động giao tiếp, đáp trả người khác. Câu văn thứ hai lấy hình ảnh đàn gà làm biểu tượng. Gà là loài vật sống bầy đàn. Gà trong cùng một mẹ không nên “đá” nhau. “Đá” chỉ hành động xích mích, mâu thuẫn, có tính bạo lực, hàm ý tiêu cực. Tóm lại, cả câu nói có nghĩa là gà con cùng một đàn phải biết cùng nhau chống lại những kẻ có ý định gây hại, đe dọa tới bất kì con nào trong đàn. Nâng tầm câu nói, đây là lời nhắc nhở con người chúng ta sống trong một tập thể phải hòa thuận, đoàn kết nhất trí một lòng, tập thể đó mới vững mạnh. Chỉ cần chúng ta đoàn kết, không một ai có thể ngăn cản sức mạnh của chúng ta.

 

Đến đây, một câu hỏi lớn chúng ta cần trả lời: Tại sao sống đoàn kết là sống khôn ngoan? Tất nhiên, con người dù muốn hay không đều phải hòa mình vào cuộc sống cộng đồng. Đó là cộng đồng nhỏ nhất – gia đình. Đó là cộng đồng nghề nghiệp như lớp học, công sở, nhà máy… Cho tới cộng đồng rộng lớn hơn, là xã hội. Ở cộng đồng đó, bạn có quyền đóng vai kẻ xấu, kẻ lười biếng, kẻ trung lập, kẻ cậy quyền, kẻ tốt bụng… và cả kẻ khôn ngoan. Bác Hồ từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” Bác luôn tin rằng đoàn kết là sức mạnh. Bác đã đoàn kết toàn thể dân tộc Việt Nam từ nông dân, công nhân, tiểu thương, trí thức, từ già tới trẻ, cùng nhau đứng lên đuổi bọn xâm lăng tàn ác. Nhờ thế, dân tộc Việt Nam mới giành lại được chủ quyền, dân chúng được tự do sống, học tập và lao động trên chính mảnh đất của mình. Há chẳng phải con đường khôn ngoan đó sao?

Các bạn có nhớ chuyện “Bó đũa” và triết lí “Chia nhỏ ra thì yếu, gộp lại thì mạnh”? Anh em trong nhà nên sống hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau. Cũng giống như bẻ một bó đũa. Bẻ từng chiếc, từng chiếc rất đơn giản nhưng rất khó để bẻ cả bó đũa cùng lúc. Anh em cùng nhà nếu biết đồng lòng, thì không gì là không thể làm được. Và ngược lại, nếu anh em trong gia đình luôn xích mích, xung đột sẽ kéo theo nhiều hệ lụy đáng tiếc. Hàng năm có biết bao vụ kiện tụng vì tranh chấp đất đai giữa anh em trong nhà. Báo chí ngày ngày đưa tin, hay tẩm xăng đốt nhà thậm chí giết anh, em ruột vì mâu thuẫn tiền bạc, gia sản… Thật đáng buồn và cũng thật đáng giận!

Ngày nay, khi xã hội bước vào toàn cầu hóa, nền kinh tế hội nhập, Việt Nam buộc phải tham gia vào sân chơi với các nước lớn. Lúc này đây, sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam càng cần thiết hơn cả. Bởi nếu chúng ta không đồng tâm hiệp lực giữ gìn, bảo vệ và xây dựng quốc gia sẽ dễ bị các nước lớn thao túng và dần “nuốt chửng”. Nói cách khác, nếu chúng ta khôn ngoan, chúng ta nên biết đoàn kết lại để “đối đáp người ngoài” đúng cách. Đúng cách tức là chính nghĩa và nhân văn.

 

Đến đây, tôi chợt nhớ ra câu nói của Michael Jordan “Người tài giỏi sẽ chiến thắng trò chơi, nhưng tinh thần đồng đội và trí óc giành chức vô địch.”. Tôi tin Việt Nam đã từng “giành chức vô địch” trong quá khứ và sẽ “vô địch” trong tương lai.

Bài học:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.”

vẫn còn đó và nguyên giá trị của nó. Chỉ có điều ta có biết vận dụng giá trị đó một cách đúng đắn và hợp lí hay không mà thôi.

