K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2021

Tham khảo

- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.

- Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời

- Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời ...... khai hoang

- Giang chẻ lạt, buộc mềm .... bóng tre, bóng nứa

- Các em bé còn có trò chơi gì ... bằng tre

-  Tuổi già hút thuốc làm vui .... khoan khoái

- Suốt một đời người, từ thuở lột lòng trong chiếc nôi tre ... chết có nhau, chung thủy

19 tháng 12 2023

- Khi nói đến cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. 

Ví dụ: 

+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản xóm thôn.

+ Dưới bóng tre, toàn bộ đời sống của con người hiện ra: những mái đình, mái chùa cổ kính, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. 

+ Tre thành nôi êm ru giấc ngủ trưa hè, thành nguồn vui cho trẻ thơ từ chiếc thuyền lá tre đến que chuyền đánh chắt, tre bắc cầu cho tình duyên đôi lứa, … 

→ Tất cả các chi tiết này làm nổi bật sự gắn bó của cây tre với đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người Việt Nam trong lao động và cuộc sống hàng ngày. 

13 tháng 1 2023

Soạn bài "Cây tre Việt Nam" và trả lời câu hỏi: Câu 1: Vẻ đẹp của cây tre Việt Nam được tác giả miêu tả cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào?. Câu 2: Những từ ngữ nào trong bài văn miêu đạt rõ nhắt đặc điểm của cây tre? Câu 3: Khi nói về cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam. Hãy chỉ ra những chi tiết đó trong bài. Câu 4: Vì sao tác giả khẳng định: "Cây tre mang những đặc tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam"?. Câu 5: Tìm một số chi tiết , hình ảnh cụ thể làm rõ lời khẳng định của tác giả:" Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam".

19 tháng 12 2023

- “Ngày mai” khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, cây tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc với đất nước, con người Việt Nam: 

+ tre xanh vẫn là bóng mát,

+ tre vẫn mang khúc hát tâm tình, 

+ tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi, 

+ những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng, 

+ tiếng sáo diều tre cao vút mãi,… 

→ cho dù ngày nay cuộc sống có thay đổi thì cây tre vẫn phát huy giá trị của nó, tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai: đũa tre, đồ thủ công mĩ nghệ, đồ nội thất bằng tre, … 

13 tháng 1 2023

5.Cây tre là người bạn của mọi người

6. Vì cây tre từ xa xưa đã được cho là hình ảnh ra trận của Việt Nam là một vũ khí là : lao , mác ,... Nhưng giờ đây sắt thép đã là những vũ khí hiện đại nhưng cây tre vẫn là một nét đặc trưng của con người Việt Nam

3 tháng 1 2020

- Những chi tiết, hình ảnh sau đây khẳng định trong tương lai, tre vẫn còn gắn bó với con người: tre già măng mọc, măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam

- Những chi tiết, hình ảnh sau đây khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: nứa, tre sẽ còn mãi với các em, với dân tộc Việt Nam, chia sẻ ngọt bùi của những ngày mai tươi mát.

21 tháng 10 2018

Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày là: tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp, tre với người vất vả quanh năm, tre là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ, lọt lòng trong chiếc nôi tre, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau.

10 tháng 1 2018

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có lẽ hình ảnh cây tre không còn quá xa lạ với con người Việt Nam, đặc biệt là con người ở những vùng quê,vùng nông thôn. Cây tre không chỉ gắn liền với hoạt động sinh hoạt, hoạt động lao động sản xuất của con người mà cây tre còn là một người đồng hành trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nên có thể có những cây tre này là chứng nhân lịch sử của quá trình đấu tranh hào hùng của dân tộc ta, thậm chí cây tre từ bao giờ đã trở thành biểu tượng cho con người cũng như sức mạnh của con người Việt Nam. Viết về cây tre với tất cả niềm tự hào, yêu mến nhà thơ Thép Mới đã viết bài thơ “Cây tre Việt Nam”, đây là bài thơ hay, tái hiện lại chân thực về cây tre, người bạn đồng hành thân thiết của dân ta cả trong thời chiến cũng như thời bình.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thép Mới đã thể hiện niềm cảm thái của mình về nguồn gốc cũng như sự ra đời của cây tre, đó chính là sự băn khoăn, trăn trở nhà thơ tự hỏi mình bằng một câu hỏi tu từ. Và câu hỏi đó nhà thơ không hướng đến tìm kiếm câu trả lời mà khẳng định tre đã có tự ngàn xưa, trong những câu “chuyện ngày xưa”, đó là những bờ tre xanh thấp thoáng trong những câu ca dao hay trong những câu truyện cổ dân gian:

