K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2018

trang bao nhiêu vậy

27 tháng 1 2018

mk chọn 1

22 tháng 8 2017

Chương trình 4:

I. Mục đích:

1. Bày tỏ sự đồng cảm của thiếu nhi trường em trước nỗi mất mát về người và của đối với nhân dân và thiếu nhi ở các vùng vừa trải qua hoạn nạn do thiên tai gây ra.

2. Nhằm biểu hiện vẻ đẹp truyền thống đạo lí dân tộc "Lá lành đùm lá rách", "Một miếng khi đói bằng một gói khi no".

3. Trên cơ sở ủng hộ, giúp đỡ nhân dân và thiếu nhi vùng bị thiên tai, việc làm này còn nhằm thể hiện tinh thần cưu mang, đoàn kết trong cộng đồng. Từ đó, nhằm động viên mọi người nơi hoạn nạn nhanh chóng khắc phục khó khăn để tiếp tục ổn định cuộc sống vật chất cũng như tinh thần.

II. Phân công chuẩn bị

1. Trao đổi mục đích, ý nghĩa việc quyên góp ủng hộ đến cả lớp vào giờ sinh hoạt lớp.

2. Thống nhất về vật chất quyên góp: Bàng tiền hoặc quà (quần áo, sách vở, dụng cụ học tập…). Việc này sẽ do lớp trưởng đảm nhiệm phổ biến. Nêu rõ thời gian cùng nộp: Tiết sinh hoạt lớp vào ngày cuối tuần.

3. Lập Ban phụ trách vận động quyên góp, ủng hộ:

- Lớp trưởng : Trưởng ban.

- Lớp phó học tập : Phó ban.

- Các tổ trưởng : Thành viên.

- Tổng phụ trách chung : Chi đội trưởng.

Ban phụ trách đồng thời có trách nhiệm sau khi đã nhận tiền, quà từ vận động quyên góp thì đóng gói cẩn thận, chuyển lên nhà trường để chuyển đi theo địa chỉ cụ thể.

III. Chương trình cụ thể:

1. Thời gian thực hiện quyên góp: Tiết 1, sáng thứ 6, ngày… tháng… năm…

2. Địa điểm: Tại lớp 5A, Trường Tiểu học…

3. Thành phần:

a. Toàn thể lớp 5A, Trường Tiểu học…

b. Ban phụ trách vận động quyên góp ủng hộ.

4. Cách thức

a. Thầy (cô) chủ nhiệm, Ban phụ trách, Chi đội trưởng và lần lượt các tổ lên thực hiện hành động quyên góp ủng hộ.

- Các phần quà được xếp gọn gàng, trang trọng.

- Tiền mặt: Bỏ vào thùng quyên góp của lớp.

b. Kết thúc đợt vận động quyên góp ủng hộ.

- Trưởng ban công bố cụ thể: Số phần quà? Tổng số tiền mặt?

- Nơi nhận quyên góp ủng hộ của lớp 5A: Ban giám hiệu, Liên đội trưởng Trường Tiểu học ...

- Thời gian chuyển đến vùng bị thiên tai: ngày... tháng ... năm ...

1) 

Bài làm

CHƯƠNG TRÌNH HỘI TRẠI CHÚNG EM TIẾN BƯỚC TIIEO ĐOÀN

(Lớp 5C, Trường Tiếu học Trần Phú)

   I. Mục đích

   - Kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26 - 3.

   - Tạo điều kiện để các Đội viên tham gia các hoạt động tập thể.

   II. Phân công chuẩn bị

   - Họp chi đội để phổ biến nội dung: Chi đội trưởng

   - Lều trại, dây buộc: Tổ 1 và tổ 2.

   - Dựng trại: Tổ 3.

   - Trang trí trại: Tổ 4.

   - Văn nghệ, trò chơi: Lớp phó Văn - Thể - Mĩ (Mỹ Vân) phụ trách, một số bạn khác.

   - Nước uống, bánh kẹo, hoa quả: Ngọc Nữ phụ trách và các bạn Anh, My, Nga, Hằng tham gia theo sự phân công của Ngọc Nữ.

   -  Thuốc, dầu gió, bông, băng cá nhân: Xuân Dung và Hoài Nhân.

   III. Chương trình cụ thể

  1. Họp chi đội để phổ biến nội dung, kế hoạch Hội trại: tiết sinh hoạt trưa thứ sáu ngày 15/3/2013.

  2. Tổ chức cắm trại chủ nhật ngày 23/3/2013.

  - 7 giờ: Học sinh tập trung về trường, kiểm tra quân số, dụng cụ chuẩn bị.

  - 7 giờ 30 phút: Nhận vị trí dựng trại, dự Khai mạc Hội trại.

  - 8 giờ đến 11 giờ: Dựng trại, tham gia trò chơi.