22 tháng 12 2017

- Khôn ngoan là khôn nhưng ngoan, cái khôn tích cực, khác với khon lỏi.
- Đối đáp người ngoài là đối phó, đối xử với người ngoài, dùng câu chữ hoặc hành động trấn áp, thuyết phục người ngoài, những lực lượng ngoài xã hội...
- Câu hai nghĩa là anh em môt nhà, thân thích thì đừng đối phó với nhau, hãy chân thật

22 tháng 12 2017

Tôi đăng bài bàn luận về pháp của ông sư Nhất Hạnh, phân tích đối chiếu rõ ràng, nguồn ở thư viện hoa sen mà tụi Phật công an quốc doanh nó không đủ công lực báo cáo tôi tơi tả. Giỏi thì tranh luận như con người đi chứ đừng nói chi là Phật tử 

Đám tu sĩ bây giờ ngày trước ai cài vào, làm đủ chuyện xấu tôi biết chứ sao không, không lẽ viết bài kể tỉ mĩ đầu này đầu kia, mà tôi cũng thấy nó rõ như ban ngày, ai có tâm với Phật giáo thì rõ. PG cùng phe cũng công kích nhau lắm, ngày trước PG xuống đường tôi ghi nhận quý anh chị huynh trưởng cả phụ nữ lẫn trẻ em chính nghĩa lắm nhưng như rắn mắt đầu vậy, nhưng bị lợi dụng nhiều, bây giờ nội bộ PG tan nát cả. HT Huyền Quang viên tịch rất nhiều huynh trưởng và Phật tử từ nhiều miền tụ về dự lễ của Ngài, ai cũng biết rồi đây PG sẽ đi về đâu nữa. Chèo chống thật lòng thì mấy ai, mà cũng chỉ mấy ông già, vài ba thanh thiếu niên thì còn làm được gì chứ. Đổ cả rồi. Tự thấy một đời khoác áo lam không thẹn, chứ không vì PG chắc tôi cũng có một ghế một chân chức vị lẫn cái xe hơi bóng loáng như mấy cha sư bay giờ đi tụng kinh bằng xe hơi đời mới rồi. 
Thôi bạn à, lòng biết lòng thôi, quý báu lắm rồi. cái may của mình là biết Phật, không bán linh hồn cho quỷ, thì trân trọng lấy đó mà tu, kẻo nay may họ sửa kinh, biên thêm sách ghi bậy bạ lung tung thì lúc đó có mà mù. 

Sỏi Đá sao lại bênh vực cho Đại Đức Chân Quang. Tôi đọc quyển sách luận về nhân quả ngày đầu của Đại Đức Quang thấy nhiệt huyết của thầy lúc trẻ, nhưng con người nó khác, càng lúc thầy chân quang càng đi xa, càng lầm càng lạc, người ta bôi nhạ thầy Quang là có căn cứ, thậm chí vu cáo cho thầy mất hết danh dự đi chăng nữa cũng là Phật thương để thầy Quang tự xét lại, chuyên tâm hơn, hiểu đời hơn, chứ nổi tiếng mà không tu chút gì ắt là Ma. Các sư ở Miến Thái đi Mỹ đi Úc,đi Châu Âu, muốn tiền có tiền, muốn danh có danh mà các vị ấy có tu bao nhiêu năm trong rừng núi, có chứng đắc nên đây có dễ gì bị đắm còn mấy tu sĩ VN thì trời ơi đất hỡi

15 tháng 10 2016

a ) Câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.

Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.

b) Để thành công trong cuộc sống không hề đơn giản, nếu thành công đến với bạn càng sớm thì đồng nghĩa vói việc thất bại sau này càng ê chề. Nhưng thất bại nhiều sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm đáng quý để xử lí công việc tốt hơn, không rơi vào vết xe đỗ như lần trước. Cho nên đứng trước sự thất bại các bạn không nên nản chí, hãy cố nắng lên và làm việc hết mình. Thành công sẽ tự tìm đến bạn.

c) Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. 

                                         Bài làm

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.

Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

 

 
 


 

 

 

10 tháng 9 2018

hơi dài

người ta bảo viết đoạn văn mà

1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?a) Ăn quả nhớ kẻ trồng câyb) Nước chảy đá mònc) Rau nào sâu ấyd) Lên thác xuống ghềnh2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?a) Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.b) Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. d) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.3. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười...
Đọc tiếp

1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b) Nước chảy đá mòn
c) Rau nào sâu ấy
d) Lên thác xuống ghềnh
2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?
a) Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
b) Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
d) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
3. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?
a) Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải.
b) Hãy biết coi trọng của cải của bản thân.
c) Đừng nên coi trọng của cải.
d) Hãy biết quý trọng con người hơn của cải.
4. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
a) Ai cũng phải học đi đôi với hành.
b) Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
c) Học đi đôi với hành.
d) Rất nhiều người học đi đôi với hành.
5. Câu "Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn" được rút gọn thành phần nào?
a) Trạng ngữ
b) Chủ ngữ
c) Vị ngữ
d) Bổ ngữ
6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
a) Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.
b) Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa.
c) Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ.
d) Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch.
7. Cho biết những câu sau đây câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt. Gạch chân dưới những câu đó:
a) Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.
b) Đói và lạnh! Mệt và sợ. Nó hớt hải chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói lửa bom đạn.
c) Một giờ...hai giờ...Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm được câu nào trong
d) Các bạn đang làm gì vậy?
- Dọn vệ sinh lớp.
e) Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.
h) Hoa hồng! Một loài hoa! Những đoá hoa hồng khoe sắc dưới ánh mặt trời lung linh.

1
10 tháng 9 2021

1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?
a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b) Nước chảy đá mòn
c) Rau nào sâu ấy
d) Lên thác xuống ghềnh
2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?
a) Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
b) Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
c) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 
d) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
3. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?
a) Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải.
b) Hãy biết coi trọng của cải của bản thân.
c) Đừng nên coi trọng của cải.
d) Hãy biết quý trọng con người hơn của cải.
4. Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
a) Ai cũng phải học đi đôi với hành.
b) Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
c) Học đi đôi với hành.
d) Rất nhiều người học đi đôi với hành.
5. Câu "Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn" được rút gọn thành phần nào?
a) Trạng ngữ
b) Chủ ngữ
c) Vị ngữ
d) Bổ ngữ
6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?
a) Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho.
b) Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa.
c) Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ.
d) Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch.
7. Cho biết những câu sau đây câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt. Gạch chân dưới những câu đó:
a) Một cơn mưa! Đen kịt. Lộp độp. Những cơn mưa rào vào đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.

→ Câu đặc biệt
b) Đói và lạnh! Mệt và sợ. Nó hớt hải chạy băng qua khỏi cánh rừng đầy khói lửa bom đạn.

→ Câu rút gọn
c) Một giờ...hai giờ...Hàng giờ đồng hồ trôi qua nhưng nó vẫn chưa làm được câu nào trong

→ Câu đặc biệt
d) Các bạn đang làm gì vậy?
- Dọn vệ sinh lớp.

→ Câu rút gọn
e) Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.

→ Câu rút gọn
h) Hoa hồng! Một loài hoa! Những đoá hoa hồng khoe sắc dưới ánh mặt trời lung linh.

→ Câu đặc biệt

Những bài văn bất hủ của học sinh (7)Đề: Tả con lợn.Nhà em có nuôi một ***** có bộ lông vàng óng, hai tai to như hai lá mít, hai mắt to như hai hạt điều, cái đầu to bằng trái dừa khô, và cái bụng to bằng chiếc thùng gánh nước...Đề: Tả về người bạn thân của em.Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun....
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh (7)

Đề: Tả con lợn.

Nhà em có nuôi một ***** có bộ lông vàng óng, hai tai to như hai lá mít, hai mắt to như hai hạt điều, cái đầu to bằng trái dừa khô, và cái bụng to bằng chiếc thùng gánh nước...

Đề: Tả về người bạn thân của em.

Em có một người bạn rất thân tên là Trung Hiếu. Mắt bạn đen như hai hột na. Da bạn trắng như tuyết. Tóc bạn đen như gỗ mun. Môi bạn đỏ như son. Hàng ngày, em với bạn thường rủ nhau đi học.

Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"

Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cho ta thấy nước ta có nguồn nước rất dồi dào. Nước rất quan trọng trong đời sống chúng ta: cây cối cũng cần nước, ví dụ: đậu bắp, động vật cũng cần nước, ví dụ: trâu, bò, gà, vịt... Không có nước thì con người sẽ chết. Câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn làm em liên tưởng đến câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là ăn quả rồi phải nhớ giữ lại hạt để trồng cây mới.

Đề: Tả con gà.