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”

Cây tre đã có tự bao đời, có lẽ có có từ khi có sự xuất hiện của con người, cũng có thể là từ khi con người bắt đầu làm hoạt động sản xuất, lao động. Ở đây nhà thơ cũng trăn trở về nguồn gốc ra đời của cây tre. Nhưng sự trăn trở này không hề nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời thích đáng mà lại là cơ sở để nhà thơ khẳng định sự gắn bó, gần gũi của cây tre với cuộc sống của những người dân Việt Nam “Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh”.  Từ sự khẳng định mối quan hệ gắn bó với tre, nhà thơ Thép Mới đã đi miêu tả chi tiết, cụ thể những đặc điểm của tre. Qua đó cũng thể hiện được niềm tự hào khi gợi nhắc đến hình ảnh kiên cường của những con người Việt Nam ta.

“Thân gầy gộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu”

Cây tre là loại cây thân thẳng, nhỏ, lá không xum xuê um tùm như những loại thân gỗ khác mà rất mảnh và nhỏ. Từ những đặc điểm cấu tạo của cây tre, nhà thơ cũng đã khái quát qua câu thơ “Thân gầy gộc, lá mong manh”, đó là những nhận xét chủ quan của nhà thơ, với những đặc điểm như vậy người đọc cũng có thể cảm nhận được cái gì đó yếu ớt, mềm dẻo “Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”, câu thơ này không phải sự hoài nghi về sức sống của cây tre mà chỉ là điểm tựa để nhà thơ Thép Mới thể hiện được cảm xúc mạnh mẽ, dạt dào của mình về sức sống mạnh mẽ của những cây tre ngỡ như mỏng manh, yếu ớt đó “Ở đâu tre cũng xanh tươi/ Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”. Không như vẻ bề ngoài của mình, cây tre là loại thực vật thích nghi khá tốt, nó có thể phát triển xanh tốt trên mọi loại địa hình. Đặt trong mối liên hệ với con người Việt Nam, lại gợi ra những phẩm chất tốt đẹp, đó là đặc tính thích nghi tốt với môi trường sống, đó chính là sự kiên cường, mạnh mẽ trong cuộc sống của con người Việt Nam.

“Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”

Những câu thơ trên thể hiện được lối sống lạc quan, kiên cường của những cây tre “Có gì đâu, có gì đâu/ Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều”, đất đai hay rộng hơn là môi trường sống tuy có cằn cỗi, khắc nghiệt thì những cây tre vẫn vươn lên tươi tốt. Đáng quý hơn nữa là những cây tre không coi đó là một sự trở ngại của sự phát triển mà còn rất lạc quan vào sự sinh tồn của mình “Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều”, đây chỉ là sự lí giải chủ quan của nhà thơ về đặc tính sinh trưởng của cây tre mà còn hướng đến những phẩm chất cần cù, mạnh mẽ lạc quan của con người Việt Nam ta, chính sự siêng năng, cần cù ấy khiến cho con người vượt lên tất cả những khắc nghiệt của hoàn cảnh, của môi trường sống “Rễ siêng không ngại đất nghèo khó/ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Rễ tre thường là dạng rễ chùm, phát triển nhiều nên nó trở thành biểu tượng của sự cần cù. Không những thế những cây tre này luôn yêu đời và tin tưởng vào cuộc sống:

“Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre không đứng khuất mình bóng râm”

Sống kiên cường, mạnh mẽ là thế nhưng những cây tre này không ỷ lại vào sức sống của mình, chúng luôn sống đoàn kết thành những khóm, những cụm. Và cũng chính sự quay quần, đoàn kết đó mà không có một sức mạnh nào của tự nhiên có thể quật ngã chúng, chúng luôn bao bọc, che chở cho nhau:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre không ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”