  - 11giờ 30 phút đến 14 giờ: Ăn trưa, nghỉ trưa.

  - 14 giờ đến 15 giờ: Ban giám khảo chấm trại.

  - 15 giờ đến 17 giờ: Văn nghệ.

  - 17 giờ đến 17 giờ 30 phút: Tổng kết toàn trường, nhổ trại.

2)

Bài làm

CHƯƠNG TRÌNH THI NGHI THỨC ĐỘI

 (Chi đội 5A, Trường Lê Hồng Phong)

   I. Mục đích

  - Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

  - Động viên các bạn Đội viên tham gia sinh hoạt tập thể.

  II. Phân công chuẩn bị

  - Ban giám khảo: Cô giáo chủ nhiệm lớp, chi đội trưởng, chi đội phó.

  - Dẫn chương trình: bạn Diệu Hiền.

  - Phổ biến nội dung cuộc thi: Chi đội trưởng.

  - Chọn đội viên tham gia thi: Các phân đội trưởng.

  - Chọn người tham gia cuộc thi của liên đội: Ban chỉ huy chi đội.

  - Đội trưởng đội tuyển của chi đội: Nguyễn Huy Hoàng (chi đội trưởng)

  III. Chương trình cụ thể:

  1. Họp chi Đội để phổ biến nội dung, phân công nhiệm vụ: Tiết sinh hoạt lớp trưa thứ sáu ngày 15/3/2013.

  2. Thi nghi thức Đội của chi đội: Chiều ngày 18/3/2013.

  - 14 giờ đến 11 giờ 10 phút: Tuyên bố lí do (chi đội trưởng).

  - 14 giờ 10 đến 15 giờ 30 phút: Thi nghi thức Đội (Chào cờ, tháo khăn quàng, thắt khăn quàng, đội hình đội ngũ, điều lệ Đội).

  - 16 giờ: Công bố kết quả, phát thưởng.

5 tháng 3 2018

I. Mục đích

Tuyên truyền sâu rộng trong học sinh về an toàn giao thông.

Rèn tính độc lập, năng nổ cho đội viên.

Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có ý thức trong khi đi đường, không tụ tập ở lề đường gây trở ngại cho an toàn giao thông.

II.Công tác chuẩn bị

Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông.

Làm mô hình vòng xoay giao nhau của một giao lộ, có chiều xe lưu thông (tổ 1).

Sắp xếp bàn ghế theo đúng sơ đồ triển lâm (2 bàn lớn ở giữa). Dùng keo dán tranh ánh triển lãm.

III.      Chương trình cụ thể

1)  Chào cờ.

2)  Giới thiệu đại biểu đến dự: Quý thầy cô và các lớp trưởng trong khối 5.

3)  Lớp trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình và tranh triển lãm.

4)  Giới thiệu mô hình vòng xoay giao thông (ngã 5 - tổ 1).

5)  Thuyết minh cụ thể từng hình ảnh triển lãm: lớp phó học tập.

6)  Học sinh hát tập thể bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

7)  Tiễn khách.

6 tháng 3 2018

Đề 2. Triển lãm về an toàn giao thông.

I. Mục đích

Tuyên truyền sâu rộng trong học sinh về an toàn giao thông.

Rèn tính độc lập, năng nổ cho đội viên.

Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có ý thức trong khi đi đường, không tụ tập ở lề đường gây trở ngại cho an toàn giao thông.

II. Công tác chuẩn bị

Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông.

Làm mô hình vòng xoay giao nhau của một giao lộ, có chiều xe lưu thông (tổ 1).

Sắp xếp bàn ghế theo đúng sơ đồ triển lâm (2 bàn lớn ở giữa). Dùng keo dán tranh ánh triển lãm.

III. Chương trình cụ thể

1) Chào cờ.

2) Giới thiệu đại biểu đến dự: Quý thầy cô và các lớp trưởng trong khối 5.

3) Lớp trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình và tranh triển lãm.

4) Giới thiệu mô hình vòng xoay giao thông (ngã 5 - tổ 1).

5) Thuyết minh cụ thể từng hình ảnh triển lãm: lớp phó học tập.

6) Học sinh hát tập thể bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

7) Tiễn khách.

27 tháng 4 2020

1. Tuần hành tuyên truyền về an toàn giao thông.

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

 (Lớp 5A1, Trường Tiểu học Trưng Vương) 

 I. Mục đích

  • Tuyên truyền giúp mọi người nâng cao ý thức về an toàn giao thông.
  • Giúp các bạn học sinh hiểu và có ý thức gương mẫu chấp hành luật an toàn giao thông.