Nhà em có nuôi một con gà rất to và đẹp, nó nặng chừng 10 kg, bụng to như cái chậu, mỏ nó như hai hạt trấu chắp lại....

Đề: Tả con voi.

Chủ nhật tuần vừa rồi em được mẹ em cho đi chơi công viên, ở đó có rất nhiều con vật nhưng em thích nhất là con voi. Con voi có cái tai như cái chổi, cái mồm như cái máy tính laptop của mẹ em.

Đề: Tả con gà trống.

Mẹ đi chợ mua cho em một con gà trống con. Em rất thích. Sau mấy tháng chăm nom chú gà, bây giờ nhà em có thêm được 5 chú gà con.

Đề: Hãy đặt câu có từ "đỡ đần".

Vì em chăm học nên em đỡ đần.

Đề: Tả cô giáo em.

Cô giáo em cao 1m3, dáng người to ngang trông rất vừa vặn... Mỗi khi chúng em lên nộp bài, mắt cô sáng lên như 2 cái đèn pin.

 

1
1 tháng 3 2018

Hay vcl

14 tháng 6 2018

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.

12 tháng 8 2021

Bài Làm : 

 - a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

  Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công. 

 - Cách trình bày nội dung : 

  + Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng. 

  + Đầu tiên giải thích nghĩa đen.

  + Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.

20 tháng 8 2021

Tham khảo:

Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất có trên cuộc đời này. Như nhạc sĩ nào đó từng viết “Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi, và mẹ em chỉ có một trên đời”. Tình yêu của mẹ chính là hành trang vững chắc nhất để con bước vào đời, và để con vượt qua mọi khó khăn thử thách. Chẳng vì thế mà Bersot từng khẳng định rằng: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”.

Tình cảm gia đình là cội nguồn của mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bạn có thể không có vàng bạc không có địa vị thế nhưng tình mẫu tử, tình yêu thương của mẹ thì bắt buộc bạn phải chắt chiu. Vũ trụ là một khái niệm vô cùng rộng lớn nó bao gồm tất cả những vùng biển, vùng đất vùng trời này cộng lại. Và trên cái vũ trụ bao la đó kì quan thế giới cũng có rất nhiều. Đó là những món quà vĩ đại mà tạo hóa đã dành trọn cho con người, nó in dấu ấn vĩ đại của thời gian, của mẹ tự nhiên. Thế nhưng có lẽ bằng ấy kì quan kì vĩ đó cũng không thể bằng trái tim của người mẹ. Chỉ thế thôi ta cũng đủ thấy sức mạnh vĩ đại lớn lao mà tình mẫu tử chất chứa rồi. Nó được ví như những kì quan thiêng liêng nhất trong tâm trí của mỗi người. Thật vậy, chẳng có đại dương nào mênh mông bằng lòng mẹ, cũng chẳng có kì quan nào đẹp tựa tình yêu mẹ dành cho con.

Từ thuở nằm nôi ta đã được sống trong tình yêu của mẹ. Công ơn sinh thành công ơn dưỡng dục như trời bể đó theo con đến suốt cả cuộc đời. KHông phải bỗng dưng ta được sinh ra trên đời, cũng chẳng phải vô tình mà ta lại có được ngày hôm nay. Nếu không có sự tần tảo, yêu thương, có dòng sữa mát lành của mẹ có lẽ vĩnh viễn chúng ta sẽ không thấy được ánh sáng của mặt trời, và sự dịu dàng của cơn gió. Không chỉ là lúc con còn bé, khi con lớn khôn thì ánh mắt mẹ vẫn dõi theo con cùng con vượt qua mọi giông tố của cuộc đời. Như nhà thơ nào đó đã từng viết:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Nếu có hành trình nào dài nhất trong cuộc nhân sinh thì có lẽ chính là hành trình trái tim người mẹ. Với mẹ đứa con mẹ sinh ra dù có lớn thế nào, dù có gây ra bao nhiêu lỗi lầm thì trong mắt mẹ nó vẫn đáng được bao dung, đáng được tha thứ. Vì nó cũng chỉ là đứa trẻ không chịu lớn trong tâm trí mẹ mà thôi. Cả cuộc đời giãi đày sương gió chỉ để đổi lấy cho con một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Có lẽ thành công lớn nhất trong cuộc đời của một bà mẹ chính là khoảnh khắc nhìn thấy con cười.

