K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2019

Đoạn thơ đã gợi trong em cảm xúc tự hào về đất nước và con người Việt Nam, dù còn nhiều gian khó nhưng vô cùng tươi đẹp,con người Việt Nam đã trải qua bao nhiêu vất vả đau thương, mà vẫn nhân hậu, thủy chung thắm thiết. Những bài ca dao mà cha ông đã để lại cho chúng ta nhằm dạy bảo khuyên nhủ chúng ta về những bài học bổ ích hay châm biếm những thói hư, tật xấu trong xã hội mà những người ở thế hệ trước đã trải qua và giờ đây nó đã trở thành 1 kho tàng quý báu. Những truyện cổ tích mặc dù có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo nhưng cũng là nhằm giúp chúng ta trở thành 1 con người tốt, nó bộc lộ qua sự liên hệ với đời sống thực tế. Ta luôn có niềm tin vào con người Việt Nam về tấm lòng nhân hậu thủy chung, 1 niềm tin rất thực và vững chãi. Nhờ đó, mà ta cảm nhận được những hạnh phúc có trên cuộc đời này

MIK LÀM CÒN CÓ HƠI NHIỀU TỪ LẶP, NẾU CÓ J SAI THÌ SỬA LẠI GIÚP MIK NHÉ. CHÚC BẠN HỌC TỐTok

28 tháng 9 2019

Thảo Phương, Trần Thị Hà My, Hoàng Minh Nguyệt, trần thị diệu linh

29 tháng 9 2019

Trần Thị Hà My,Thảo Phương, Nguyễn Thu Hương, Hoàng Minh Nguyệt, Nguyễn Văn Đạt

29 tháng 9 2019

a)Biểu cảm,tự sự

b)Những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích được lấy từ chất liệu văn học dân gian: Cô Tấm, hoàng hậu Cây khế chua, đại bàng, (cổ tích)" hoa của đất" (tục ngữ)

c)Đoạn thơ gợi trong em cảm xúc tự hào về đất nước Việt Nam dù còn nhiều gian khó nhưng vô cùng tươi đẹp, con người Việt Nam trải qua bao vất vả đau thương mà vẫn nhân hậu thủy chung thắm thiết.

30 tháng 9 2019

a. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự, miêu tả

b. Đoạn thơ nhắc đến: Tấm Cám, Cây khế (truyện cổ tích)

c. Cảm xúc của đoạn thơ: Tác giả muốn bày tỏ niềm trân trọng, thương yêu của mình đối với kho tàng ca dao dân ca, truyện cổ tích (văn học dân gian) mà cha ông ta đã để lại. Thực chất là thể hiện niềm trân trọng biết ơn đối với những bài học cuộc sống, những kinh nghiệm quý báu mà cha ông biết bao thế hệ đã tích lũy trong kho tàng văn học dân gian ấy.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go)

 “Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từ chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

2 tháng 10 2023

tham khảo

Nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ (5 mẫu) - mẫu 1

Đoạn văn tham khảo

          Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca, Hoàng Trung Thông góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ Mẹ và quả. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mẹ và quả, qua đó thể hiện sự tảo tần của người mẹ và tình yêu thương mẹ của người con. Trong đó ấn tượng hơn cả là câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Hai dòng thơ gợi cho người đọc sự xúc động bởi sự vất vả tảo tần của mẹ. Hai câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Thông qua đó em biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều để cha mẹ không phải phiền lòng!

Nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ (5 mẫu) - mẫu 2

Bài thơ Mây và sóng của Ta-go là một bài thơ giàu hình ảnh ẩn dụ và đề cao tình mẫu tử thiêng liêng. Hẳn nhiều người sau khi đọc xong bài thơ này sẽ ấn tượng với tình mẫu tử của hai mẹ con trong bài thơ, nhưng với tôi, tôi lại ấn tượng bởi cách tác giả tạo lập bài thơ. Đó là cách tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ như mây, sóng để nói đến những điều kì thú của thiên nhiên, những điều hấp dẫn của thế giới. Đó là cách tác giả tạo nên cấu trúc hai đoạn thơ đầu trong bài. Chúng được sắp xếp theo một trình tự: Những điều hấp dẫn đang mời gọi đứa trẻ; Đứa trẻ rất háo hức nhưng nghĩ đến tình cảm mẹ dành cho mình nên đã từ chối. Việc lặp lại hình thức hai đoạn thơ đầu trong bài cũng là một cách lặp rất... thơ! Người đọc tưởng như đến đoạn ba, cũng sẽ tiếp tục là một sự "cám dỗ" nào đó và em bé sẽ vượt qua. Nhưng không, ở đoạn thơ thứ ba, đó là sự thay đổi, em bé đã chủ động nghĩ ra những trò chơi thú vị và chơi cùng mẹ. Chính ở đoạn thơ này, tình mẫu tử được thể hiện rõ nét nhất, và đó cũng là thông điệp mà cả bài thơ hướng đến. Ai đó đã từng nói: "Nội dung là nội dung của hình thức. Hình thức là hình thức của nội dung". Cấu trúc trong bài thơ Mây và sóng quả thực đã góp phần thể hiện thành công tư tưởng của chính nó.

Phần kết cho câu chuyện cổ tích "Ăn khế trả vàng": 

Người anh trai bị rơi xuống biển vì đem vàng quá nặng, đại bàng khổng lồ không thể chở nổi. Anh ta lênh đênh trên đại dương mấy ngày liền. Bao nhiêu vàng đều bị sóng đánh trôi hết. Giờ đây anh mới cảm thấy hối hận vì cái tính tham lam và đối xử tệ với em trai trong suốt thời gian qua. Có lẽ chỉ khi cận kề cái chết, ta mới cảm nhận được thứ giá trị nhất với bản thân nhưng đáng tiếc giờ đã qua muộn... Trong cơn nửa tỉnh, nửa say, anh ta bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người rất giống em mình. Quả thật đó là người em trai. Vì nhiều ngày không thấy người anh trở về đã ra biển tìm kiếm tung tích của nhau. Khi người anh vừa được kéo lên thuyền, ngay lập tức ôm chầm lấy người em. Anh nhận hết lỗi của bản thân mình và tự hứa sẽ thay đổi tính nết, tu chí làm ăn. Người em thấy anh trai mình đã học được một bài học và thay đổi cũng rất vui mừng. Hai anh em từ ấy càng thân thiết hơn, cùng nhau gây dựng cơ đồ. 

Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau: Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau:

 Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
Tìm câu rút gọn trông đoạn văn dưới đây: Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trông đoạn văn dưới đây:

 Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây: Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng,...
Đọc tiếp

Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây:

 Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0