Hoàn toàn là những đặc tính tự nhiên, đặc tính sinh học của những cây tre nhưng nhà thơ đã thể hiện nó một cách sống động, chân thực làm cho người đọc liên tưởng đến sự đoàn kết, che chở gắn bó keo sơn của con người Việt Nam, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử thì con người Việt Nam vẫn kiêu hãnh, hiên ngang, sống đoàn kết đã trở thành nguồn sức mạnh vô tận của tre cũng là của con người Việt Nam, đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi “Làm sao nên lũy nên thành tre ơi” ở đầu bài thơ, tre có thể gầy gộc, con người Việt Nam có thể trông yếu đuối, mỏng manh đấy nhưng họ có sức mạnh đoàn kết, có sức mạnh tinh thần, từ đó mà “Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”.

“Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre dành cho con”

Đến những câu thơ này ta có thể thấy tre đã trở thành hóa thân của con người Việt Nam, gianh giới giữa tả người và tả vật đã nhạt nhòa, vì đọc đến câu thơ nào cũng gợi sự liên tưởng mạnh mẽ đến con người cũng như những phẩm chất tốt đẹp của con người, của dân tộc Việt Nam, đó chính là sự kiên cường, ngay thẳng dù chết cũng không chịu luồn cúi, không chịu mất nước “Nòi tre đâu chịu mọc cong”, và dù tính mạng không còn những thế hệ con cháu vẫn sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp đó “Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng”. Sức sống ấy, tinh thần ấy vẫn được kế thừa qua bao đời, thậm chí đời sau hơn đời trước “Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường”, và trong cách nhìn của nhà thơ thì sự nối tiếp ấy là hiển nhiên, không có gì lạ lùng “ Tre già măng mọc có gì lạ đâu”

Như vậy, thông qua miêu tả hình ảnh của cây tre, nhà thơ Tú Mỡ đã lồng ghép hài hòa, thành công dáng vóc, phẩm chất kiên cường, ngay thẳng mạnh mẽ của con người Việt Nam vào đấy, có lẽ vì vậy mà tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam, chính là sự tương đồng, trùng hợp đến là ngỡ ngàng đấy.

10 tháng 1 2018

Tóm tắt

   Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

Câu 1:

   Trình tự miêu tả thể hiện trong bài văn là: bắt đầu từ cảm tưởng chung, thông qua sự quan sát thiên nhiên Cà Mau – tác giả đi đến những nét đặc tả kênh rạch, sông ngòi và nét độc đáo của cảnh chợ Năm Căn họp trên mặt nước.

   Theo trình tự miêu tả như trên, có thể thấy bố cục của bài văn gồm ba đoạn:

– Đoạn 1 (Từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"): Cảm tưởng chung về thiên nhiên Cà Mau.

– Đoạn 2 (Tiếp theo đến "khói sóng ban mai"): Đặc tả kênh, rạch Cà Mau và con sông Năm Căn rộng lớn.

– Đoạn 3 (Còn lại): Đặc tả cảnh chợ Năm Căn.

   Vị trí quan sát của người miêu tả chính là người đang ngồi trên con thuyền. Đây là nơi thích hợp nhất để tác giả miêu tả cảnh trước mắt của mình khi thuyền di chuyển từ vùng này đến vùng khác; từ xa đến gần với trung tâm của Cà Mau. Các hình ảnh miêu tả được hiện ra trong bài văn như một cuốn phim thật sinh động: nhiều màu sắc, cảnh trí đan cài và giàu cảm xúc.

Câu 2:

   Trong đoạn văn (từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu") tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm về vùng sông nước Cà Mau. Ấn tượng ấy là ấn tượng choáng ngợp thể hiện qua cái nhìn:

  + kênh rạch càng bủa giăng chi chít

  + đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh và ... tiếng rì rào bất tận ... của rừng, của sóng. Ấn tượng ấy được thể hiện qua các câu văn dài ngắn xen kẽ, biến hoá linh hoạt: vừa tả vừa kể, tạo ra một mạch văn trữ tình lôi cuốn.