Thứ tình cảm mãnh liệt, thiêng liêng đó đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào bất tận cho văn học. Ta chợt nhớ đến chú bé Hồng trong truyện ngắn “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng. Tình thương của người mẹ chính là khát vọng mãnh liệt của chú bé Hồng, tình yêu đó đã khiến nó vượt qua mọi định kiến xã hội, qua mọi hủ tục hà khắc nhất. Nhìn thấy mẹ, sà vào lòng mẹ là lúc chú bé thấy mình trở nên nhỏ bé, yếu đuối nhất. Mọi ấm ức như vỡ òa, trực trào trong lòng Hồng. Thế nhưng cũng chính tình yêu đó đã khiến Hồng trở nên mạnh mẽ và vị tha hơn. Vì với em được về với mẹ sống bên mẹ là quá đủ rồi, nó xóa mờ hết tất cả mọi vết thương đang âm ỉ trong lòng em.

 

Có lẽ tình mẫu tử là điều mà mỗi con người chúng ta trân trọng và thiêng liêng nhất. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều đứa trẻ thiệt thòi, lớn lên không biết mặt mẹ không một ngày được cảm nhận thứ tình cảm thiêng liêng đó. Vì một lí do nào đó hoặc cũng có thể do hoàn cảnh đưa đẩy mà mẹ con phải chia lìa. Khuyết thiếu nó dù bạn có toàn vẹn thế nào cũng chưa bao giờ cảm thấy đủ.

Trong xã hội ngày nay, vậy mà còn có những người hắt hủi và không biết trân quý tình mẫu tử. Những người trẻ thì mải mê đàn đúm, chơi bời quên học hành làm cha mẹ phải phiền lòng, rồi đâu đó trong xã hội vẫn còn tình trạng con cái bỏ bê không phụng dưỡng cha mẹ, thậm chí còn đánh đập chửi rủa…. Con người rồi ai cũng phải già đó là một quy luật tất yếu của cuộc đời, dù bạn có muốn chống lại cũng chẳng được. Chỉ là chúng ra hãy sống làm sao cho trọn nghĩa vẹn tình, yêu thương báo hiếu bố mẹ cũng chính là cách để chúng ta răn đe và giáo dục con cái tốt nhất về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.

Ca dao tục ngữ xưa vẫn thường nhắc nhở:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Giá trị của câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị dẫu cho phải trải qua bao nhiêu năm đi chăng nữa. Bởi tình mẫu tử, chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất mà mỗi người có được. Bạn có thể đánh mất bất cứ thứ gì nhưng hãy giữ vẹn nguyên thứ tình cảm tuyệt vời này. Nó chính là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn tuyệt vọng trong cuộc đời.

26 tháng 11 2017

đề 1: câu tục ngữ khuyên chúng ta phải biết ơn những thế hệ đi trước đã hiến dâng xương máu của mình để gìn giữ và bảo vệ đất nước khỏi chiến tranh, để chúng ta có được ngáy hôm nay là nhờ có họ

và dù có làm gì thì cũng phải nhớ về cội nguồn

đề 2: câu tục ngữ cũng chính là đưc tính tự tin, rất cần trong cuộc sống của mỗi chúng ta, Làm việc gì cũng khó nếu không tự tin

26 tháng 11 2017


I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. bên cạnh câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “ uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
“ uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết
“ nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.
>> câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại
2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người


III. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ .

Đề 2 :

1. Mở bài:
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
- Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lí: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài:
a/ Giải thích: Thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn:
Người được hưởng thành quả phải nhớ tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước.
- b/ Chứng minh: Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó thể hiện qua hành động , lời ăn tiếng nói hàng ngày: 
+ xưa:
- Lễ hội: giỗ Quốc Tổ, lễ tế Thần Nông, tết thanh minh , sau vụ gặt : tết cơm mới ( tế thần và biếu bậc trên , những người tri ân cho mình như bố mẹ, nhạc gia , thầy , ông lang…)
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất. Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già.. 
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa thờ các bậc tiền bối, các vị anh hùng có công mở nước và giữ nước.
+ nay :
- 10/3 các nơi vẫn làm lễ giỗ tổ.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…
- III kết bài :
- Lòng biết ơn là tình cảm cao quí , thiêng liêng,  phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam  …
- Tạo vẻ đẹp tinh thần truyền thống của Việt Nam.

Học vui !

^^