II. Phân công chuẩn bị

  • Ban tổ chức: Lớp trưởng, lớp phó và 4 tổ trưởng   
  • Dụng cụ, phương tiện: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cồ động ATGT, trống, kèn.
  • Các hoạt động cụ thể:
    •   Tổ 1: 1 cờ Tổ quốc, 3 cái trống nhỏ.
    •   Tổ 2: 1 cờ Đội, 1 loa cầm tay.
    •   Tổ 3: 3 tranh cổ động ATGT.
    •   Tổ 4: 1 biểu ngữ, 1 cái kèn.
  •   Nước uống: Nga, Thanh.
  • Trang phục: mỗi bạn đội viên mặc đồng phục nhà trường và đeo khăn quàng đỏ, cầm cờ hoa.

III. Chương trình cụ thể

  •   Địa điểm tuần hành: Đường Bà Triệu
  •   7 giờ 30: Các bạn học sinh tập trung tại trường.
  •   7 giờ 40: Diễu hành từ trường cùng các lớp theo hàng một.
  •   Chi đội trưởng: Hô khẩu hiệu.
  •   Tổ 1: Đi đầu cầm cờ Tổ quốc, trống.
  •   Tổ 2: Theo sau tổ 1, cầm cờ Đội.
  •   Tổ 3: Theo sau tổ 2, cầm tranh cổ động.
  •   Tổ 4: Theo sau tổ 3, cầm biểu ngữ, kèn.
  • Các bạn đi theo hàng và đi trên vỉa hè, tránh ảnh hưởng đến tình hình giao thông diễn ra trên tuyến đường.
  •   9 giờ: Tập trung về trường và tổng kết, rút kinh nghiệm buổi diễu hành.
27 tháng 4 2020

Bạn đọc phần lưu ý giùm mình làm sai đề bài rồi 

phải phân công liên đội trưởng , liên đội phó của trưởng chứ sai bạn lại phân công tổ 1 ,  2 ,3 , 4 

Bạn sửa lại nha , mình sẽ k đúng cho 

22 tháng 2 2017

CHƯƠNG TRÌNH TUẦN HÀNH TUYÊN TRUYỀN

VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

I. Mục đích

- Giúp người dân tăng cường ý thức về an toàn giao thông (ATGT).

- Giúp các bạn đội viên học sinh trong trường, lớp hiểu thêm về ATGT vfa gương mẫu hơn nữa trong chấp hành ATGT.

II. Phân công chuẩn bị

- Ban tổ chức: Lớp trưởng + Lớp phó + 4 Tổ trưởng.

- Công tác chuẩn bị: Loa cầm tay, cờ Tổ quốc, cờ Đội, biểu ngữ, tranh cổ động về ATGT, trống ếch, kèn.

- Phân công cụ thể:

+ Tổ 1: 1 loa cầm tay, 1 lá cờ Tổ quốc.

+ Tổ 2: 1 lá cờ đội, 1 tranh cổ động về ATGT.

+ Tổ 3: 1 biểu ngữ, 2 trống ếch.

+ Tổ 4: 2 kèn, 1 loa cầm tay.

+ Nước uống: thủ quỹ Thu Hương + Thư.

- Trang phục: đồng phục, khăn quàng đỏ.

III. Chương trình cụ thể

Địa điểm: đường An Dương Vương từ ngã ba Nguyễn Văn Cừ - An Dương Vương đến chợ An Đông.

- 8 giờ: Tập trung tại trường, điểm danh (xếp thành hàng 1).

- 8 giờ 30 phút: Bắt đầu diễu hành cùng các lớp.

+ Tổ 1: Đi đầu với cờ Tổ quốc (Cường), trống ếch (Tú, Thái).

+ Tổ 2: Cờ đội (Tuấn), hô khẩu hiệu (Quang, Lâm, Tùng).

+ Tổ 3: Kèn (Minh), biểu ngữ (Nguyệt, Linh).

+ Tổ 4: Tranh cổ động (Thi, Trúc), đọc Luật giao thông.

* Lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng kiểm tra chung.

- 10 giờ: Diễu hành về trường.

- 10 giờ 30 phút: Tổng kết toàn trường.

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từHọ và tên: ……Lớp: …..Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện BiênĐiện thoại: ….. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan...
Đọc tiếp

giúp mình ba dấu chấm cuối bài trên 500 từ

Họ và tên: ……

Lớp: …..

Trường: Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Địa chỉ: Xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên

Điện thoại: …..

 

Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta luôn in bóng hình của những người trẻ tuổi mưu trí, dũng cảm, đóng góp quan trọng vào công cuộc đấu tranh và dựng xây đất nước.

Từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước đã có Truyền thuyết về người anh hùng làng Gióng tuổi lên ba đã nhổ tre đánh giặc cứu nước khởi đầu cho truyền thống vẻ vang “tuổi nhỏ chí lớn” của các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam; Trần Quốc Toản đi vào lịch sử thời kỳ chống giặc Nguyên Mông với lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, dám hy sinh vì dân tộc; Kim Đồng, người Đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh; Dương Văn Nội, Phạm Ngọc Đa – những giao liên, trinh sát mưu trí, gan dạ; Lê Văn Tám – ngọn đuốc sống lao vào kho xăng của giặc; Nguyễn Bá Ngọc hy sinh thân mình cứu các bạn nhỏ…

Trong thời kì khánh chiến chống thực dân Pháp gian khổ và hào hùng của dân tộc không thể không kể đến người anh hùng nhỏ tuổi Vừ A Dính, anh là người dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên). Anh là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.

Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của anh và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.

Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.

Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của anh Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn anh dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng anh chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.

Anh Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi. Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.

Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngay từ năm 1951, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội. Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.

Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ. Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.

Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo, biên cương của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:

- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.

- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:

+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 bạn học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.

+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 bạn, anh chị được thụ hưởng dự án này.

+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án. Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.

 Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.

Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.

Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.

Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã và sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam  

Đối với em – mới chỉ là một học sinh tiểu học, khi được biết về Các anh hùng nhỏ tuổi, em rất tự hào, hãnh diện và khâm phục các anh, các anh luôn là những tấm gương sáng để chúng em luôn cố gắng nộ lực học tập và rèn luyện. 

 

 

Thật tự hào biết bao khi em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên anh hùng. Từ khi còn rất nhỏ, ông đã kể cho em nghe về anh Vừ A Dính, nhưng cho đến khi đi học tiểu học, được là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh em mới được tìm hiểu kĩ hơn, được biết nhiều hơn về anh Vừ A Dính. …

 

Trường em cũng có nhiều bạn dân tộc  Mông lắm, em rất tự hào về các bạn ấy, các bạn ấy rất khó khăn nhưng ý chí nghị lực lớn, luôn vươn lên trong học tập. Các bạn ấy nói các bạn rất tự hào vì dân tộc các bạn có anh hùng Vừ A Dính kiên trung bất khuất….

Ngay cả trong thời chiến loạn lạc gian khổ mà anh Dính vẫn luôn ham học thì không có lý do gì để chúng em không cố gắng nỗ lực khi được sống trong hòa bình ấm êm....

Anh vừ A Dính đã truyền cho em nguồn cảm hứng tốt đẹp trong cả suy nghĩ, hành động và ước mơ….

Em mơ ước…

Em sẽ…

 

0
1. Mục đích   Xác định mục đích của chương trình2. Phân công chuẩn bị - Liệt kê công việc cần làm, - Phân công công việc3.Chương trình cụ thể  Lập chương trình cụ thể************************************************************************Đề bài: Để hưởng ứng phong trào “ Chung tay dẩy lùi đại dịch Covid 19”, ban chỉ huy liên đội trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền tổ chức chương...
Đọc tiếp

1. Mục đích

   Xác định mục đích của chương trình

2. Phân công chuẩn bị

 - Liệt kê công việc cần làm,

 - Phân công công việc

3.Chương trình cụ thể

  Lập chương trình cụ thể

************************************************************************

Đề bài: Để hưởng ứng phong trào “ Chung tay dẩy lùi đại dịch Covid 19”, ban chỉ huy liên đội trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền tổ chức chương trình  “Tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid 19”. Em hãy lập chương trình hoạt động trên.

* Gợi ý:

   Tên chương trình:

TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVIT 19

1 . Mục đích:

- Xác định mục đích:

+ Hoạt động tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh covit 19 nhằm mục đích gì?

+  Rèn luyện những đức tính gì , những phẩm chất gì cho mỗi đội viên

2. Phân công chuẩn bị

 - Họp lớp để phát động (cán bộ lớp)

 - Xây dựng kế hoạch và phân công công việc cho tổ, cá nhân ( Cán bộ lớp, tổ trưởng, ..)

 - Chuẩn bị các dụng cụ , phương tiện phục vụ cho hoạt động (Phân công cụ thể cho từng đội viên)

VD: Dung dịch sát khuẩn, giấy vẽ, màu vẽ, đài, loa,...viết bài tuyên truyền, bài hát..., câu hỏi, đáp án trả lời,...

 - Chuẩn bị các hoạt động cụ thể

3. Chương trình cụ thể

 - Thời gian ( Tổ chức tuyên truyền lúc nào? (mấy giờ? Ngày ... tháng... năm...?)

 - Địa điểm ( Tổ chức tuyên truyền ở đâu? (Trong trường: Khu A , khu B? ...; Khu dân cư,...

 - Trình tự tiến hành các hoạt động

 - Tổng kết, tuyên dương

2
1 tháng 5 2020

 i đôn nô

8 tháng 5 2020

dễ cực lun

lên gulu gulu là biết hết

[lưu ý: gulu gulu ở đây là tiếng nam phi nha, là google đó]