Câu 3:

   Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi, cứ theo đặc điểm riêng mà gọi thành tên.

   Những địa danh này đã nói được những đặc điểm rất riêng biệt của thiên nhiên Cà Mau so với những vùng đất khác (những cây mái giầm, những đám mây bo mắt, những nơi tập trung con Ba Khía, …)

Câu 4: Trong đoạn văn từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua ... sương mù và khói sóng ban mai":

a. Những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước:

– Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác

– Con sông rộng hơn ngàn thước

– Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

b. Câu văn đã cho có 3 động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền theo trình tự không thể thay đổi được. Cách dùng từ của tác giả sử dụng từ ngữ rất chính xác và tinh tế.

(1) Chèo thoát qua kênh: diễn đạt sự khó khăn mà con thuyền vừa phải vượt.

(2) Đổ ra con sông: chỉ trạng thái con thuyền từ sông nhỏ đến với dòng sông lớn,

(3) Xuôi về Năm Căn: diễn tả trạng thái nhẹ nhàng của con thuyền xuôi theo dòng nước.

c. Những từ miêu tả màu sắc của rừng đước: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Qua những từ đó, vừa thấy được khả năng quan sát và phân biệt các sắc độ của tác giả rất tinh tế, đồng thời cũng thấy được sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của loài đước.

Câu 5: Trong bài văn, sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của cảnh chợ Năm Căn:

- Những túp lều lá thô sơ bên cạnh những căn nhà hai tầng.

- Những đống gỗ cao như núi.

- Những cột đáy, thuyền chài, thuyền buôn dập dềnh trên sóng.

- Dọc theo sông là những lò than hầm gỗ đước.

- Những ngôi nhà ban đêm sáng rực đèn măng-sông.

- Đặc biệt nhất là người ta mua bán, ăn nhậu trên thuyền, trên sông nước.

- Nơi đây cũng là nơi quần tụ của một cộng đồng người sống hòa hợp: Đó là người Hoa Kiều, người Chà Châu Giang, người Miên với đủ giọng nói liu lô, đủ kiểu ăn mặc sặc sỡ.

Câu 6:

   Qua cách miêu tả từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể, tả xen kể… cùng với việc sử dụng các từ ngữ gợi cảm tinh tế của tác giả, có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ – nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng đước bạt ngàn; đồng thời đó cũng là nơi có cảnh chợ Năm Căn đặc sắc, tấp nập đông vui.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau đã học.

Bạn có thể tham khảo đoạn văn sau:

   Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.

Câu 2:

– Tuỳ từng miền địa lí, học sinh tự kể những con sông của quê mình.

– Khi viết đoạn giới thiệu về một con sông, cần chú ý chỉ ra những nét đặc trưng riêng của con sông quê mình (cảnh vật, những sinh hoạt thường nhật trên sông,…).

- Những con sông Nam Bộ thường có những cọc đáy, có những cù lao và nước chảy rất xiết, mùa lũ có từng đám (từng dề) lục bình trôi, bên bờ là đước bần, những đám ô rô, dừa nước; những con thuyền đuôi tôm, những ghe bầu chợ nặng với tiếng máy nổ đinh tai.

- Những con sông miền Bắc và miền Trung thường hiền hòa trừ mùa lũ. Thuyền buồm; tre xanh hai bờ; nước trong, bãi cát vàng, bãi ngô non…

23 tháng 7 2021

Có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam vì: - Cây tre mang đầy đủ những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam: giản dị, thanh cao, ngay thẳng, thuỷ chung, cần cù, dũng cảm và kiên cường, bất khuất. - Cây tre gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam từ ngàn đời xưa, cùng nhân dân ta đánh giặc,...

23 tháng 7 2021

tick nhé

 

2 tháng 12 2021

TK

 

a) Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày:

Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.Tre là cánh tay của người nông dân.Tre là người nhà.Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.Tre là đồng chí chiến đấuTre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

b) Giá trị của phép nhân hóa hình ảnh cây tre: Phép nhân hóa cây tre giúp cây tre như có tình cảm thân thiết với làng quê, thôn xóm, cây tre trở thành người bạn tốt, trở thành anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.